logo-maybe-vn
Mở app

TÂM LÝ NÀO THÚC ĐẨY NHIỀU NGƯỜI ĐÀN ÔNG CHỌN CÁCH KẾT LIỄU CÔ GÁI HỌ YÊU ? (P1)

Từ trước đến nay cứ lướt mạng xã hội hay đọc tin tức thì những dòng thông tin như “chồng giết vợ”, “bạn trai trả thù bạn gái”, hay những vụ án mà sau vài ngày người ta lại tìm ra hung thủ là người cùng nạn nhân đầu ấp tay gối - và cũng có lẽ là người duy nhất mà nạn nhân từng tin tưởng và chịu đựng suốt những ngày tháng đau khổ bế tắc đằng đẵng.

Tranh: Alisher Kush
Tranh: Alisher Kush

Một trong những kiểu phạ.m tộ.i nguy hiểm và tà.n bạ.o nhất xảy ra trong gia đình chính là tội mưu sát - và cũng được ghi lại như một trong những kiểu tội ác xảy ra nhiều nhất (Hanlon, Brook, Demery & Cunningham, 2015).  Và trong số đó, nạ.n nhân thường là người thân của tên sá.t nhân hoặc người sống cùng với hắn. Nghiên cứu trên các số liệu của loại tội phạm này từ 66 quốc gia vào năm 2013 bởi Stockl và các đồng sự cho ra kết quả rằng có đến tổng cộng 13.5% nạ.n nhân bị mưu hại bởi chính người bạn trai/bạn đời của mình!

Trong số đó, phụ nữ có nguy cơ bị kết liễu cao gấp 6 lần bởi người mà họ yêu/hoặc đã từng yêu.

Hồi còn làm bài luận đại học, mình làm bài luận về vấn đề “khi một người đàn ông giế.t người yêu hoặc vợ họ” và “khi một cô gái cũng chọn cách tương tự như thế để kết thúc người đàn ông của cô ta” - nhưng nghiên cứu tìm ra rằng lí do của họ lại rất khác nhau.

Bài viết này mình nói về tâm lý của người đàn ông, trong đó mình tập trung vào các nguyên do:

1. Vì ghen tức, trả thù, muốn kiểm soát người bạn “‘If I can’t have you no one will’ “ -  “ Nếu tôi không có được cô thì cũng không ai được làm điều đó!”

2. Thường là tầng lớp thấp trong xã hội (ko phải tất cả), tầng lớp lao động nghèo hoặc dân trí kém, không có tiếng nói và không có địa vị, quyền lực trong xã hội.

NGUYÊN NHÂN VÌ SAO?

1. Sự đố kị, nỗi sợ bị mất đi và mong muốn kiểm soát.

Trong đó, các nghiên cứu cho rằng sự “đố kị” và mong muốn được “kiểm soát” trong tình yêu khiến một người đàn ông không kiềm chế được cơn giận dữ của chính mình. Từ đó ra tay sá.t hại bạn gái, thậm chí người đó chưa từng có hành vi bạo lực bao giờ hay được người xung quanh nhận xét rằng hắn rất “hiền lành” .

Những thời điểm “nhạy cảm” trong một mối quan hệ cũng thường khiến những vụ án này có nguy cơ cao xảy ra. Theo dữ liệu bởi cảnh sát Anh, hơn một nửa số ca phạm tộ.i được thực hiện ở thời điểm cô gái bằng đầu rục rịch rời khỏi mối quan hệ.

Tranh: Benedetto Cristofani
Tranh: Benedetto Cristofani

Thông thường, các vụ việc này xảy ra ở thời điểm cô gái quyết định chia tay hoặc khi mối quan hệ bắt đầu rạn nứt. Ở thời điểm đó, những hành vi của cô gái (hành vi đó có thể đúng hoặc không đúng theo hệ quy chiếu của đạo đức xã hội: ví dụ như nói chuyện hoặc tâm sự với người ngoài hoặc người khác giới) sẽ khiến hung thủ cảm thấy mình như bị phản bội (Brookman, 2000).

