logo-maybe-vn
Mở app
Tien
Tien2 năm trước
5W1H

NGƯỜI DÂN Ở VÙNG BỊ XÂM NHẬP MẶN LÀM SAO ĐỂ CÓ NƯỚC SINH HOẠT VÀ CANH TÁC NÔNG NGHIỆP?

Mọi người hẳn rất thường hay nghe báo đài tuyên truyền về tác hại của xâm nhập mặn, tính cấp thiết trong việc chống lại xâm nhập mặn, nhưng bạn có thử nghĩ người dân sống tại những vùng bị xâm nhập mặn lấy đâu ra nước để sinh hoạt và canh tác nông nghiệp khi xung quanh toàn nước lợ, nước mặn không?

SỬ DỤNG NƯỚC LỢ HAY NƯỚC MẶN LUÔN CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Có thể bạn đã thừa biết đáp án cho câu hỏi trên, nhưng dành cho những bạn chưa biết, thì không cần nói đến nước mặn, chỉ sử dụng nước lợ trong thời gian không lâu, lượng muối trong nước sẽ nhanh chóng phá huỷ mọi thứ:

Sức khoẻ: Với nguồn nước nhiễm mặn có độ mặn 3‰ - 3 phần nghìn, tức là có 3g muối trong 1 lít nước, chưa kể đến lượng muối trong đồ ăn, nếu mỗi ngày chúng ta uống khoảng 2 lít nước nhiễm mặn, sẽ có tới 6g muối vào cơ thể, trong khi theo khoa học, cơ thể khoẻ mạnh chỉ nên nạp 5g muối mỗi ngày. Với lượng lớn muối nạp vào như thế thì tất nhiên chúng ta sẽ nhanh mắc các bệnh như tăng huyết áp, đột quỵ, suy tim, suy thận…

Sinh hoạt: Nước lợ có thể gây dị ứng, mẩn ngứa, nặng hơn gây nhiễm trùng da, viêm mắt, viêm phụ khoa. Nước muối có khả năng sát trùng cao thường được dùng để súc miệng, tuy nhiên khi nước có độ mặn quá cao, sử dụng trong nhiều ngày lại gây ra loét miệng.

Nông nghiệp: Nước nhiễm mặn khiến cây trồng chết khô, không có khả năng chống chịu sâu bệnh và đơm hoa, kết trái. Nghiêm trọng hơn nữa là đất nhiễm mặn dẫn tới xói mòn, sa mạc hoá rất khó cứu chữa.

Công nghiệp: Lượng muối trong nước gây ăn mòn, gỉ sét các vật dụng thiết bị kim loại, ngoài ra nước lợ có khả năng gây nổ lò hơi.

Suy ra, câu trả lời nước lợ không thể sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt và canh tác, sản xuất.

Bà con xếp hàng để lấy nước ngọt. Ảnh: Internet
Bà con xếp hàng để lấy nước ngọt. Ảnh: Internet

DƯỚI TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN NGÀY CÀNG NGHIÊM TRỌNG, NGƯỜI TA LÀM CÁCH NÀO ĐỂ CÓ NƯỚC NGỌT?

Sử dụng công nghệ xử lý nước mặn

Một số thiết bị xử lý nước mặn được tạo ra theo các phương pháp như: Chưng cất, trao đổi Ion, màng lọc RO thẩm thấu ngược… Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, chưng cất dường như không hiệu quả bởi tiêu rất nhiều năng lượng nhưng năng suất thấp, màng RO thẩm thấu ngược có thể được xem là phương pháp tối ưu nhất bởi hiệu quả cao và phù hợp với tình trạng nước của Việt Nam, và các thiết bị này trên thị trường có giá bán chênh lệch cao và lại rất đắt, có thiết bị lên đến 400-500 triệu đồng, những người nông dân canh tác quy mô nhỏ khó có thể đầu tư cho khoản chi phí này.

THĂM DÒ NƯỚC NGỌT - TỪ CÁCH LÀM THỦ CÔNG ĐẾN MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC NƯỚC MẶN THÔNG MINH

Tại chương trình 5W1H Podcast, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Mỹ chia sẻ, khoảng 7 năm trước, tại cù lao Long Trị nằm giữa sông Cổ Chiên ở ĐBSCL, nước ngọt và nước lợ thay phiên nhau chảy rất là…”flexible”, không xác định, mỗi ngày có khoảng vài tiếng có dòng chảy của nước ngọt. Do đó để lấy được nước ngọt cho canh tác nông nghiệp thì mỗi một giờ đồng hồ, người dân phải xuống sông múc nước và dùng đồng hồ đo độ mặn một lần, nếu nước không mặn thì sẽ bơm lên sử dụng. Điều này làm ông rất ngạc nhiên vì giữa dòng sông phù sa tại ĐBSCL mà người dân lại chật vật lấy nước ngọt để canh tác như vậy.

Ông kể lại: “Tôi suy nghĩ làm sao để giải quyết vấn đề này cho người dân, rồi nói cháu Cường bên tập đoàn Mỹ Lan, hay là chú cháu khởi nghiệp làm cái phao quan trắc, cứ 15 phút đo độ mặn, nó tự động gửi thông số đó lên internet rồi mình xem trên điện thoại. Ban đầu là mình theo dõi xong rồi bơm tay, sau đó là tự động hoá việc bơm nước lên luôn”. Và đến nay, công ty Rynan Technologies Vietnam (thành lập bởi Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Mỹ) đã có một mạng lưới quan trắc xâm nhập mặn với 77 phao và trạm quan trắc thông minh ở khắp ĐBSCL.

Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Mỹ chia sẻ tại chương trình 5W1H Podcast
Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Mỹ chia sẻ tại chương trình 5W1H Podcast

Công nghệ thì có nhiều, nhưng công nghệ giải quyết được vấn nạn cho người dân, cho môi trường quả thực rất đáng trân quý, phao - trạm quan trắc nước mặn thông minh là một phương án hiệu quả cho việc thăm dò và lấy nước ngọt của người dân vùng bị xâm nhập mặn. Có thể xem là một phương án cứu cánh cho người dân “sống chung với lũ”, sống chung với vùng nước bị nhiễm mặn, tuy nhiên chúng ta ai cũng hiểu môi trường không thể khôi phục khi con người luôn tác động vào quá trình tái tạo của nó. Vậy, làm sao khi mà chúng ta vừa phải chạy theo sự phát triển của con người, vừa bảo vệ môi trường, mà một vấn nạn cụ thể là XÂM NHẬP MẶN?

Trạm quan trắc nước ngọt của Rynan Technologies Vietnam
Trạm quan trắc nước ngọt của Rynan Technologies Vietnam

Mời bạn cùng nghe về những chia sẻ, tầm nhìn của nhà khoa học - Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Mỹ và Nhà Báo Vũ Kim Hạnh tại đây: http://bit.ly/3EWIt5x

  • 1
  • 1Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
19
Tien
Tien2 năm trước
5W1H

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)