logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

9 điều mà hậu thế đã hiểu sai về nền văn minh Ai Cập cổ đại

Ai Cập cổ đại được biết đến là một trong những nền văn minh vĩ đại và xuất chúng nhất trong lịch sử loài người. Nhờ vào kho tàng những bản ghi chép và di chỉ đồ sộ được để lại, chúng ta có cơ hội biết đến nền văn hóa cổ xưa này, về lịch sử của họ và thậm chí là những sự thật về cuộc sống hằng ngày.

Trong bài viết này, chúng tôi muốn khám phá sâu hơn về những sự thật tưởng như hiển nhiên về các kim tự tháp và các vị pharaoh Ai Cập, qua đó muốn cung cấp thêm nhiều thông tin và những hiểu nhầm của con người thời hiện đại về Ai Cập cổ.

1. Không phải ai cũng được ướp xác

Ướp xác là một tục lệ phổ biến ở nhiều quốc gia, lãnh thổ, tuy nhiên chỉ người Ai Cập cổ mới có thể cực kỳ tinh thạo trong quy trình ướp xác và tục lệ này đã trở thành một kỹ nghệ dưới những bàn tay thuần thục luyện đó. Biến một thi hài thành một xác ướp là một quy trình khó khăn, mất nhiều thời gian và vô cùng đắt đỏ và gần như chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu. Số đông còn lại khi chết chỉ được an táng bằng cách chôn ngoài sa mạc.

ai cap co dai 1

Điều này phần nào gây khó hiểu và khá mơ hồ, do người Ai Cập cổ tin rằng một người có thể tiếp tục sống sau khi sang thế giới bên kia nếu cơ thể họ còn nguyên vẹn. Vậy điều này có nghĩa rằng những người có đủ tiền chi trả cho việc ướp xác mình sau khi chết sẽ được sống tiếp ở kiếp sau còn những người còn lại thì không ư?

Chúng ta có thể sẽ không bao giờ trả lời được câu hỏi đó, nhưng một số nhà khảo cổ học đã chỉ ra rằng, mỉa mai thay, nhiều khi những núi cát nóng nực ngoài kia lại có thể bảo quản thi hài người chết tốt hơn những quan tài đá trong các hầm mộ mốc meo, lạnh lẽo.

2. Hầu hết những người chép sử không sử dụng chữ tượng hình

Chữ tượng hình là một hệ thống văn tự được tìm thấy tại rất nhiều đền thờ, hầm mộ và kim tự tháp Ai Cập cổ đại, nhưng thực thế chúng không phải là phương tiện chủ yếu để ghi lại sự việc. Bởi chữ tượng hình là hệ thống chữ viết bằng biểu tượng và hình ảnh, hay nói cách khác, chúng là một chuỗi những hình vẽ nhỏ mà khi được sắp xếp theo nhiều kiểu khác nhau thì sẽ hình thành nên những câu có nghĩa khác nhau.

ai cap co dai 2

Bạn có thể tưởng tượng được rằng việc chép lại từng hình vẽ một, chưa kể đến cả một văn bản là cực kỳ mất thời gian và không thực tế chút nào. Đây là lý do tại sao hệ thống chữ tượng hình cổ xưa này chỉ được dùng cho những tài liệu lịch sử, tôn giáo và trong tục mai táng; còn những vấn đề thông thường như văn bản trong thương mại thì được viết dưới một hình thức đơn giản hóa của chữ tượng hình, gọi là “chữ thầy tu” (hieratic).

Thời gian trôi qua, con người dần đơn giản hóa chữ nguyên bản hơn và cuối cùng biến nó thành một kiểu chữ viết thông dụng. Cả 3 hệ thống chữ viết này đều được dùng để ghi chép lại một ngôn ngữ nói, mặc dù ở thời đó rất ít người có thể đọc được tiếng Ai Cập cổ (có hơn 90% dân số mù chữ).

3. Vì sao pharaoh lại đeo râu giả?

ai cap co dai 3

Những bộ trang phục, phụ kiện truyền thống của Ai Cập cổ đại được miêu tả rất kỹ trong các ghi chép lịch sử, nhưng cho đến tận ngày nay chúng ta vẫn chưa hiểu vì sao những vị Vua của Ai Cập cổ đại lại đeo râu giả. Vị pharaoh đầu tiên đeo chiếc râu giả này là pharaoh Djoser vào thế kỷ thứ 27 TCN, những người trị vì sau đó đều tiếp nối phụ kiện trang phục truyền thống này.

Kể cả Hatshepsut, một trong những nữ pharaoh xuất chúng nhất của Ai Cập cổ đại cũng không phải là ngoại lệ.

