logo-maybe-vn
Mở app

CHÚNG TA LÀ NHỮNG ĐỨA TRẺ CỦA MỘT THẾ HỆ BỊ TỔN THƯƠNG? (Phần 2)

Đọc phần 1

NHỮNG DẤU HIỆU BIỂU HIỆN Ở BỐ MẸ CÓ THỂ KHIẾN NỖI ĐAU TRUYỀN SANG CON CÁI

Những nỗi đau quá khứ có thể khiến bố mẹ phát triển những cách nuôi dạy con cái không đáp ứng được nhu cầu của đứa trẻ. Hoặc thậm chí vì những biểu hiện này xuất hiện ở quá nhiều người trải qua cùng những sự kiện và thời đại tương tự họ, khiến họ không nhận ra rằng nó là một điều có ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí họ xem nó như một điều vốn có của cuộc sống. Mặc dù không có một lưu ý cụ thể nào về vấn đề này trong DSM-5, nhưng hiện tượng tâm lý này được chứng minh và chấp nhận rộng rãi trong xã hội.

Dadu Shin
Dadu Shin

- Bố mẹ có thể hồi tưởng lại bản thân ở những sự kiện đau buồn mà họ từng trải qua trong quá khứ, khiến họ trở nên xa cách và tê liệt cảm xúc. Thậm chí họ trải qua những giai đoạn như tách rời với cuộc sống thực tế và chìm vào những trải nghiệm trong đầu họ. Họ như bị cuốn vào những đau khổ và các cảm xúc tiêu cực, mâu thuẫn bên trong. Trẻ em luôn quan sát bố mẹ để nhận lấy tín hiệu an toàn cho chính mình, sở hữu một tâm hồn mỏng manh và ngây thơ, bố mẹ chính là tấm khiên an toàn của những đứa trẻ. Sẽ ra sao khi những đứa trẻ nhìn thấy sự vụn vỡ ở bố mẹ, từ đó có cảm giác nghi ngờ và sợ hãi rằng liệu điều gì đó nghiêm trọng đang xảy đến? Những dấu hiệu này của bố mẹ có thể khiến đứa trẻ khó phát triển cảm giác an toàn, và thiếu đi khả năng diễn giải về sự bình yên của thế giới bên ngoài. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những hành vi và cách hành xử bị điều khiển bởi những chấn thương tâm lý và cảm xúc của bố mẹ là một trong những yếu tố tiềm năng gây ra lo âu ở con cái họ ( Jennifer L. Allen và các đồng sự, 2018).

- Những bố mẹ bị ảnh hưởng bởi sang chấn tâm lý có ít khả năng phản ứng tối ưu trong các cuộc khủng hoảng phát triển ở con cái, kết quả là họ không thể giúp con hiểu thế giới theo một cách lành mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy chấn thương thời thơ ấu nếu ko được giải quyết ở các bà mej, nó sẽ dự báo về cách người mẹ đó nuôi dạy con cái kém trong tương lai.Việc có quá khứ từng trải qua bạo hành hay quấy rố.i tì.nh dục khiến người mẹ nhìn nhận vấn đề và nuôi dạy con cái theo cách hung hăng tương tự như những gì họ trải qua lúc nhỏ (Appleyard K et , 2011; Newcomb MD et al 2001). Các nghiên cứu này là những ví dụ cụ thể mà các nhà tâm lý nỗ lực tìm hiểu về “những sang chấn liên thế hệ” và chu kỳ bạ.o hành tinh thần lên con cái mình của các gia đình (Hser YI, 2015). Do đó, ở những bà mẹ nuôi dạy con cái bằng cách kiểm soát quá mức, tiền sử chấn thương tâm lý ở họ khiến họ nỗ lực ngăn cản con cái trở nên độc lập và tự chủ, và thoát khỏi sự bảo vệ của họ (DeVoe ER et al, 2001).

Tranh: Ellie Tzoni Select an Image
Tranh: Ellie Tzoni Select an Image

Điều này có thể hiểu rằng các hành vi hung hăng, kiểm soát không đúng mực của cha mẹ đôi khi khiến con cái hiểu sai về sự bảo bọc của họ, từ đó dẫn đến những căng thẳng tinh thần không đáng có lên đứa trẻ. Thậm chí những người mẹ từng trải qua bạo hành tinh thần trong quá khứ có thể không biết cách xử lý khi đối diện với những vấn đề tâm lý ở con cái mình.Thuyết Học Tập Xã Hội (Social learning theories) của Albert Bandura (1971) và Thuyết Gắn Bó của John Bowlby cũng đề xuất rằng một người mẹ rất dễ thực hiện các hành vi bạo hành cảm xúc hoặc lạnh lùng, thơ ơ lên con cái mình như một cách tương tự mà cô từng trải qua trong quá khứ và học được từ sự nuôi dạy mà cô từng nhận được.

