logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

\'Der Struwwelpeter\' - Tập truyện thiếu nhi kinh dị từ nước Đức là cảm hứng cho bộ phim \'Người Kéo Học Yêu\'

Việc học hỏi các giá trị đạo đức đôi khi có thể là một quá trình đau đớn và khó khăn, đặc biệt là đối với trẻ em. Truyện thiếu nhi là một ví dụ tuyệt vời về việc dạy và học các giá trị này, thông qua hành động của các nhân vật và hậu quả mà chúng đem lại.

Trong các câu truyện dành cho trẻ em thông thường, nhân vật chính thường rất ngây thơ, ngoan hiền và cuối cùng được ban thưởng, còn nhận vật phản diện độc ác sẽ bị trừng phạt. Tuy nhiên, tập truyện thiếu nhi ra đời tại Đức vào thế kỷ 19 Der Struwwelpeter là một trường hợp hoàn toàn khác biệt. Trong cuốn sách này, những đứa trẻ là nhân vật chính cuối cùng đều chết hoặc bị trừng phạt nặng nề.

Nhà tâm thần học người Đức Heinrich Hoffmann - Cha đẻ của tập truyện Der Struwwelpeter.

Dù có phần tàn nhẫn và khủng khiếp, các câu truyện từ tác giả Heinrich Hoffmann lại mang tính giáo dục sâu sắc và được lưu truyền qua nhiều thế hệ như những bài học về cách cư xử đúng mực cho trẻ em.

Bức tranh minh họa cho tập truyện vào năm 1917, mô tả nhân vật Nikolas đang chuẩn bị dìm ba đứa trẻ vào bình mực khổng lồ của ông ta.

Một trong những mẩu truyện nổi bật trong cuốn sách này là Kaspar Và Món Súp. Một ngày nọ, cậu bé Kaspar khỏe mạnh quyết định sẽ không bao giờ ăn súp nữa. Trong năm ngày sau đó, câu bé bị sụt ký và qua đời. Ngoài ra, tác giả Heinrich Hoffmann cũng có phiên bản "Cô bé bán diêm" của riêng mình, trong đó một cô bé chơi với các que diêm và bị thiêu cháy đến chết.

Mẩu truyện Kaspar Và Món Súp với hình minh họa.

Không phải câu truyện nào cũng kết thúc bằng những cái chết đau đớn. Tác phẩm về Frederick là một ví dụ. Câu bé là một đứa trẻ độc ác có sở thích giết sâu bọ, tra tấn động vật và làm phiền mọi người. Chuyện này chỉ chấm dứt khi Frederick bị chó cắn và phải nằm liệt giường vì sự nghiêm trọng của vết cắn. Trong khi đó, con chó đã dạy cho Frederick một bài học nhớ đời lại được thoải mái tận hưởng đồ ăn của cậu bé.

Tranh minh họa câu truyện của cậu bé hư Frederick.

Những câu truyện trong Der Struwwelpeter có phần kỳ lạ và phảng phất phong cách hài hước đen tối. Có lẽ rất nhiều vị phụ huynh thời hiện đại sẽ không bao giờ cho con mình đụng tới quyển sách này. Tuy nhiên, vào thời điểm mà Der Struwwelpeter ra mắt, nó không bị coi là những bài giảng đạo đức quá đà và tàn nhẫn mà chỉ là những mẩu truyện hài hước. Đó cũng là lý do hầu hết mọi người trên khắp nước Đức đều yêu thích nó.

Bìa của tập truyện Der Struwwelpeter.

Tiêu đề ban đầu của tập truyện là Những Mẩu Chuyện Và Hình Ảnh Vui Nhộn. Trước khi cho ra đời cuốn sách này, nhà tâm thần học người Đức Heinrich Hoffmann cũng đã xuất bản nhiều tập thơ cũng như các tác phẩm hài kịch châm biếm.

Phiên bản Struwwelpeter ra mắt năm 1917.

Năm 1845, tác giả Heinrich Hoffmann đã quyết định viết nên kiệt tác của đời mình như một món quà Giáng sinh bất ngờ cho con trai 3 tuổi. Sau đó, ông đặt tên cuốn sách là Der Struwwelpeter, dựa theo nhân vật phản anh hùng trong một câu truyện do chính mình sáng tác.

Con tem in hình hai nhân vật trong Der Struwwelpeter nhân dịp sinh nhật lần thứ 200 của Heinrich Hoffmann.

Struwwelpeter (tạm dịch: Peter Đầu Xù) được Mark Twain dịch sang tiếng Anh vào năm 1891 với tên gọi Slovenly Peter (tạm dịch: Peter Bừa Bộn). Tuy nhiên, do vấn đề bản quyền, mãi đến năm 1935 (sau khi ông qua đời) thì bản dịch mới được xuất bản.

Hình ảnh trang bìa của quyển sách đã được nhà văn Mark Twain dịch sang tiếng Anh.

Nhiều tác giả nổi tiếng trên thế giới như Agatha Cristie và Astrid Lindgren từng đề cập đến những mẩu truyện và nhân vật của Heinrich Hoffmann trong các tác phẩm của mình. Một số câu truyện cũng được chuyển thể thành phim và kịch.

Tranh mô tả về câu chuyện của cậu bé Philipp trong ấn bản năm 1845.

Heinrich Hoffmann cũng là người giới thiệu nhân vật Scissorman (hay Thợ may) thường xuất hiện trong văn hóa dân gian châu Âu. Scissorman xuất hiện trong Câu Chuyện Về Cậu Bé Mút Ngón Tay Cái cùng với nhân vật chính Konard, một cậu bé có thói quen mút ngón tay cái. Cha mẹ Konard cảnh báo rằng nếu cậu bé vẫn tiếp tục thói quen xấu này, Scissorman sẽ đến cắt đứt ngón tay cái của cậu.

Dưới đây là một phim hoạt hình ngắn dựa trên mẩu truyện Câu Chuyện Về Cậu Bé Mút Ngón Tay Cái.

Konard không nghe lời cha mẹ nên Scissorman đã đến như lời cảnh báo. Hắn ta là một sinh vật đáng sợ và bệnh hoạn đã thu hút sự chú ý của rất nhiều tác giả khác. Đạo diễn Tim Burton đã xây dựng nhân vật Edward Scissorhands trong tác phẩm cùng tên dựa trên Scissorman.

Poster bộ phim Edward Scissorhands.

Der Struwwelpeter đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của xã hội. Trước hết, các hình minh họa trong truyện được coi là tiền thân của truyện tranh thời hiện đại. Nhờ tác phẩm này, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra nhiều chứng rối loạn tâm thần ở trẻ em và vẫn được sử dụng trong y học cho đến thời nay.

Một chiếc đĩa đựng súp lấy cảm hứng từ những câu chuyện trong Der Struwwelpeter.
  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky5 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)