Lúc này bên trong hắn bắt đầu dâng lên cảm giác vừa đố kị, nỗi sợ mình bị bỏ rơi dâng lên, và cảm giác đó khiến hắn sợ hãi, giận dữ đến mức tột độ. Hơn thế nữa, theo Polk & Ranson (1991) thì những người đàn ông trẻ tuổi dễ dàng thực hiện hành vi lạnh lùng này hơn, vì họ gặp khó khăn hơn trong khả năng kiểm soát những suy nghĩ về việc “bản thân họ muốn chiếm hữu người khác”.

Và thế theo những nghiên cứu này, khi một mối quan hệ gặp vấn đề và người đàn ông không thể kiểm soát hoặc không có quyền kiểm soát người yêu mình nữa, họ sẽ dễ dàng gây án.

2. Liệu có phải yêu lâu sẽ dễ gặp nguy hiểm hơn ?

Nhiều người nói rằng việc bị giết trong tình yêu thường là các mối quan hệ lâu dài, thế nhưng chuyện này được các nhà tội phạm học bác bỏ vì nghiên cứu cho thấy con số này chia đều cho cả những mối quan hệ mới quen.

Các nghiên cứu khác lập luận rằng sự bền vững, mối liên kết trong tình cảm và độ dài của mối quan hệ mới là yếu tố chính khiến một người giận dữ tột độ đến mức vô tình khi người kia muốn rời khỏi họ, hơn là do tuổi đời của kẻ sát nhân.

Như trong bài viết về KIỂM SOÁT CƯỠNG CHẾ (COERCIVE CONTROL) mình đã nhắc đến một trường hợp có thật: một người chồng, người cha đã ra tay kế.t liễu vợ (sống chung mấy chục năm) và con gái mình khi những đứa con chuẩn bị đưa người vợ thoát khỏi sự kiểm soát quá mức của ông ta. Và người cha đó chưa một lần dùng đến bạo lực lên thể xác, ông ta chỉ sử dụng “bạo lực mềm” bằng lời nói cũng như cách ông ta thao túng để kiểm soát tâm lý và gieo rắc nỗi sợ hãi lên cả gia đình. Hay như một vụ khác từng xảy ra ở thành phố Kent, nước Anh: một cô gái bị theo dõi và sá.t hại bởi người bạn trai cũ mà cô chỉ vừa gặp và yêu đương một thời gian khá ngắn sau khi 2 người gặp nhau qua mạng (link bài báo:  https://www.dailymail.co.uk/.../Woman-stabbed-75-times...) .

Theo đó, các lí do xung quanh như thời gian, độ tuổi của kẻ sá.t nhân có thể không phải là nguyên nhân khiến họ làm điều đó. Chuyện chỉ thực sự trở nên đáng sợ khi người đàn ông trong mối quan hệ không thể kiềm chế được mong muốn bạo lực, và một cô gái vẫy vùng muốn thoát khỏi sự kiểm soát.

3. Yếu tố xã hội (theo lý thuyết xã hội học)

Tầng lớp thấp và dân trí kém là một nguyên nhân khác có thể gây ra việc giế.t bạn gái hoặc vợ. Theo một lý thuyết của xã hội học (Strain Theory), khi một người thất bại trong việc đạt được những điều họ muốn trong cuộc sống, họ trở nên áp lực và sẽ bị bao trùm bởi những suy nghĩ tiêu cực trong đầu .

Ví dụ ở những gia đình nghèo hoặc chỉ có bố hoặc mẹ, gia đình có bố mẹ ly hôn hoặc bỏ đi. Việc một người lớn phải làm lụng vất vả để chăm sóc cho con cái sẽ khó khá giả hơn những gia đình có cả hai bố mẹ, vì phải làm việc nhiều nên họ cũng ít có thời gian để chăm sóc và ở bên cạnh con cái (không phải nói tất cả mọi single mom - single dad đều như thế, nhưng số nhiều là như vậy).

Sống trong một gia đình nghèo, phải lao động từ sớm hoặc sống trong một khu dân cư ít có cơ hội trở mình, người đó sẽ có ít khả năng và cơ hội thành công hơn những người ở tầng lớp cao hơn. Việc này như một chuỗi thất bại kéo dài khiến họ tìm đến bạo lự.c như một cách chứng tỏ giá trị và quyền lực của bản thân.

