logo-maybe-vn
Mở app

CHÚNG TA LÀ NHỮNG ĐỨA TRẺ CỦA MỘT THẾ HỆ BỊ TỔN THƯƠNG? (Phần 1)

Nỗi đau di truyền qua từng thế hệ: Sự tổn thương được dự đoán trước cả khi ta được sinh ra.

Từ lâu ta đã biết được rằng khi ta sinh ra, ta sẽ được thừa hưởng nhiều thứ từ người sinh ra mình: từ đặc điểm khuôn mặt, đến gene di truyền, hay cổ vật thừa kế. Nhưng có lẽ nhiều người không để ý đến một điều quan trọng khác mà ta cũng được thừa hưởng từ thế hệ trước: những nỗi đau và sang chấn tinh thần.

Tranh: Helena Pallarés
Tranh: Helena Pallarés

“Sang chấn tâm lý di truyền qua từng thế hệ” được định nghĩa giống như cái tên vốn có của nó : những nỗi đau không phải chỉ được cảm nhận bởi riêng một cá nhân, mà nó có khả năng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, như những món tài sản di truyền khác. Theo Dr. Melanie English: những sang chấn ấy có thể len lỏi qua từng thế hệ theo một cách thầm lặng, ẩn giấu dưới tầng tầng lớp lớp cảm xúc và hành vi được thế hệ trước che đậy kín đáo bằng vỏ bọc của riêng họ; được họ truyền tải lên đời sau một cách vô tình hay cố ý; những nỗi đau ấy ẩn trong suốt cuộc đời của những người lớn trong gia đình và theo họ suốt cả cuộc đời.

Sự nhạy cảm, là cách tim đập mạnh khi đối diện với một câu chuyện nào đó tác động lên cảm xúc và não bộ - ta cũng được thừa hưởng từ họ - những người đã sinh ra và nuôi nấng ta. Nghiên cứu những năm gần đây đã tìm ra rất rõ rằng bóng ma tâm lý lâu dài do chấn thương tâm cảm xúc thời thơ ấu của người mẹ không chỉ hành hạ cảm xúc và suy nghĩ của họ, mà còn có thể truyền sang thế hệ sau - những đứa trẻ tổn thương mang sự thay đổi trong cách chúng chống lại stress (T. Jovanovic et al, 2011; L.M. Bierer et al 2014; . A. Lehrner et al 2014)

TỔN THƯƠNG TÂM LÝ LIÊN THẾ HỆ Ở NHỮNG NGƯỜI SỐNG SÓT QUA CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ

Vào năm 1966, nhà tâm thần học người Canada, MD Vivian M. Rakoff và các đồng sự của cô đã ghi lại một số liệu khổng lồ về các rối loạn tâm lý trên những đứa trẻ từ những gia đình có bố mẹ sống sót qua sự kiện diệt chủng Holocaust - tội ác lớn nhất của loài người ( Holocaust là tên gọi của cuộc tà.n sá.t chủng tộc đối với 6 triệu người Do Thái trong thời gian Thế chiến II do phátxí.t Đức gây ra. - theo báo Lao Động). Từ đó, định nghĩa về sự di truyền, và thừa hưởng nỗi đau qua từng thế hệ được nhận ra và để ý tới bởi xã hội. Vào năm 1988, một nghiên cứu được công bố bởi Tạp chí Tâm Thần Học Canada cho thấy đến 300% những người đến với trị liệu tâm thần là cháu chắt của những người sống xót qua thảm hoạ diệ.t chủn.g này. Kể từ đó, những nghiên cứu tâm lý thường tập trung vào tìm hiểu những người là con cháu của nạn nhân từ thảm hoạ nói trên.

  Ảnh: Intergenerational Trauma Animation/The Healing Foundation.
Ảnh: Intergenerational Trauma Animation/The Healing Foundation.

