logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky7 năm trước
Lostbird

11 bí mật hậu trường chưa từng được hé lộ về siêu phẩm kinh dị \'Ringu\' của Nhật Bản

Ringu (Vòng Tròn Định Mệnh) là phim ma kinh dị Nhật thành công nhất mọi thời đại, không chỉ gây được tiếng vang trong khu vực Châu Á mà còn ảnh hưởng đến điện ảnh thế giới.

Ra đời năm 1998, Ringu được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết ra mắt trước đó bảy năm của Koji Suzuki. Nội dung phim kể về một giai thoại bí ẩn xoay quanh một cuộn băng. Người ta đồn rằng cuộn băng kỳ bí đó mang một lời nguyền kinh khủng, khiến bất kỳ ai xem nó xong sẽ đột tử đúng một tuần sau đó.

Để tạo nên một bộ phim kinh dị điện ảnh nổi tiếng toàn thế giới, ekip làm phim cũng đã phải chuẩn bị kỹ càng mọi thứ. Cùng Lost Bird khám phá những bí ẩn chưa từng được tiết lộ xoay quanh bộ phim ma kinh dị nổi tiếng này:

1. Hồn ma Sadako di chuyển dựa trên điệu nhảy được gọi là Butoh

Điệu bộ dáng đi của hồn ma Sadako gây ám ảnh trong phim Ringu được lấy cảm hứng từ điệu nhảy của một nhân vật tại nhà hát Kabuki. Vũ điệu này được gọi là Butoh (vũ đạp), ra đời sau Thế chiến II.

Vũ đạp là của người Nhật là một loại hình vũ kịch. Vũ đạp là kịch múa thể hiện ý chí tự do, bước đi, thoát khỏi những chuẩn mực nghiêm khắc và ước lệ của xã hội để xây dựng một hình ảnh nước Nhật mới. Loại hình nghệ thuật này thường là những động tác kỳ cục, điên loạn, người múa di chuyển chậm rãi có chủ ý và hóa trang toàn thân trắng bệch.

Nhờ phong cách ma mị độc đáo của Butoh mà nhà làm phim Ringu đã đưa điệu nhảy này vào phim, biến hóa thành những bước di chuyển đáng sợ của hồn ma Sadako.

2. "Bảy ngày" thực ra là một giai thoại có thật tại Nhật Bản

ringu2

Đạo diễn phim Ringu - Hideo Nakata cho biết chi tiết "xem một cuộn băng VHS bí ẩn, 7 ngày sau đột tử" là một tin đồn có thật từng xảy ra tại Nhật Bản trước khi anh thực hiện bộ phim này.

Trên thực tế, tin đồn về cái chết sau 1 tuần xem băng VHS được đồn đại khắp nơi, tại một số thành phố, một số trường trung học. Sau khi đưa tin đồn ám ảnh này vào phim, nó đã trở thành một chi tiết đắt giá, giúp Ringu trở nên rùng rợn hơn bao giờ hết.

3. Hiệu ứng âm thanh trong phim có thể khiến người xem hoảng loạn

ringu

Âm thanh là một trong những điểm mạnh của Ringu. Để đưa người xem vào trạng thái hoảng sợ tột đỉnh, Hideo Nakata và các nhà thiết kế âm thanh đã phải làm việc liên tục để tìm ra một loại âm thanh kinh dị mà chưa khán giả nào được nghe trước đó.

Hideo Nakata chăm chút từng âm thanh đến độ anh đảm bảo tiếng chuông điện thoại cũng phải thật chất lượng. Nakata nói: "Các nhân viên âm thanh đã trộn lẫn 4 tiếng chuông điện thoại khác nhau lại thành 1 vì họ không muốn thứ âm thanh mình làm ra nghe na ná như tiếng điện thoại của Hollywood!".

Phim còn sử dụng hiệu ứng "Ma" - một kỹ thuật nhấn mạnh âm thanh, ngắt quãng, những khoảng lặng chết người, tạo nên sự khác biệt đáng kể so với những bộ phim kinh dị khác.

