logo-maybe-vn
Mở app

Những điều thú vị bạn cần biết về Carrie (1976), bộ phim kinh điển từ tác phẩm đầu tay của Stephen King

Carrie (1976) là phim kinh dị thuộc hàng kinh điển do Brian De Palma đạo diễn. Tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết đầu tay của ông hoàng kinh dị Stephen King. Sau gần 50 năm, Carrie (1976) vẫn đứng ở vị trí quan trọng trong văn hóa đại chúng, mặc cho mọi nỗ lực remake (mà phần lớn thất bại thảm hại). Đặc biệt là tới tận ngày nay, thông điệp văn hóa phim chuyển tải vẫn còn tạo được đồng cảm.

Nội dung phim: Carrie là cô nữ sinh trung học kỳ quặc với người mẹ cuồng tín. Thế nên cô trở thành mục tiêu bắt nạt trong trường. Sự tồn tại của cô là không quan trọng ở trường, ở nhà thì là tội lỗi đối với mẹ, nhưng cô bé cũng sở hữu năng lực đặc biệt. Trong một lần tức tối vì bị phạt tội ức hiếp Carrie, nhóm nữ sinh bày kế hoạch chơi xỏ cô bé tại vũ hội trường.

Carrie (1976) là phim đầu tiên trong lịch sử Hollywood lấy bắt nạt học đường làm vấn đê trung tâm. Tại đó, cao trào phim là cơn bùng phát của nạn nhân khi bị dồn đến đường cùng, mang tính công lý và đem lại sự hả dạ cho khán giả.

Sau đây, hãy cùng Maybe tìm hiểu những sự thật thú vị về tác phẩm Carrie từ sách tới phim nhé.

1. Stephen King lấy cảm hứng sáng tác Carrie khi đang làm việc với đồng lương $1.06 tại cửa tiệm giặt ủi. Một số nhân vật trong sách dựa trên đồng nghiệp của ông.

2. Nữ chính Carrie White dựa trên những cô gái mà King biết hồi còn đi học. Về một trong số họ, ông kể: "Đó là một cô gái kỳ lạ, xuất thân từ gia đình cũng kỳ lạ. Mẹ cô không phải là người cuồng tín như mẹ Carrie, cô ấy chỉ mê game, mê các trò rút thăm trúng thưởng và thường mua tạp chí có các mục ấy. Cổ mặc độc một bộ đồ suốt cả năm học và những đứa trẻ khác chế giễu cô ấy".

3. King cũng thú nhận rằng một phần câu chuyện dựa trên trải nghiệm của ông hồi đi học, khi ông cũng bị những đứa trẻ khác bắt nạt "đến gần chết".

4. Cuốn sách ban đầu được đặt tên là 'Cavalier', đó là tên khách sạn mà Chris và Billy trốn khi Carrie săn lùng chúng. 'Cavalier' trong tiếng Anh cũng là từ chỉ thái độ sỗ sàng, kệch cỡm, như những kẻ chuyên bắt nạt người khác.

5. Carrie là tiểu thuyết đầu tiên của King được xuất bản và cũng là tiểu thuyết đầu tiên được chuyển thể thành phim. Ông được trả $2,500 bản quyền, một con số nhỏ thời đó nhưng vì là tác phẩm đầu tay nên Stephen cho đó là may mắn rồi.

6. Stephen King cho rằng Carrie là tác phẩm kém cỏi nhất của ông, đến nỗi ông cố hoàn thành nó cho xong để chuyển sang viết cuốn thứ hai 'Salem's Lot'. Ông cũng cho rằng De Palma đã nâng tầm câu chuyện của mình và thêm tính nghệ thuật vào đó, khai thác xã hội thu nhỏ trong trường với góc nhìn méo mó hơn và nhiều khía cạnh.

Khác biệt giữa sách và phim (có spoil)

7. Trong sách, Carrie sử dụng năng lực của mình để thiêu rụi cả thị trấn chứ không chỉ trường học.

8. Tiểu thuyết kể lại câu chuyện theo dạng hồi tưởng, tổng hợp những bài báo, phỏng vấn từ những người sống sót. Biên kịch Lawrence D. Cohen quyết định kể câu chuyện theo dạng tuyến tính, giúp chúng ta dễ tập trung và đồng cảm hơn với hành trình của Carrie.

