logo-maybe-vn
Mở app

Ký thuật trốn thoát thần sầu giúp nhện đực Philoponella prominens không bị nhện cái ăn thịt sau khi giao phối

Trong thế giới loài nhện, chuyện con đực bị bạn tình ăn sau khi cống hiến cho sự sinh sôi nảy nở của giống loài là chuyện thường ngày ở chợ. Thương thay cho phận nhện "trai" 12 bến nước. Nhưng may thay, không phải nhện đực nào cũng có số phận bi đát như vậy.

Một nghiên cứu mới cho thấy, những con đực của loài Philoponella prominens sở hữu kỹ năng trốn thoát thần sầu, giúp chúng không chỉ thoát chết mà còn có thể tán tỉnh nhiều em nhện cái trong một mùa giao phối.

Nhện đực và nhện cái Philoponella prominen
Nhện đực và nhện cái Philoponella prominen

Philoponella prominens là loài nhện trong họ Uloboridae, chi Philoponella, được các nhà khoa học miêu tả lần đầu năm 1906. Chúng là loài nhện sống theo bầy đàn. Những con nhện nhỏ bé này sống trong các cộng đồng lên tới 215 con và xây dựng các mạng lưới kết nối với nhau.

Giống như nhiều loài nhện khác, nhện cái sẽ ăn thịt bạn tình ngay sau khi giao phối. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới, những con nhện đực Philoponella prominens đã rèn luyện cho mình một kỹ năng "catapult" (phóng ra), nhanh chóng nhảy ra xa sau khi giao phối, để tránh bị bạn tình ăn thịt.

KỸ THUẬT TRỐN THOÁT CỦA NHỆN ĐỰC LỢI HẠI RA SAO

Các nhà nghiên cứu của đại học Hồ Bắc, Trung Quốc, do phó giáo sư Zhang Shichang dẫn đầu, đã kiểm tra 155 lần giao phối thành công của nhện Philoponella prominens trong môi trường phòng thí nghiệm. Trong số 155 nhện đực, 152 con còn sống nhờ phóng đến nơi an toàn, trong khi ba con nhện đực không thành công đã bị bạn tình ăn thịt.

Sử dụng một máy ảnh tốc độ cao để ghi lại các động tác nhào lộn của nhện đực, các nhà khoa học nhận thấy nhện đực nén chân trước của chúng vào con cái, sau đó nhanh chóng đẩy ra để giải phóng áp suất thủy lực và đạt tốc độ lên tới 88 cm/giây và nhanh chóng trốn thoát.

Theo nghiên cứu, loài nhện này cũng có thể quay tới 469 vòng/giây trong khi lao đi để tránh bị con cái bắt được. Nếu loại bỏ một hoặc cả hai chân trước, nhện đực vẫn sẽ tán tỉnh bạn tình tiềm năng nhưng không cố gắng giao phối, điều đó có nghĩa là chúng cần cả hai chân để giao phối thành công.

NHỆN CÁI CHỌN LỌC TINH TRÙNG

Giáo sư Zhang cho biết, chưa rõ tại sao những con nhện cái lại cố gắng ăn nhện đực sau khi giao phối, nhưng nó có thể là một bài kiểm tra đánh giá xem những con đực có xứng đáng là đối tác sinh sản của nhện cái hay không.

Không giống như các loài động vật có vú, nhện cái có một túi trong đường sinh sản gọi là túi nhận tinh để chứa tinh trùng và ngăn không cho nó gặp trứng. Sau khi con đực tiêm tinh trùng vào cơ thể con cái, nhện cái sẽ giữ nó ở đó cho đến khi xác định có sử dụng chúng để thụ tinh hay không.

Nếu con cái muốn thụ tinh, nó sẽ ép tinh trùng từ túi nhận tinh để tinh trùng của con đực tiếp xúc với trứng. Nếu không muốn thụ tinh, nhện cái có thể ép tinh trùng ra khỏi cơ thể hoặc thay đổi độ pH của bể chứa tinh trùng để tiêu diệt tinh trùng.

NHỮNG CON ĐỰC SỐNG SÓT SẼ TIẾP TỤC GIAO PHỐI VỚI NHỮNG CON CÁI KHÁC

Trong mạng lưới chung, những con Philoponella cái hiếm khi rời đi, trong khi những con đực lại tìm đến những mạng nhện khác để giao phối.

Nhện đực thường lặp lại hành vi giao phối, nhảy đi rồi bò lại với con cái để giao phối lần nữa. Chúng có thể giao phối với một con nhện cái tới 6 lần trước khi chuyển sang một con khác.

Nhện đực tự gắn mình vào đầu sợi tơ an toàn ở mép mạng nhện của bạn tình trước khi giao phối và cũng dùng nó để hỗ trợ việc trốn thoát. Khi các nhà nghiên cứu cắt dây an toàn trong quá trình giao phối, họ quan sát thấy những con đực vẫn phóng đi, nhưng chúng sẽ rơi xuống đất chứ không leo lên dây an toàn.

(Source: CNN)

  • 3136
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
256

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)