logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky7 năm trước
Lostbird

Ghé thăm một trong những studio cuối cùng trên thế giới làm quả địa cầu thủ công

Bởi sự "xâm chiếm" mạnh mẽ của internet, nhiều người dường như không còn nhớ quả địa cầu sử dụng như thế nào. Cũng chẳng còn ai mua quả địa cầu về để biết vị trí địa lý đó đây của thế giới mà tất cả những gì họ cần chỉ là một cú nhấp trên Google Map. Sự nhanh chóng, tiện lợi ấy vô tình đào thải thói quen sử dụng bản đồ hay quả địa cầu truyền thống. Vì vậy nghề làm quả địa cầu ngày càng mai một và không còn ai theo nghề nữa.

Người viết còn nhớ ngày nhỏ lúc chưa biết chữ, mình học nhớ hình dáng đất nước trên quả địa cầu. Tôi cũng đã rất thích xoay quả địa cầu của anh mình, dừng tay lại một điểm và bắt anh đọc tên nước ấy.

Hiện nay chỉ còn hai xưởng sản xuất quả địa cầu làm bằng tay 100% trên thế giới. Bellerby & Co. Globemakers là một trong hai xưởng trên, có trụ sở tại Stoke, Newington, London.

Được thành lập bởi Peter Bellerby vào năm 2008, xưởng sản xuất mang tên "Bellerby và những người bạn" ra đời một cách khá hữu duyên. Trong một lần loay hoay không tìm được quả địa cầu nào chất lượng để tặng quà sinh nhật lần thứ 80 tuổi của cha mình. Bellerby quyết định tự tạo ra sản phẩm riêng.

Bellerby bắt tay vào làm với suy nghĩ chỉ tốn vài ngàn bảng và mấy tháng, nhưng thực tế nó phức tạp hơn rất nhiều. Sau khi hoàn thành tác phẩm, anh quyết định mở một xưởng sản xuất quả địa cầu thủ công mang tên mình.

Sau nhiều năm hoạt động Bellerby & Co.Globemakers đã tuyển được cho mình những chuyên gia kinh nghiệm nhất trong việc chế tác quả địa cầu theo phương pháp thủ công.

Đây không chỉ là công việc mang tính sáng tạo nghệ thuật mà còn đòi hỏi những công cụ khoa học hiếm có. Nghệ nhân cần phải tỉ mẩn từng bước một, từ khâu in ấn, cắt múi giấy cho đến làm trục. Có thể nói, đây chính là một trong những bộ môn tuyệt đỉnh đòi hỏi sự kỹ lưỡng hiếm hoi còn sót lại trên thế giới ngày nay.

Mỗi nghệ nhân phải mất ít nhất 6 tháng tập luyện và học tập liên tục để có thể làm được một quả địa cầu.

Không phải lúc nào họ cũng thành công tạo ra một quả địa cầu. Việc chế tác là một chuỗi thử nghiệm giữa đúng và sai.

Peter Bellerby hy vọng rằng các thế hệ sau trong gia đình ông sẽ nối nghiệp và làm nghề này.

Một trong những công đoạn yêu thích đó là dán từng múi giấy bản đồ lên quả địa cầu.

Sau khi dán xong, các nghệ nhân tỉ mỉ đồ lại đường nét cho quả địa cầu.

Từng múi bản đồ được làm theo số lượng nhiều để đề phòng trong trường hợp có múi nào bị hỏng hoặc rách thì sẽ có ngay múi khác để thay thế vào.

Bạn có để ý thấy chi tiết gấu bắc cực trên bản đồ không? Đây là một điểm khá thú vị đấy!

Các múi bản đồ được nhúng ướt nước trong một khoảng thời gian nhất định để không bị rách khi dán lên quả địa cầu.

Churchill 127cm là một trong những tác phẩm lớn nhất của xưởng

Để tạo ra được những quả địa cầu thủ công đầy tính nghệ thuật này đòi hỏi không chỉ sự khéo léo tỉ mỉ mà còn cả sự chính xác tuyệt đối của người nghệ sĩ

Các chuyên gia dán múi bản đồ theo từng bán cầu, họ phải đo đạc lại một lần nữa trước khi dán nửa dưới của quả địa cầu.

Với đường kính 127cm, tên gọi được đặt dựa theo tên của thủ tướng Anh Winston Churchill. Qủa địa cầu Churchill dựa trên nguyên bản là một tác phẩm tượng trưng cho tình bạn, sự tôn trọng lẫn nhau của tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và thủ tướng Anh trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ 2.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky7 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)