Ngoài ra việc ở trong một tình trạng kinh tế và địa vị thấp khiến những người này cảm thấy bối rối về sự “nam tính” cũng như “tính đàn ông” (man hood) của họ, vì thế tìm đến bạ.o lực như một cách tìm lại “tính nam” (masculinity) của họ (Eriksson & Mazerolle (2013)  [ ở nhiều xã hội, “masculinity”thường được ví dụ dưới những hành vi như đàn ông phải có sức mạnh và phải nằm quyền và chi phối được người khác].

Khi họ thấy bản thân mình kém hơn những người đàn ông khác ngoài xã hội, họ sẽ về nhà và tìm kiếm cảm giác quyền lực và sức mạnh ở gia đình hoặc từ việc kiểm soát người yêu mình. Tuy nhiên, đây chỉ là trên nghiên cứu từ những dữ liệu của những vụ có sẵn và KHÔNG HỀ nói rằng tất cả đàn ông trong tầng lớp thấp hơn hay kinh tế yếu hơn đều như thế hay đều bạ.o lực.

Cho nên ở nước ngoài người ta hay có các bài báo nói về đàn ông hay tự nghĩ rằng mình “bất tài” thường tự ti , có lòng tự trọng thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lự.c (https://www.ananiasfoundation.org/self-esteem/) . Chính bản thân anh ta tự cảm thấy mình bất tài hoặc thua kém ở một mặt nào đó, và anh ta không dám đối diện với sự thật và những suy nghĩ đó. Thế nên anh ta hành hạ hoặc kiểm soát người yêu hoặc vợ mình để đạt được cảm giác bản thân có quyền lực lên người khác.

Ngoài ra, có nhiều người ít khi thể hiện xu hướng bạo lực, thậm chí họ còn có tính ngại ngùng, hướng nội và nhút nhát và được nhận xét là khá “ngoan hiền” lại thực hiện hành vi lạnh lẽo này lên người khác. Trong phần  "Phần phụ lục thống kê: phân tích dữ liệu và đưa ra những kết luận . Từ sách "Tâm lý học và đời sống" đã viết:

“Dường như những người không có tính bạo lự.c đột nhiên phạm tội giết người có thể là do những người này luôn kiềm nén tình cảm và thói bố.c đồng của mình dưới sự kiểm soát chặt chẽ. Hầu hết thời gian trong cuộc đời, họ phải chiu nhiều nỗi đau và ức chế thầm lặng.

Họ hiếm khi thể hiện sự bực tức và nếu có thì cũng không biểu lộ hết mình cảm giác tức giận như thế nào. Bên ngoài ,họ thể hiện dáng vẻ không hề lo lắng nhưng ở bên trong , họ có thể đang vật lộn để kiểm soát những cơn giận dữ mãnh liệt. Vì nhút nhát ,có thể họ không cho phép người khác đến gần mình , vì thế mà chẳng ai thực sự biết họ đang thực sự cảm thấy gì.

Sau đó , đột nhiên có điều gì đó bùng nổ. Ở mức độ khiêu khích nhỏ nhất - thêm một lời lăng mạ nhỏ , thêm một sự phản đối nhẹ nhàng , thêm một chút sức ép của xã hội - ngòi nổ được châm lửa và họ giải phóng cơn bạo lực bị đè nén - cơn bạo lực tưởng đã bị họ chôn sâu vào tim. Bởi vì họ không học cách giải quyết những xung đột giữa cá nhân với nhau thông qua chia sẻ và giải quyết công khai nên những kẻ sát nhân đột ngột này thể hiện sự bực bội về thể xác.

Ở đây nghiên cứu dựa trên số liệu về việc tính cách rụt rè thường là tính cách thường thấy ở những kẻ sát nhân đột ngột - những người dính dáng tới hành động giết người mà không hề có tiền sử về hành vi bạo lực hoặc chống đối xã hội - giống như những kẻ sát nhân có thói quen phạm tội - những kẻ phạm tội có tiền sử về hành vi phạm tội bằng bạo lực.”

Và một lần nữa đây là những tính cách được nghiên cứu và tìm ra dựa trên những t.ù nhân nhất định và không hề khẳng định rằng nó đúng ở những người khác trong xã hội.

Đọc tiếp bài phần 2 tại đây.

  • 2
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
1

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)