Cho đến ngày nay, chúng ra vẫn chưa khám phá ra được nguồn gốc và ý nghĩa của bộ râu giả, nhưng người ta suy đoán rằng, nó nằm trong một “bộ đồng phục” của các pharaoh, cái mà thể hiện mối liên kết của họ với các vị thần. Bởi các pharaoh Ai Cập cổ được coi là hiện thân của vị thần Horus, vì thế họ thường cố khiến mình trở nên khác biệt và nổi bật hơn so với dân thường.

4. Phụ nữ cũng có thể trở thành vua

Mặc dù ngai vàng được ưu tiên truyền cho nam giới nhưng điều này không có nghĩa là phụ nữ không được truyền ngôi. Ít nhất đã có 3 vị vua là nữ giới trong lịch sử Ai Cập cổ, trong số đó vị nổi tiếng nhất là pharaoh Hatshepsut, trị vì đất nước suốt 20 năm. Bà đã có công mang lại sự phồn vinh, hưng thịnh cho dân tộc mình, ngày nay bà được coi là người phụ nữ vĩ đại đầu tiên trên thế giới.

ai cap co dai 4

Nhưng một người phụ nữ đã trở thành pharaoh như thế nào?

Dựa theo bằng chứng khảo cổ học, các nhà khoa học tin rằng phụ nữ và đàn ông trong xã hội Ai Cập cổ có địa vị ngang nhau, đặc biệt có nhiều văn bản chứng minh rằng phụ nữ có quyền sở hữu, thừa kế và bán tài sản, ly hôn và tự mình nuôi con. Ngoài ra, không giống như trong tiếng Anh, từ “vua” (“king”) trong tiếng Ai Cập cổ không phân biệt giới tính, nghĩa là nó có thể sử dụng để chỉ một người trị vì là nam giới hoặc nữ giới.

Và từ “nữ hoàng” (“queen”) dùng để chỉ vợ hoặc chồng của vua, không đi liền với tất cả quyền lực và trách nhiệm của một vị vua. Vì thế Sobeknefru, HatshepsutTausret sẽ được gọi là “vua” thay vì “nữ hoàng” Ai Cập cổ đại.

5. Người Ai Cập cổ không cưỡi lạc đà

ai cap co dai 5

Lạc đà là phương tiện di chuyển chính khi bạn đến thăm kim tự tháp Ai Cập. Ngày nay, chúng ta thường liên tưởng đến vùng Trung Đông khi nhắc đến lạc đà, nhưng sự thật là mãi cho đến những ngày khai thiên lập địa của nền văn minh Ai Cập cổ, lạc đà mới được người dân sử dụng làm phương tiện di chuyển chính.

Thay vì lạc đà, người Ai Cập cổ đã di chuyển từ nơi này sang nơi khác trên cạn bằng lừa, nhưng phương tiện di chuyển phổ biến nhất là thuyền trên sông Nile. Ngoài việc di chuyển bằng những chiếc thuyền cói này, người Ai Cập cổ đã tự tay đào những con kênh thông từ nơi ở của mình và những vị trí chiến lược khác đến dòng sông và dùng thuyền để vận chuyển các loại ngũ cốc và những khối đá nặng đến các khu vực khác nhau trên khắp cả nước.

6. Đại kim tự tháp Giza không được xây dựng bởi nô lệ

ai cap co dai 6

Nhà sử học Hy Lạp cổ Herodotus đã khiến chúng ta hiểu lầm về sự thật này suốt mấy thiên niên kỷ qua. Ngày nay, các nhà khảo cổ học đã chứng minh rằng Đại kim tự tháp không được xây dựng bởi 100.000 nô lệ như lời Herodutus mà thực tế đã có 5.000 công nhân thường trực và 20.000 công nhân tạm thời khác cùng nhau xây dựng nên công trình này.

Những người này làm việc theo từng ca kéo dài từ 3 đến 4 tháng và được điều đến từ các khu vực phía bắc và phía nam của đất nước. Các nhà khảo cổ tìm thấy một chiếc lều tạm thời và nơi chôn cất của những công nhân này bên cạnh kim tự tháp, các cuộc khai quật cho thấy những người này đã được trả công bằng thức ăn và đồ uống, cũng như các dịch vụ chăm sóc y tế và chôn cất khi cần thiết.