9. Khác với phim, trong sách, Carrie chết bên vệ đường sau khi cho nổ tung xe của Chris và Billy.

Những chuyện thú vị sau hậu trường

10. Ban đầu De Palma nhắm vai Carrie cho Any Irving (vai Sue) vì cho rằng Sissy Spacek quá xinh đẹp để vào vai một nữ sinh bị cả trường ghét bỏ. Thế nhưng chồng Spacek, đồng thời là chỉ đạo nghệ thuật Jack Fisk đã thuyết phục De Palma cho cô thử vai.

Vẻ đẹp trong trẻo của Spacek
Vẻ đẹp trong trẻo của Spacek

11. Spacek khá thất vọng vì De Palma nhắm vai chính cho diễn viên khác nên đã dành cả ngày đọc Carrie, bỏ ăn bỏ uống, Vaseline trét đầy trên tóc. Khi đi thử vai, cô mặc chiếc đầm thủy thủ mẹ may cho mình hồi lớp 7. Sau buổi thử vai, khi chồng đảm bảo rằng cô sẽ được nhận, Spacek nói "Chúng ta đã tăng tốc trước khi ai đó thay đổi quyết định của ông ấy".

12. Và Spacek chứng minh mình toàn tâm toàn ý vào vai diễn. Cô tập hợp tất cả diễn viên lại và bày tỏ ý muốn tránh mặt tất cả để diễn xuất chân thật hơn. Theo lời kể, Sissy đến gặp mọi người trong ngày đầu tiên ở trường quay và chia sẻ, "Tôi yêu quý mọi người lắm, chúng ta sẽ có những buổi quay tuyệt vời và tôi hào hứng được làm việc với tất cả. Nhưng tôi chỉ muốn mọi người biết, rằng tôi sẽ tránh mặt tất cả. Tôi cảm thấy khác biệt. Nhưng tôi rất quý mọi người và sau tất cả chúng ta sẽ tiệc tùng với nhau. Đừng ai mết lòng nhé. Tôi chỉ muốn mọi người biết mình cố tình làm thế để nhập vai". Đoàn phim rất vui lòng và tôn trọng quyết định đó của Spacek, thậm chí còn tỏ ra xấu tính để giúp cô nhập vai hơn.

13. Không chỉ tự cô lập mình, Spacek còn bày trí xe van của mình với những vật phẩm tôn giáo, nghiên cứu Kinh thánh được minh họa bởi Gustave Dore, nhất là học "học ngôn ngữ cơ thể của những người bị hóa đá vì tội lỗi".

14. Mặc dù đấu tranh để giành được vai chính, Spacek cũng không ngờ bộ phim sẽ trở thành kinh điển. Trong một đoạn phỏng vấn bà vấn bày tỏ niềm hân hoan, "Không ngờ tới giờ vẫn có người viết về Carrie". Điểm sáng trong nghiệp diễn của bà là giành Oscar cho vai diễn trong 'Coal Miner’s Daughter', nhưng Sissy vẫn được người ta biết đến nhiều nhất qua Carrie (1976).

15. Mặc dù chỉ đóng vai phụ, John Travolta (Billy) được trả cát xê chỉ sau nữ chính Sissy Spacek.

16. Nancy Allen (Chris) cứ nghĩ vai của mình và Travolta là để tấu hài, mang lại cảm giác dễ chịu cho mọi người. Đến khi xem phim cô mới biết mình trông ác thế nào.

17. Theo lời P.J. Soles (vai Norma), De Palma hay mời Steven Spielberg tới phim trường Carrie vì "ở đây nhiều cô xinh lắm". Spielberg còn cưa hầu hết các nữ diễn viên nhưng không ai chịu đèn cả, ngoại trừ Amy Irving. Hai người kết hôn, có con và bên nhau cho đến khi ly dị năm 1989.

Amy Irving cùng Spielberg
Amy Irving cùng Spielberg

18. Bản thân De Palma cũng cưới một trong nữ diễn viên trong đoàn, chính là Nancy Allen, cô nàng Chris xinh đẹp nhưng xấu tính.

Nacy Allen
Nacy Allen
  • 1
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
1

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)