logo-maybe-vn
Mở app
Su
Su2 năm trước
5W1H

THÁI LAN HỢP PHÁP HÓA CẦN SA, BÙNG NỔ TRANH CÃI TRONG DƯ LUẬN

Tại hội chợ ThaiFex về thực phẩm và đồ uống tổ chức ở Bangkok - Thái Lan vào cuối tháng 5/2022, người ta đang xôn xao về việc Thái Lan cho phép sử dụng công khai cần sa. Sở dĩ người ta dấy lên nhiều nghi vấn về độ chính xác của thông tin này cũng bởi vì Thái Lan từ trước đến nay được biết đến là quốc gia cấm sử dụng ma túy rất nghiêm khắc. Tuy nhiên theo những công bố gần đây của Bộ Y tế Thái Lan thì cần sa là một loại lá có chất gây nghiện nhưng không được xem là chất ma túy bất hợp pháp. Gần dây, chính quyền Thái Lan hợp pháp hóa cần sa và sử dụng một cách công khai, xuất hiện khắp mọi nơi trên đường phố. Tuy nhiên, công bố này vẫn gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận.

NGUYÊN NHÂN THÁI LAN HỢP PHÁP HÓA CẦN SA

Theo dự đoán, cần sa được hợp pháp hóa là vì Chính phủ cho rằng cần sa có lợi ích riêng. Những lợi ích được đề cập đến là về kinh tế và ý tế. Trong bối cảnh nền kinh tế Thái Lan còn phụ thuộc nhiều vào du lịch nhưng vì tình hình dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng đến số lượng khách đến tham quan. Chính vì thế đây được xem như một chính sách thu hút khách du lịch quay trở lại, giúp nền kinh tế, du lịch Thái Lan được phục hồi sau đại dịch. Đồng thời, việc cho phép sử dụng cần sa cũng mang lại thêm 289 triệu USD cho nền kinh tế Thái Lan. Còn trong y tế, cần sa đóng vai trò quan trọng khi làm nguyên liệu để chữa bệnh và Thái Lan cũng có thể tận dụng điều này làm phương án kinh doanh thu hút người nước ngoài đến điều trị, chữa bệnh bằng cần sa.

KIỂM SOÁT CHẶT QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG CẦN SA

Ngày 9/6, Thái Lan chính thức rút cần sa khỏi danh sách chất cấm, cho phép người dân sử dụng với mục đích y học, chứ không cho mục đích giải trí. Khởi động cho chính sách mới này Chính phủ Thái Lan đã phát một triệu cây cần sa cho người dân nhằm mục đích khuyến khích trồng tại nhà, đồng thời xóa bỏ đi những nghi vấn đây là chất cấm và từ từ bình thường hóa cần sa vào đời sống người Thái Lan.

Thái Lan cũng không ngừng thắt chặt những quy định về cần sa. Cụ thể, luật pháp Thái Lan quy định những ai muốn kinh doanh cần sa đều phải có giấy phép và tuân thủ quy định, trong cần sa phải chứa dưới 0,2% chất tetrahydrocannabinol (THC - chất gây hưng phấn có trong cần sa). Đồng thời, đối tượng bị cấm sử dụng ngày càng mở rộng, lúc đầu là cấm với người dưới 20 tuổi, phụ nữ đang mang thai, sau đó là giới hạn phạm vi sử dụng, cấm mang vào trường học, đồn cảnh sát hay công an, tiếp tục là cấm sử dụng nơi công cộng. Mức độ cấm ngày càng được tăng cao để đảm bảo tiêu dùng không sử dụng cần sa như một món đồ tiêu khiển, giải trí.

DƯ LUẬN CÒN NHIỀU TRANH CÃI

Mặc dù đã siết chặt các quy định nhưng dư luận vẫn xảy ra những tranh cãi. Đỉnh điểm là khi một người đàn ông 51 tuổi qua đời vì suy tim sau khi sử dụng cần sa và một thiếu niên 16 tuổi có triệu chứng không ổn vì dùng cần sa quá liều. (Nguồn tin từ National Thailand)

Sau vụ việc này, dư luận lại bùng nổ với hai luồng ý kiến. Một bộ phận phản đối việc cho phép sử dụng cần sa và họ cho rằng đó là quyết định “lợi bất cập hại” khi lợi ích kinh tế chưa thấy đâu nhưng đã gây ra những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến tính mạng và lối sống của người Thái Lan. Hơn thế nữa nó gây ra nhiều rắc rối, mùi cần sa có thể gây phiền toái cho người khác, không phải ai đến Thái Lan cũng vì cần sa. Người dân cũng đưa ra những lo ngại cho trường hợp những du khách không sử dụng cần sa thì sẽ ngần ngại đến với Thái Lan. Chính vì thế, Chính phủ cần cân nhắc thật kỹ chính sách này, khi nó có thể làm xấu đi hình ảnh một Thái Lan an toàn trong suy nghĩ của thế giới. Tuy nhiên một bộ phận còn lại vẫn ủng hộ chính sách mới này của Chính phủ.

Như vậy, trong dư luận Thái Lan vẫn còn nhiều nghi ngại, tranh cãi về việc hợp pháp hóa cần sa mặc dù Chính phủ không ngừng đưa ra những soạn thảo luật mới, quy định bổ sung về việc sử dụng cần sa. Liệu cần sa có phải lợi bất cập hại, chúng ta cùng chờ xem Chính phủ Thái Lan sẽ giải quyết như thế nào?

  • 41
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
31
Su
Su2 năm trước
5W1H

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)