CÔNG NGHỆ "ĐỐT MỘT LẦN Ở 1380 ĐỘ C" TRONG NGÀNH GỐM SỨ ĐƯỢC TẠO RA NHƯ THẾ NÀO?
Ở thời điểm các nước dẫn đầu ngành công nghiệp gốm sứ châu Âu vẫn sản xuất với công nghệ đốt 2 lần lửa với nhiệt độ phổ biến từ 1280 đến 1360, thì gốm sứ Minh Long, thương hiệu đến từ Việt Nam đã làm nên lịch sử với công nghệ đốt 1 lần ở nhiệt độ 1380 độ C.
1. CÔNG NGHỆ ĐỐT Ở 1380 ĐỘ C CỦA GỐM SỨ MINH LONG RA ĐỜI
Khi nghiên cứu gốm sứ tại các nước, Nghệ Nhân Lý Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty gốm sứ Minh Long 1, nhận thấy rằng hãng lớn như Rosenthal được tôn vinh là hãng gốm sứ số 1 chính vì họ đã thành công nung sứ ở nhiệt độ rất cao. Vì vậy, ông đặt mục tiêu cho bản thân mà hiếm có ai làm được, là nung ở 1380 độ C.Để đạt được 1380 thì điều cần có là lò nung, tuy nhiên, để bảo vệ tên tuổi của mình thì đơn vị cung cấp lò là hãng Riedhammer từ chối cung cấp nếu nhà sản xuất gốm không chứng minh được sản phẩm của mình chịu được nhiệt độ này. Do đó, ông phải vượt qua thử thách bằng cách tự làm một lò thí nghiệm nhỏ bằng ga để nung hoàn nguyên. Ông từng bước nung thành công ở 1380 độ C từ 1 chiếc ly, rồi đến 10 chiếc ly đạt chất lượng và thuyết phục thành công Riedhammer cung cấp thiết bị nung lên đến 1400 độ C, ông chính thức tạo một bước ngoặt mới: Đốt gốm sứ ở 1380 độ C.
2. GỐM SỨ MINH LONG LÀM NÊN LỊCH SỬ: ĐỐT MỘT LẦN Ở NHIỆT ĐỘ 1380
Đốt sứ ở 1380 độ C đã là một thành công đáng khâm phục, nhưng đáng kể hơn nữa, ông Lý Ngọc Minh lại tiếp tục làm nên điều kỳ diệu là nung với 1380 độ C trong một lần đốt. Trả lời cho câu hỏi “tại sao đốt một lần”, ông chia sẻ, bản thân lớn lên ở nơi gọi là cái nôi của nghề gốm sứ, ông luôn có mơ ước là tạo ra sản phẩm với công nghệ đốt một lần. Với niềm tin việc gì người ta làm được thì mình làm được, khi biết được hãng gốm Dona đốt một lần và tạo ra sản phẩm rất đẹp, ông càng quyết tâm theo đuổi công nghệ đốt một lần, và còn phức tạp hơn, là đốt 1 lần ở 1380 độ C.
Tất cả những hãng gốm sứ lớn như Rosenthal, Villeroy & Boch, Hutschenreuther, Schonwald đều muốn vượt qua thử thách “1 lần” nhưng lúc bấy giờ chưa thành công. Ông Ngọc Minh lý giải, trong khó khăn có may mắn, chính vì khó khăn ở tài chính và nhân lực, một mình ông phải vừa làm tổng công trình sư vừa làm giám đốc kinh doanh nên ông hiểu được những khó khăn của công ty. Từ đó, ông hiểu được sự khó khăn của tất cả các khâu và cân đối được giữa việc kinh doanh với sáng tạo đổi mới, trong khi những công ty lớn mỗi người một chuyên môn, việc thấu hiểu, cân bằng mọi thứ để đi đến đổi mới là vô cùng khó khăn.
Khi đã thành công tạo ra công nghệ trên, ông Lý Ngọc Minh tiếp tục đối mặt với những bài toán mới buộc phải giải đáp. Thứ nhất là nỗi lo đánh mất thị trường, đối thủ cạnh tranh quá mạnh và thứ hai chính là chi phí nhân công và nhiên liệu tăng vọt. Đứng trước hai bài toán khó này, ông có một đáp án là công ty Minh Long không thể đi 2 chân, tức là vừa đốt 1 lần vừa đốt 2 lần. Ông ra quyết định lựa chọn chỉ sản xuất với công nghệ đốt một lần, và quyết định này một lần nữa giúp Minh Long đi đúng hướng khi giảm được năng lượng, công đoạn, chi phí nhân công và tăng năng suất gấp bội.
Trong cuộc đối thoại với Nhà Báo Vũ Kim Hạnh tại 5W1H podcast, Nghệ Nhân Lý Ngọc Minh chia sẻ: "Tính từ thời điểm mình nộp chương trình này cho Nhà Nước thì cũng 15 năm mới thành công, và đến nay thì là 21 năm, mình hơn người ta ở chỗ mình bền trí, mình may mắn hơn. Mình phải cố gắng mình làm thì may mắn nó mới đến."
- 38
- 0Bình luận