Một trường hợp có thật trong bài nghiên cứu ở Mỹ về một gia đinh có mẹ và họ hàng từng sống trong một điều kiện sống kinh hoàng tại một nhà tình thương tại New York, Mỹ vào khoảng năm 1930-1940. Những lời được kể lại bởi một người luật sư có mẹ từng sống sót qua điều kiện tồi tàn ở thời đại của bà: “Mẹ tôi không có những ranh giới cần thiết mà bố mẹ và con cái nên có, mẹ dường như muốn xuất hiện ở tất cả mọi khía cạnh của cuộc đời tôi. Danh tính của mẹ được xác định dựa trên sự thành bại của tôi. Một quãng thời gian rất dài, tôi dường như không thể phân biệt được rằng đâu là cuộc sống của mẹ và từ đâu cuộc đời tôi nên bắt đầu”. Cô gái kể thêm: “Bà ấy không biêt cách thể hiện tình yêu thương. Tôi đã từng nhiều lần hỏi bà rằng: “Tại sao mẹ không nói mẹ yêu thương con?”. Bà ấy trải qua một khoảng thời gian khó khăn để biểu đạt những cảm xúc ấy. Cô gái cũng nói rằng cô cũng gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc của chính mình trong các mối quan hệ. “Những việc mà tôi cố gắng bộc lộ cảm xúc có lẽ là chỉ là qua những tấm giấy nhắn trao tay và không thể hơn”. Từ đó, cô nhận ra rằng nó cũng tác động lên cách cô thể hiện tình yêu với con cái mình, vì cô không biết diễn đạt cảm xúc theo cách mà đứa trẻ mong muốn. Hơn nữa, cô gái cũng cảm thấy mình dường như bộc lộ mong muốn bảo vệ con quá mức.

Lời cuối của cô gái trong bài phỏng vấn, cô nói rằng cô hiểu rằng những điều mà mẹ cô làm là tất cả những gì tốt nhất bà ấy có thể làm sau khi sống xót qua những đau đớn trong cuộc đời bà.Và đó cũng là một trong những cách mà sang chấn tinh thần di truyền qua nhiều thế hệ gia đình trong xã hội. Ở thời ấu thơ, người mẹ đó không được tiếp cận hình mẫu cha mẹ đúng đắn từ gia đình họ, họ không được nhận sự ấm áp và nhất quán hay khuyến khích khả năng tự chủ.Khi đối diện với cảm xúc hỗn loạn của con mình, người mẹ như được “kiểm tra” khả năng làm cha mẹ. Việc yêu thương con cái nhưng gặp phải vướng mắc về chính mình trong quá khứ, khiến người mẹ có các cách hành xử mâu thuẫn và không nhất quán như: cho phép con cái ra ngoài chơi và phát triển bản thân, nhưng bên cạnh đó vẫn cố tình làm các hành vi hay nói những lời khiến đứa trẻ đó cảm thấy tội lỗi.

Tranh: Mi-Kyung Choi Select an Image
Tranh: Mi-Kyung Choi Select an Image

- Những bố mẹ có các dấu hiệu của rối loạn tâm lý sau khi trải qua các sang chấn cũng có thể gặp khó khăn trong việc hình thành cách suy nghĩ và ý thức độc lập, lành mạnh; họ gặp bất lợi trong cơ chế tự xoa dịu và điều chỉnh cảm xúc phù hợp trong cuộc sống; cũng như khó duy trì quan điểm khách quan và cân bằng ở nhiều tình huống trong cuộc sống. Những phụ huynh mang rối loạn lo âu khiến họ giảm đi hoặc không có khả năng lắng nghe con cái. Họ có nhu cầu đối diện với nỗi lo âu trong tâm hồn cũng như bảo vệ bản thân khỏi cảm giác dễ bị tổn thương. Từ đó họ có các hành vi khó bao dung và thấu hiểu con cái, cũng như xuất hiện nhiều vấn đề lo lắng quá mức lên con cái hoặc đối xử hung hăng với đứa trẻ (Groves & Zuckerman, 1997; Osofsky & Fenichel, 1994, l996, 2000).

Ở những phụ huynh trải qua các sang chấn nghiêm trọng như rối loạn tâm lý sau sang chấn (PTSD) đặc biệt là chiến tranh. 

