logo-maybe-vn
Mở app

TÂM LÝ NÀO THÚC ĐẨY NHIỀU NGƯỜI ĐÀN ÔNG CHỌN CÁCH KẾT LIỄU CÔ GÁI HỌ YÊU? (P2)

Đọc bài phần 1 tại đây.

CÁC LÝ THUYẾT CHỨNG MINH TÂM LÝ CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG NÀY

SANG CHẤN TÂM LÝ TỪ THUỞ ẤU THƠ

Nghiên cứu cho thấy những nỗi đau từ quá khứ có liên quan nhất định đến việc khiến một người thực hiện ít nhất một hành động hung hăng, bạo lực (Home Office, 2018; Craig, Intravia, Wolff & Baglivio, 2017).

Nhiều nghiên cứu trên các hung thủ giết bạn gái khi được hỏi về quan điểm tâm lý tình cảm của vụ án, hắn thường sẽ diễn tả rằng tình yêu của hắn dành cho nạn nhân rất sâu đậm. Điều này cho thấy bạo lự.c và tình cảm có sự liên quan đến nhau.

Ở vụ á.n ở thành phố Kent được nhắc đến ở trên, hung th.ủ có một tuổi thơ bất hạnh khiến anh ta không học được cách kiềm chế và xử lý cảm xúc tốt - ở đây là việc anh ta rất nghèo nàn trong việc kiểm soát sự giận dữ (The Daily Telegraph, 2018). . Nỗi sợ hãi và sự giận dữ dường như có mối liên kết gần gũi và tương đồng với nhau. Cốt lõi của cả 2 cảm xúc trên đều bắt nguồn từ cảm giác và mong muốn kiểm soát đối với một tình huống hoặc một cá nhân cụ thể. Nhiều người sợ hãi khi họ cảm thấy mình mất đi khả năng được “chủ động cầm trịch” trong tình huống nào đó, trong khi sự tức giận dường như nhằm mục đích khiến một người cố giành lại quyền kiểm soát.

Một người đàn ông quá phụ thuộc vào tình cảm, quá uỷ mỵ và luỵ tình, khi mất đi tình yêu đó anh ta sợ rằng mình sẽ mất tất cả nên cố níu giữ bằng những cách cự.c đoan.

THUYẾT GẮN BÓ (Attachment Theory, Bowbly, 1969)

Theo thuyết gắn bó được nhiều người biết đến này thì mối quan hệ của một đứa trẻ và cha mẹ (thường là người mẹ) ở những năm đầu đời sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của đứa trẻ đó về tình yêu. Và ảnh hưởng đến cách chúng đối diện với người bạn đời và các mối quan hệ của mình trong tương lai.

Khi một người mẹ chăm sóc, quan tâm và mang lại cho đứa trẻ những cảm xúc cần có của một con người, một tình mẫu tử thiêng liêng với sự tin tưởng và cảm giác an toàn về thế giới,  đứa trẻ đó sẽ lớn lên với một sự tự tin rằng bản thân có đủ khả năng yêu thương người khác cũng như chính mình cũng đáng được yêu thương, và sẽ có niềm tin vào thế giới này.

Thế nhưng, nếu như một đứa trẻ bị người lớn bỏ rơi, bỏ mặc cảm xúc, hay bị ngược đãi cả cơ thể lẫn tinh thần, đứa bé sẽ lớn lên trở nên lo âu, sợ hãi. Đứa trẻ thiếu thốn tình yêu thương và sự dẫn dắt về cảm xúc ấy sẽ cố né tránh tình yêu, khó tin tưởng người khác hoặc sẽ làm đau mình hoặc người mình yêu. (Bowbly, 1969). Ở vụ án thành phố Kent - một lần nữa - tên sá.t nhân luôn tránh né gần gũi với phụ nữ vì hắn ta đã từng bị mẹ mình bỏ rơi trong những năm tháng còn non nớt.

Ở những đứa trẻ từng đối diện với cảm giác mất đi hi vọng, nhìn đời bằng ánh mắt tiêu cực và đánh giá rằng thế giới này thật đáng sợ và không an toàn. Sự sợ hãi rằng mình sẽ bị bỏ rơi một lần nữa (do cảm xúc ở tình huống hiện tại được kích hoạt bởi phản ứng  chống trả-hay-bỏ chạy (fight-or-flight responses) khiến họ cảm nhận được một sự nguy hiểm ngay cả trong tình huống không hề nguy hiểm. Họ cảm thấy cảm giác cũ như quay lại - vì khi ta còn bé, cảm giác bị bỏ rơi rất đáng sợ vì ta không đủ khả năng chăm sóc cho chính mình - nhưng ở hiện tại khi ta đã lớn và tự chủ thì nó sẽ không đáng sợ như trước nữa. Nhưng phản ứng cảnh báo nguy hiểm “giả” này khiến ta mất đi khả năng phân tích sáng suốt. Ở trường hợp sợ hãi bị bỏ rơi này, một người thậm chí sẽ dùng mọi cách để níu kéo người “có hành vi rời bỏ họ” ở lại bên mình, thậm chí là giế.t người mình yêu rồi tự sá.t.