7. Người Ai Cập cổ không dùng tiền

ai cap co dai 7

Cleopatra Mint Alexandria (51 - 30 TCN) (Ảnh: Wikipedia)

Hoạt động giao thương ở Ai Cập cổ đại diễn ra chủ yếu dưới hình thức trao đổi hàng hóa, và thông thường thì những người làm thuê được trả công bằng thức ăn, vải vóc hay các hiện vật khác. Tuy nhiên, do Ai Cập cổ đại là một quốc gia nông nghiệp rất hùng mạnh và giàu có, việc trao đổi một lượng lớn hàng hóa và dịch vụ mà không có bất kỳ tiêu chuẩn tiền tệ cố định nào sẽ rất khó khăn. Vì thế, người Ai Cập cổ đã sử dụng một “đơn vị tiền tệ trừu tượng” gọi là shat, sau này là deben, cái có vẻ như tương đương với một lượng vàng, hoặc có thể là bạc, cụ thể. Không giống như tiền xu, loại tiền tệ này không thực sự dùng để đổi chác, và thay vào đó, bạn sẽ chỉ trao đổi các sản phẩm và dịch vụ thôi.

Vậy chúng ta có thể nói rằng, bạn sẽ đổi một lượng vải nhất định có giá 3 shat với một chai bia và lượng lúa mạch có giá trị tương đương. Kiểu trao đổi tiền tệ này được ghi nhận diễn ra sớm nhất là vào năm 2750 – 2150 TCN. Mãi cho đến khi người Hy Lạp đến Ai Cập vào năm 332 – 30 TCN thì đồng xu sớm nhất mới xuất hiện.

Trên đây là bức ảnh một đồng xu từ những năm 51 đến năm 30 TCN, với hình ảnh của Cleopatra, người trị vì cuối cùng của nhà Ptolemaios (vương triều Ptolemy) được khắc lên đó.

8. Không phải pharaoh nào cũng xây kim tự tháp

Phần lớn những pharaoh của Cổ Vương quốc và Trung Vương quốc Ai Cập cổ đại (2686 – 1650 TCN) đã xây dựng các kim tự tháp để dùng làm nơi chôn cất của họ. Vào năm 1550, những kiểu lăng mộ này đã trở nên lỗi thời, thay vào đó, những người trị vì nổi tiếng của Tân Vương quốc đã xây dựng 2 tòa nhà tang lễ.

ai cap co dai 8

Các xác ướp của pharaoh sẽ được đặt trong một căn phòng bí mật được xây cắt xuyên vào những ngọn núi trong Thung lũng Các Vị Vua gần thành phố Thebes. Lăng mộ thứ hai sẽ là một ngôi đền thờ lớn (điển hình với những bức tượng lớn của pharaoh), nằm ở nơi giao nhau của vùng đất màu mỡ (thế giới của người sống) và sa mạc (thế giới của người chết).

Sau sự sụp đổ của Tân Vương quốc Ai Cập cổ đại, tất cả những người trị vì sau đó đã được chôn cất trong những ngôi mộ kín ở phía bắc Ai Cập, rất nhiều trong số chúng vẫn chưa được phát hiện cho đến ngày nay.

9. Cleopatra chưa chắc đã đẹp như lời đồn

ai cap co dai 9 1

Tranh vẽ Cleopatra và Mark Anthony du hành bằng thuyền trên sông Nile của Lawrence Alma-Tadema (Ảnh: Wikipedia)

Cleopatra, vị quân chủ cuối cùng của Ai Cập cổ đại, được biết đến là một “tường thành nhan sắc” vì bà đã quyến rũ được hai người đàn ông quyền lực nhất của Đế chế La Mã là Julius Caesar và Mark Antony. Nhưng liệu bà có thực sự đẹp nghiêng nước nghiêng thành như chúng ta thường được nghe kể không?

Ngày nay, trên thế giới còn tồn tại một số bức tượng bán thân của Cleopatra cũng như một số đồng xu khắc hình gương mặt bà, nhưng tất thảy chúng đều hoàn toàn không giống nhau. Ví dụ, đồng xu cho thấy nữ hoàng Ai Cập có chiếc mũi to vẹo, cằm lồi và đôi mắt sâu, nhưng nhiều nhà sử học chỉ ra rằng những đặc điểm được nam tính hóa này chỉ là cách tạo ấn tượng cho sức mạnh và quyền lực.

ai cap co dai 9

Mặt khác, những bức tượng bán thân khá là thiếu nhất quán, trong khi một số bức tượng thể hiện những đường nét gương mặt sắc sảo và thon gọn thì nhiều bức tượng khác lại lột tả một gương mặt tròn và thanh tú. Sự thật là không có bản sao hình ảnh nào của Cleopatra là chính thống và đáng tin cậy, và những miêu tả về bà trong nhiều tài liệu lịch sử cũng không đồng nhất với nhau.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)