Nhưng về mặt lý thuyết, thì không chỉ nạ.n di.ệt chủn.g mà ở bất kì sự kiện nào trong cuộc đời cũng có thể gây sang chấn, dẫn đến các rối loạn tinh thần lâm sàng như trầm cảm, hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) lên người khác - những vấn đề ấy đều có thể ảnh hưởng đến con cháu họ sau này. Qua đó, có thể kể đến con cháu của các nạn nhân của những sự kiện lịch sử như: cá.c cuộc thanh trừ.ng chủng tộ.c, nạn nô lệ, nạn nhân của chiến tranh, người sống trong nỗi sợ khủng b.ố của sự kiện 11/9, hiểm hoạ thiên nhiên (sóng thần, động đất,…) hay người trải qua sự lo âu sợ hãi từ các sự kiện phân biệt chủn.g tộc, nạn đói nghèo, di dân, hay gần hơn là cảm giác rối loạn của thế hệ trước khi gặp các tình huống đau khổ trong cuộc đời họ (bị phụ bạc; bị bỏ rơi; hoặc mất mát hay chia ly với người thân).

Theo Dr. DeSilva: “Những người sống qua giai đoạn chiến tranh kéo dài và hậu quả của nó vẫn còn ẩn hiện qua nhiều thế kỷ, cũng rất có thể trở thành nạn nhân của sang chấn tâm lý liên thế hệ.”

NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ THƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN AI ?

Như đã nói đến ở trên, bất cứ gia đình nào cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những nỗi đau này. Ngoài những sự việc chấn động kin.h hoàng như chiến tranh mất mát, hay nạn di.ệt chủng thì những sự kiện ám ản.h thường xuyên xảy ra trong xã hội như:- Bạ.o lực gia đình- Trải qua nỗi sợ bị tấn công và quấ.y rố.i tìn. dụ.c- Là nạ.n nhân của việc bị căm ghét, hắt hủi trong xã hội,..- Bị gia.m giữ, kiểm soát quá mức bởi bố mẹ hoặc ai đó khác.(và rất nhiều những dẫn chứng khác cũng có thể khiến một người bị ảnh hưởng bởi vết thương tinh thần, từ đó xuất hiện ẩn hiện dưới nhiều hành vi và cách sống, cách dạy dỗ con cái và lan truyền vết thương của mình lên đời)Nhiều người trải qua các sự kiện đau đớn khác nhau, cũng như có những cách biểu đạt và phản ứng khác nhau trước nhiều tình huống trong đời.

Tranh: Kristen Uroda/NPR
Tranh: Kristen Uroda/NPR

SANG CHẤN DI TRUYỀN VS CÁCH NUÔI DẠY CON CÁI

Ở bài viết này, chúng ta hãy cùng nghĩ về những chuyện đã xảy ra trước khi chúng ta xuất hiện trên cuộc đời này.Hãy nhìn vào những điều mà thế hệ trước có thể đã từng trải qua. Những vấn đề góp phần vào cách não bộ ta hình thành và phát triển, cũng như cách nó ảnh hưởng đến việc nối những sợi dây ràng buộc lên cảm xúc của chúng ta.Chấn thương tâm lý để lại dấu vết sinh học lên gene di truyền của một người, sau đó sẽ lại tiếp tục truyền lại cho thế hệ tiếp theo, dù dấu hiệu ấy không để lại tổn thương và khiến gene bị đột biến, nhưng nó vẫn hoà lẫn và cấu trúc gene theo một cách nào đó (Đọc thêm về di truyền học biểu sinh (Epigenetics).

Nghiên cứu di truyền học trước đây cũng từng cho ra các kết quả tương tự chứng minh cho các di truyền liên thế hệ.Trong đó có thể kể đến trường hợp nổi tiếng là nạn đói mùa Đông ở Hà Lan. Một nạn đói hành hành ở Hà Lan vào những năm tháng cuối Thế Chiến thứ 2, con của những người phụ nữ mang thai trong thời kỳ thiếu thốn lương thực qua đời sớm hơn những đứa trẻ cùng tuổi sinh ra ở thời điểm khác; chúng có khả năng mắc béo phì và tâm thần phân liệt cao hơn (Bowers & Yehuda, 2020). Một nghiên cứu khác cũng cho ra kết quả những đứa trẻ thiếu thốn lương thực trong thời điểm nạn đói xảy ra có khả năng mắc bệnh tim nhiều hơn. Thậm chí một nghiên cứu khác ghi lại rằng con trai của các cựu binh từng bị cầm t.ù trong Civi.l wa.r có nhiều khả năng qua đời sớm hơn các cựu binh đồng đội của họ (Costa et al, 2018).