Các nghiên cứu cho thấy thực sự những người đàn ông có xu hướng bạo lực thường là những người có suy nghĩ cảm xúc lo lắng. Và dễ dàng rơi vào trạng thái tinh thần không ổn định so với những người đàn ông ít hoặc không có thiên hướng bạo lực. Theo nghiên cứu từ  Rasche (1993) được điều tra từ 155 vụ á.n tương tự (cả mưu sá.t trong quá trình hẹn hò lẫn đã kết hôn) cho rằng thiếu đi khả năng chấp nhận rằng mối quan hệ đã kết thúc là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến hành vi tàn nhẫn của kẻ thủ á.c (Ferguson, 2010).  .

Hơn nữa, vì sự thiếu thốn trong việc được chia sẻ kiến thức, dạy dỗ, tự ti làm họ ít có các mối quan hệ xã hội. Việc này khiến họ bị kém trong các kĩ năng giao tiếp và đối nhân xử thế, họ bắt đầu dùng bạo lực như một cách để diễn tả cảm xúc thay lời nói. Thường những người đàn ông bạo lực sẽ có lòng tự trọng thấp, họ dùng cách đánh đập hoặc giêt người yêu để chứng tỏ sức mạnh của mình, giá trị của mình trong mắt người đó.

Tệ hơn nữa, một nghiên cứu khác cho thấy có một vài xã hội cho rằng đàn ông có quyền làm đau, hạ thấp hoặc dạy dỗ phụ nữ [ Patriarchy society: chế độ phụ hệ - là một hệ thống xã hội trong đó nam giới giữ vai trò là nhân vật quyền lực chủ yếu với tổ chức xã hội, đồng thời là nơi mà người cha có quyền lực đối với phụ nữ, trẻ em và tài sản. Từ này ngụ ý về một thể chế mà nam giới nắm quyền lực và phụ nữ phải chịu sự lệ thuộc. (Theo Wikipedia) Trong lịch sử, thuật ngữ phụ quyền thường được dùng để chỉ sự chuyên quyền của người nam giới lãnh đạo trong gia đình. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, thì từ này thường được dùng để áp chỉ những hệ thống xã hội mà trong đó quyền lực chủ yếu do đàn ông nắm giữ. ].  Ở nơi đó, nhiều người đàn ông được dạy rằng họ có quyền “dạy dỗ” vợ, bạn gái, con gái và phụ nữ vì xã hội nơi đó cho phép họ có quyền làm thế. Trên thế giới hiện này những nước nổi tiếng với chế độ và suy nghĩ đà.n ông thống trị này được biết đến như các nước Trung Đông hoặc Bắc Phi, còn lại ở những nơi khác vẫn xuất hiện len lỏi trong văn hoá xã hội.

Ngoài ra, gene di truyền và các rối loạn tâm thần (như loạn thần hoặc tâm thần phân liệt) cũng là một điều quan trọng chứng minh cho hành động độ.c á.c của một người. [Bài viết về gene di truyền]

Kết luận lại, bài viết và những lí giải bên trên chỉ mang tính chất tham khảo. Có rất nhiều vấn đề ngoại lệ cũng như không phải ai mang những đặc điểm trên cũng giống nhau. Nhưng những bạn nữ nào cảm thấy rằng mối quan hệ của mình đang bị áp chế, bị điều khiển hoặc đàn á.p quá mức bởi người đàn ông. Hãy cẩn thận và để ý những hành vi thao túng tâm lý cũng như kiểm soát cưỡng chế của anh ta, và nhìn lại xem bạn có thực sự hạnh phúc hay đang miễn cưỡng ở lại vì bạn đang thương hại người đàn ông đó.

Tránh việc không còn yêu hoặc không còn vui vẻ nhưng cố gắng dây dưa để rồi người con trai đó nghĩ rằng bạn “phản bội” tình cảm của anh ta, dù bạn chưa hề làm gì có lỗi ngoài việc bạn muốn chia tay.

Nguồn bài:

Biên tập và dịch:  Nguyễn Lê Hoài Thương,  Psychology facts - Tâm lý học và xã hội học Việt Nam

  • 2
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
2

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)