Thay vì sử dụng nhiều hiệu ứng âm thanh gây giật mình, hù dọa để khiến khán giả biết rằng mình nên phản ứng như thế nào đối với cảnh phim, hiệu ứng "Ma" trong Ringu lại khiến cho khán giả bị mất cân bằng, tự trải nghiệm cảm giác hồi hộp một cách đáng sợ.

4. Một kỹ thuật đặc biệt để hồn ma Sadako leo ra khỏi giếng

ringu2

Để khiến cả thế giới ám ảnh khi xem cảnh hồn ma Sadako bò ra khỏi giếng nước, đạo diễn Ringu đã phải sử dụng một hiệu ứng đặc biệt. Rie Inō, diễn viên đóng vai Sadako là sinh viên của nhà hát Kabuki, đã phải thể hiện những động tác di chuyển ấn tượng nhằm nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật.

Để cho phần xuất hiện thêm kỳ lạ và rùng rợn, nhà làm phim đã tua ngược cảnh quay để các chuyển động trở nên kỳ quặc hơn. Kết quả là những bước đi không tự nhiên của hồn ma Sadako đã thành công ám ảnh khán giả 2 thập kỉ qua.

5. Bộ phim là câu chuyện Kabuki thời hiện đại

ringu1

Kabuki là loại hình nghệ thuật bắt đầu từ một màn trình diễn múa lạ mắt của một đồng cốt, tên là Okuni, tại đền thờ Izumo Taisho.

Sự tương đồng giữa Kabuki và phim Ringu là vì cả hai đều thể hiện chủ đề phụ nữ bị ngược đãi, sự hận thù và những khuôn mặt trắng bệnh ám ảnh. Những bước chân, dáng đi của Sadako cũng được truyền cảm hứng từ một vũ điệu nổi tiếng của thể loại kịch múa kabuki.

6. Ringu và phần tiếp theo Rasen được ra rạp cùng một lúc

rasen

Điều đặc biệt là Ringu và phần tiếp theo của nó Rasen được công chiếu cùng một thời điểm.

Công ty sản xuất cả hai bộ phim tin rằng vì họ sẽ thành công gấp đôi khi tung hai sản phẩm kinh dị tràn ngập thị trường cùng một lúc. Chưa dừng tại đó, công ty sản xuất còn thuê 2 nhà văn viết kịch bản, 2 đạo diễn khác nhau cho 2 bộ phim, tuy nhiên họ giữ lại dàn diễn viên đóng cả 2 bộ để họ có cảm xúc tốt nhất. Bất kỳ người làm kinh doanh nào cũng đều biết đây là một ý tưởng tồi.

Trong khi phim Ringu trở thành một trong những bộ phim kinh dị thành công nhất của ​​Nhật Bản và xuất hiện nhiều phần tiếp theo cùng với các bản remake của Mỹ, thì phim Rasen lại khá ế ẩm phòng vé. Dù vậy, nó cũng đã được làm tiếp một loạt các phần tiếp theo, nổi bật nhất là bộ phim Sadako phiên bản 3D ra rạp 14 năm sau đó.

7. Nhân viên dựng phim từ chối tiết lộ cho đạo diễn biết họ đã thực hiện đoạn phim hồi tưởng như thế nào

ringu3

Trong một cuộc phỏng vấn với Offscreen, Hideo Nakata tiết lộ rằng thậm chí anh cũng không biết một số hiệu ứng của bộ phim đã được tạo ra như thế nào - nguyên nhân là do một biên tập viên của anh đã lén lút hiệu chỉnh nó. Trong khi thảo luận về đoạn hồi tưởng kỳ lạ trong phim, anh nói:

Ban đầu nó được quay trên phim 35mm nhưng chúng tôi đã thảo luận phải quay phim trên 8mm hoặc máy quay gia đình.

Khung cảnh được quay trên 35mm, sau đó chúng tôi đến phòng lab để truyền qua máy tính chỉnh thêm hiệu ứng sạn. Nhưng kỹ thuật viên trong phòng lab không muốn tiết lộ bí mật kinh doanh của mình, vì vậy tôi không biết rõ cách để tạo nên những hiệu ứng đó.