Tranh: Jun Cen/NBC News
Tranh: Jun Cen/NBC News

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho rằng sang chấn truyền đời này ảnh hưởng bởi cách cha mẹ nuôi dạy và truyền tải thông tin về cuộc sống cho con cái, hoặc thông qua hành vi và cách sống của họ hơn là bằng di truyền học.Một nghiên cứu lên chuột được thực hiện bởi Mansuy (2001) bằng cách tái tạo các tổn thương thời thơ ấu ở chuột. Cô ấy tách chuột mẹ và chuột con khỏi nhau trong những thời điểm bất ngờ không đoán trước, hơn nữa nghiên cứu còn làm tăng căng thẳng của việc nuôi dạy con cái của chuột bằng bằng cách nhốt chuột mẹ trong ống hoặc đổ nước vào chúng. Khi thả chuột mẹ lại với con chúng sau khi trải qua những căng thẳng quá mức, chuột mẹ có xu hướng luống cuống sợ hãi và mất tập trung. Chúng thường bỏ qua và lơ là chuột con, từ đó làm tăng thêm căng thẳng ở chuột con về cuộc chia ly ấy.

Qua bài học từ chuột, các nhà nghiên cứu liên hệ với trẻ em khi có những bố mẹ mang các sang chấn tâm lý rằng: khi người mẹ đang trải qua giai đoạn cảm nhận những đau đớn từ sang chấn tinh thần, sự thay đổi trong hành vi hay thái độ lơ là của họ khiến con cái hiểu nhầm rằng chúng không nhận được tình yêu thương từ họ. Nghiên cứu bên trên về nạn đói và thế chiến 2 cũng khiến mình liên tưởng đến nạn đói năm Ất Dậu ở nước ta cũng như lịch sử đau thương của một dân tộc với những ngày tháng bình yên ngắn hơn những ngày sống trong khói đạn rất nhiều lần! Những người từng sống qua thời đó và chứng kiến người chết đó.i ngày càng nhiều, chứng kiến má.u lửa, chứng kiến mất mát, chia ly, đau thương. Điều họ có thể nghĩ đến có thể là gì? Liệu có phải là muốn bảo vệ được sự bình yên cho những người thân yêu bằng mọi giá?. “Cái đói giày vò, đày đọa con người đến cùng cực. Nó cào ruột suốt ngày đêm” - Theo báo Tuổi trẻ về bài báo Nạn đói năm Ấ.t Dậ.u. Qua đó, hãy thử nghĩ về những gia đình nơi bố mẹ cố gắng bươn chải; nhớ về những câu chuyện ông bà thường hay nói một cách lạnh lẽo rằng “Có ăn là đủ rồi”. Liệu không trải qua những sang chấn quá khứ, từng trải qua những ngày cái ăn là điều duy nhất họ muốn để sống sót, ta có thể hiệu được một phần tại sao nhiều người lớn coi trọng kế sinh nhai hơn cảm xúc của con trẻ. Có lẽ họ cũng từng ám ảnh bởi cái đói và sợ hãi nó sẽ xảy đến với họ và những người họ yêu thương một lần nữa.

Đón đọc phần 2: NHỮNG DẤU HIỆU BIỂU HIỆN Ở BỐ MẸ CÓ THỂ KHIẾN NỖI ĐAU TRUYỀN SANG CON CÁINguồn:NGUYỄN LÊ HOÀI THƯƠNGFACEBOOK PAGE: PSYCHOLOGICAL FACTS - TÂM LÝ HỌC VIỆT NAMFOLLOW US ON INSTAGRAM @PSYCHOFACTS_TAMLYHOCVIETNAM  

  • 3012
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
586

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)