Những dấu hiệu có thể khác biệt ở từng người khác nhau tuỳ vào trải nghiệm của riêng họ, trong đó có thể kể đến như: Từ chối biểu hiện cảm xúc; khó tin tưởng người khác; dễ giận giữ và cáu bẳn; luôn sợ hãi một điều gì đó; không có khả năng kết nối với người khác; họ có cảm giác không thực về chính mình, có cảm giác họ đang quan sát cuộc đời mình từ một hướng bên ngoài hay qua một giấc mơ vì mọi thứ không chân thật; tự cô lập bản thân; mất đi một vài phần trí nhớ; mắc các chứng mất ngủ (từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng và cách họ biểu hiện trong mọi hành vi cuộc sống); Họ cảnh giác cao độ với một vài vấn đề trong cuộc sống, khi họ ở trạng thái này, họ quá mức nhạy cảm với những điều xung quanh; Họ có cảm giác như đang đối diện với một báo động nguy hiểm nào đó từ người khác hoặc từ môi trường xung quanh. Dù cho những sợ hãi đó không hề có thật.

Những ảnh hưởng từ kí ức về chiến tranh trên ảnh hưởng lớn đến chức năng nuôi dạy con cái của họ, vì những căng thẳng của chính họ khiến họ ít có khả năng nhạy cảm hơn đến nhu cầu của con cái, dựa trên những nghiên cứu lâm sàng có thật từ những người trở về từ chiến tranh Việt Nam (Jordan et al., 1992, p. 916). Qua đó, những người trải qua sang chấn từ chiến tranh cho thấy cách họ phản ứng kém hơn khi con cái chia sẻ vấn đề trong cuộc sống với họ, ảnh hưởng đến mức độ tận hưởng cảm giác làm phụ huynh của họ cũng như mức độ hài lòng về việc họ có hoà hợp với con cái hay không.Một nghiên cứu khác từ Scheeringa và Zeanah (2001) cũng chỉ ra vấn đề rằng các dấu hiệu liên đới đến các căng thẳng tâm lý hay PTSD ở bố mẹ (cho dù ở tình huống cuộc sống đó không hề có sự kiện nguy hiểm) có thể ảnh hưởng đến con cái theo các cách như:

- Vô trách nhiệm, không có mặt cũng như không sẵn sàng khi con cái cần: Bố mẹ không có mặt và không thực hiện được chức năng cần thiết trước nhu cầu của con cái, vấn đề này xảy ra nhiều ở những bậc cha mẹ trải qua nhiều sang chấn tâm lý trước đó.

- Quá bảo vệ con cái: họ luôn bận tâm và lo sợ rằng con cái của họ sẽ gặp những tổn thương, cũng như xuất phát từ cảm giác tội lỗi của chính họ vì ở trong một thời điểm nào đó đã không bảo vệ được chu toàn cho con cái mình.

- Liên tục tái hiện các suy nghĩ và sợ hãi rằng những tình huống tệ có thể xảy ra: họ liên tục đặt các câu hỏi cho con cái cũng như đặt con mình vào các tình huống mà những chấn thương tâm lý (mà họ từng trải qua) và hỏi con mình rằng nếu những tình huống đó có thể sẽ xảy ra một lần nữa.Có lẽ mỗi người chúng ta đều mặc lên mình những bộ trang phục khác nhau, đôi khi những thứ ta mang lên mình còn có mục đích khác, không phải chỉ để che đậy cơ thể, mà là che đi những tổn thương tâm lý và các cảm xúc không hoàn thiện bên trong tâm hồn. Đôi khi, người lớn luôn mang theo những chiếc mặt nạ hiện ra bên ngoài là hành vi lạnh lùng, thơ ơ, kiểm soát, gia trưởng,.. để che đi những nỗi đau di truyền bên trong họ - nỗi đau kéo dài từ thời bố mẹ họ và cả những đời trước nữa. 

Đây là một chủ đề rất dài và thực sự khó để viết ra đầy đủ mọi thông tin liên quan đến nó. Tuy nhiên, mình vẫn cố gắng tổng hợp và diễn giải nó thông qua các nghiên cứu. Nhưng mình gặp khó khăn trong việc tìm các bài nghiên cứu về vấn đề sang chấn tâm lý ở các thế hệ trước, hi vọng rằng các bạn nào biết đến những bài nghiên cứu lên phụ huynh Việt Nam sẽ comment link ở dưới. Cũng như hãy cùng chia sẻ những điều bạn biết về nỗi đau liên thế hệ dưới bài này.

ĐÓN ĐỌC PHẦN 3: NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ VÀ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHỮA LÀNH MÀ NGHIÊN CỨU TÂM LÝ ĐỀ XUẤT

NGUYỄN LÊ HOÀI THƯƠNG

FACEBOOK PAGE: PSYCHOLOGICAL FACTS - TÂM LÝ HỌC VIỆT NAM

FOLLOW US ON INSTAGRAM @PSYCHOFACTS_TAMLYHOCVIETNAM  

  • 3177
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
437

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)