logo-maybe-vn
Mở app
thungale1989
thungale19892 năm trước
Earth

Người đàn ông biến rác thải nhựa từ đại dương thành chậu cây

Ally Mitchell, 38 tuổi, một thợ lặn đến từ Glasgow, Scotland, đang cứu các sinh vật biển trên thế giới thông qua dự án 'Chậu nhựa đại dương', biến rác thải nhựa từ đại dương thành những chậu cây cực xinh,

Ally cho biết anh được truyền cảm hứng sau khi con tàu chở hơn 1.900 tấn rác thải nhựa, nơi anh làm việc, va phải một rạn san hô. 

“Chúng tôi đã giữ cho số rác trên thuyền không rơi xuống biển. Điều đó đã truyền cảm hứng cho tôi tạo ra những chậu cây từ vật liệu phế thải."

Kể từ khi thành lập công ty vào năm 2020, Ally đã thành công trong việc loại bỏ nửa tấn nhựa ô nhiễm từ các đại dương để tạo ra 2.200 chiếc chậu, mỗi chiếc có giá 20 USD.

Anh bắt đầu thu thập nhựa, dây thừng và các vật liệu khác bị bỏ đi từ các bãi biển và sử dụng máy ép phun vận hành bằng tay để biến chúng thành những chậu cây có màu sắc rực rỡ.

Mitchell cho biết: “Tôi hơi bị ám ảnh với ý tưởng về một mô hình kinh tế tuần hoàn và thay vì gửi rác thải đến các bãi chôn lấp, tôi đang tìm kiếm thứ gì đó có lợi cho môi trường. Nếu chúng tôi biến nhựa thành chậu cây, chúng tôi sẽ biến nó thành một khoản lãi ròng. Bạn lấy một vật liệu hết thời hạn sử dụng và tái chế nó thành một thứ mới."

Mitchell gần đây đã hợp tác với nhà sản xuất và tái chế để tăng kích thước của chậu cây và số lượng sản phẩm. Các nhãn dán trên chậu cũng được làm từ vật liệu hết hạn sử dụng, cực kỳ bền và có thể tái chế.

Toàn bộ lợi nhuận sẽ được chuyển cho Ghost Fishing UK , một tổ chức từ thiện của những người lặn biển tình nguyện, những người chuyên loại bỏ lưới, ngư cụ và các mảnh vỡ khác có nguy cơ đe dọa sinh vật biển tại Vương quốc Anh.

Trong tương lai, Mitchell hy vọng sẽ mở rộng quy mô sản xuất sang những vật liệu khó tái chế hơn nhựa.

Ông nói thêm: “Chúng tôi hy vọng sẽ sản xuất được chậu cây từ sử lưới đánh cá ma thu được từ biển. Lưới đánh cá ma là loại lưới do ngư dân để lại hoặc đánh mất, chúng thường mắc vào các động vật biển hoang dã và làm hỏng các rạn đá."

"Chưa từng thấy ai sử dụng lưới đánh cá vì chúng rất khó tái chế.”

Nhìn chung, Ally rất hào hứng khi có thể làm điều gì đó tích cực cho hành tinh. Anh nói: “Tôi đã làm việc như một thợ lặn trong 12 năm qua và tôi đã may mắn được lặn ở một số địa điểm khá đặc biệt trên khắp Scotland, Singapore, Bờ Biển Ngà, Trinidad và Congo."

“Tuy nhiên, tôi cũng ngày càng nhận thức được mức độ ô nhiễm nhựa trong các đại dương, và tôi thực sự mong muốn được đóng góp một phần nhỏ để bảo vệ vùng biển quý giá của chúng ta."

(Theo talker)

  • 2476
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
145
thungale1989
thungale19892 năm trước
Earth

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)