8. Nội dung Ringu dựa vào tiểu thuyết Ring

ring

Nội dung trong phim Ringu được đúc kết từ nhiều lĩnh vực khác nhau từ văn hóa dân gian, vũ điệu kịch nghệ thuật cho đến những tin đồn trong xã hội Nhật Bản, nhưng nguồn cảm hứng chính để tạo nên Ringu là từ tiểu thuyết Ring của tác giả Koji Suzuki, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1991.

Cuốn tiểu thuyết kể về Kazuyuki Asakawa, một phóng viên nam điều tra một cuộn băng có khả năng giết chết người sau 1 tuần xem nó. Bên cạnh việc thay đổi thay đổi nhân vật chính từ nam sang nữ, bộ phim còn đưa ra nhiều tình tiết khác để làm rõ hơn nội dung của cuốn tiểu thuyết gốc và tất nhiên là kinh dị, ám ảnh hơn.

9. Ngoại hình hồn ma Sadako được lấy cảm hứng từ những truyền thuyết về ma Nhật Bản

ringu4

Sadako trong bản remake của Mỹ từng khiến khán giả sợ chết khiếp, ekip sản xuất phim đã dành ít nhất 1 giờ đồng hồ để xây dựng tạo hình cho nhân vật này.

Trong phim Ringu bản gốc Nhật Bản, hồn ma của cô gái được thể hiện vô cùng đơn giản, chủ yếu thông qua "thần thái" và dựa trên hình tượng ma yūrei cổ điển của Nhật Bản.

Yūrei là ma nữ có khuôn mặt trắng bệch, mái tóc dài màu đen, mặc một bộ kimono màu trắng, bay lượn trên mặt đất xung quanh cái giếng mà cô ta chết và tiếp tục ám ở đó một thời gian dài.

Theo truyền thống Nhật Bản, những người phụ nữ chết đi thường được búi tóc, mặc bộ đồ kimono màu trắng để thể hiện sự thuần khiết trong linh hồn của họ. Việc ma nữ xõa tóc cũng là một cách cho thấy nỗi hận thù, ám ảnh và đau khổ vì linh hồn chưa được siêu thoát.

10. Đã có một bộ phim truyền hình dựa trên cuốn tiểu thuyết Ring trước khi phim Ringu ra rạp

37318023 10212095050388301 4174298677990391808 n

Mặc dù phim Ringu đã trở thành một bộ phim nổi tiếng toàn cầu nhưng hành trình từ trang sách để lên màn ảnh cũng đã gặp rất nhiều gian nan và phải chỉnh sửa nhiều lần.

Bản truyền hình của đạo diễn Chisui Takigawa sản xuất năm 1995 được cho là trung thành với các chi tiết có trong tiểu thuyết. Phim Ring của đạo diễn Kanzenban tạo nên một số tình huống khác biệt nhưng vẫn bám sát vào nội dung tiểu thuyết gốc.

Sau khi Ringu ra rạp và trở nên thành công vang dội thì chắc hai đạo diễn trên cũng đã rút ra được bài học kinh nghiệm, rằng không nên quá trung thành với nội dung có sẵn mà đôi khi phải làm cho nó trở nên kỳ dị hơn.

11. Thời gian hậu kỳ và chuẩn bị sản xuất dài đáng kinh ngạc

ringu1

Phải mất một thời gian khá dài ekip sản xuất Ringu mới có thể hoàn thành xong bộ phim. Theo đạo diễn Hideo Nakata, công đoạn quay phim diễn ra trong khoảng thời gian tương đối ngắn (5 tuần) nhưng giai đoạn chuẩn bị và hậu kì thì dài tưởng chừng như vô tận vậy.

Hideo Nakata chia sẻ: "Trước khi bấm máy, khâu viết kịch bản mất khoảng 3-4 tháng, hậu kỳ mất khoảng 4 tháng, chụp ảnh mất khoảng 5 tuần". Bạn có thể tưởng tượng ra cảnh tốn 1 năm cuộc đời chỉ để xem đi xem lại một hồn ma bò ra khỏi TV và giết người "thú vị" cỡ nào không?

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky7 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)