Những bức ảnh chụp thành phố Bắc Kinh hiếm hoi này được ghi lại dưới góc nhìn của nhiếp ảnh gia người Anh Thomas Child vào những năm 1870 - 1880. Tháng 5 năm 1870, Thomas Child được Cơ quan Hàng hải Hải quân Hoàng gia thuê làm kỹ sư cơ khí tại Bắc Kinh. Anh chàng nhiếp ảnh gia 29 tuổi cùng với chiếc máy ảnh nhỏ đã bỏ lại vợ cùng ba đứa con thơ để lên đường sang Trung Quốc và trở thành 1 trong số 100 người nước ngoài sinh sống tại kinh đô triều đại nhà Thanh.
Triều đại Nhà Thanh triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc và Mông Cổ, triều đại này do dòng họ Ái Tân Giác La ở Mãn Châu thành lập. Khi đó, Mãn Châu là một địa danh nằm tại phía bắc bán đảo Triều Tiên và phía Đông Bắc Trung Quốc. Hiện nay, vùng đất này bị phân chia giữa khu vực Viễn Đông Nga với Đông Bắc Trung Quốc.
Trong khi những nhiếp ảnh gia cùng thời khác họ chọn cách quay trở về quê hương và xuất bản những bức ảnh hiếm hoi này và trở nên nổi tiếng, Child làm điều ngược lại. Child ở lại làm việc và trau dồi tiếng Quan Thoại thành thạo hơn và anh được coi như một cư dân Bắc Kinh thực thụ. Nhờ vậy, Child có nhiều cơ hội để tiếp cận các sự kiện quan trọng mà những nhiếp ảnh gia khác không có được.
Ảnh chụp chân dung đám cưới của tiểu thư Tăng Kỷ Phấn và Nhiếp Kỳ Qui được tổ chức vào năm 1875 (danh tính của họ mới được xác định gần đây). Tân nương là con gái của Tăng Quốc Phiên người giữ chức vụ Thị lang các bộ Binh, Lễ, Lại, Hình, ông là một trong ba đại tài triều đình nhà Thanh bấy giờ. Tân lang họ Nhiếp sau đó trở thành thống đốc Thượng Hải từ năm 1890 đến 1893.
Trong suốt 20 năm tiếp theo, ông đã chụp khoảng 200 bức ảnh ghi lại toàn bộ phong tục, kiến trúc, đời sống nhân dân trong triều đại cuối cùng của Trung Quốc. Child chụp Vạn Lý Trường Thành, chùa chiền, đền thờ, các cây cầu, bến cảng đông đúc... Ông còn ghi lại được khoảnh khắc thực hiện tháo dỡ các bức tường cung điện bị hư hỏng do xuống cấp, chiến tranh. Trong những lời chú thích, trong thư từ và những tờ tạp chí, ông phàn nàn về đường phố dơ bẩn, côn trùng và chuột cống có ở khắp nơi.
Ảnh chụp Ải Nam Khẩu thuộc Vạn Lý Trường Thành dẫn tới Mông Cổ hồi thế kỷ 19.
Năm 1889, Thomas Child quay trở về Anh nhưng ông vẫn nhớ thương Trung Quốc da diết, ông cùng với gia đình mình di chuyển ra khu ngoại ô ở London và đặt tên ngôi nhà của họ bằng tiếng Trung Quốc, tạm dịch là Studio của sự bình yên bất tận. Ông mất vào năm 1898 vì gặp tai nạn - chiếc xe ngựa của ông bị lộn nhào. Gia đình ông giữ lại một số giấy tờ, sổ sách nhưng đa phần đều bị mất.
Chiếc kiệu hoa truyền thống của người dân Trung Quốc. Theo phong tục ngày xưa, tân nương được người dân kiệu từ nhà mình về nhà chồng chứng tỏ hành trình tân nương từ nay đã là một thành viên trong gia đình tân lang.
24 linh vật bằng đá được đặt hai bên con đường thần đạo (Spirit Way) dẫn đến Thập Tam Lăng (một quần thể các ngôi mộ cổ của 13 đời vua nhà Minh) tượng trưng cho con đường dẫn lên trời. Khu lăng mộ này cách Bắc Kinh 50 km theo hướng tây bắc.
Hình bên trái: Tháp Ngọc ở Công viên Hương Sơn (Fragrant Hills Pagoda). Tháp Ngọc được trang trí bằng những viên gạch ốp lát màu vàng, xanh lá cây, tím và xanh lam. Hình bên phải: Chùa Thiên Ninh là ngôi chùa cổ nhất Bắc Kinh và cũng là ngôi chùa cao nhất thế giới. Chùa Thiên Ninh cao 154m, gồm 13 tòa, cao hơn 7,2 m so với kim tự tháp Khufu ở Ai Cập và có một cái chuông đồng khổng lồ nặng 30 tấn mà tiếng vang của nó có thể xa tới hơn 5 km.
Cây cầu bằng đá cẩm thạch tọa lạc tại Di Hoà Viên. Cây cầu nằm bên bờ phía tây của hồ Côn Minh. Cầu vòm cẩm thạch này là một trong những cây cầu được triều đại ngày xưa ưa chuộng, dáng cong tròn, cùng với các họa tiết vòm cao giúp thuyền rồng của Hoàng Đế có thể dễ dàng đi qua.
Một trong những tấm chân dung đầu tiên hiếm hoi chụp về một nhà sư và chú tiểu tại Bắc Kinh. Trong ảnh nhà sư và chú tiểu đều cầm tràng hạt trên tay, phía sau là tượng Phật bằng đồng được đặt ngay ngắn trên bàn.
Sông Đại Vận chảy qua địa phận Bắc Kinh vào thời nhà Thanh. Trong suốt triều nhà Thanh, đường thuỷ đóng vai trò rất quan trọng cho việc vận chuyển ngũ cốc và các mặt hàng khác đến Bắc Kinh, nối liền miền Bắc và miền Nam Trung Quốc.
Hỗn thiên nghi ở Bắc Kinh năm 1875. Hỗn Thiên Nghi là một công cụ thiên văn kiệt xuất. Hỗn Thiên Nghi mô phỏng lại “Thiên cầu”- một hình cầu cực lớn bao quanh Trái Đất chứa các vì sao, tức là mô tả lại bầu trời, các vì tinh tú mà bao quanh Trái Đất. Đây là một trung tâm nghiên cứu kính thiên văn được xây dựng từ thời nhà Minh và sau đó được nhà Thanh phát triển và mở rộng.
Địa thế hiểm trở nơi mà các du khách thế kỷ 19 phải đối mặt khi muốn tới xem Vạn Lý Trường Thành.
Cổng đài phun nước trong Viên Minh Viên. Từ năm 1709, vua Khang Hy đã bắt đầu xây dựng khu nghỉ dưỡng này bao gồm các đài phun nước, vườn hoa, cung điện lớn theo mô hình của châu Âu. Tuy nhiên, nhiều công trình trong vườn này đã bị phá hủy trong Chiến tranh nha phiến lần thứ 2.
Một con phố ở thành Bắc Kinh.
Hào nước được xây bao quanh Tử Cấm Thành với chức năng phòng thủ. Hệ thống thành trì vào thế kỉ 15 - 16 này hiện không còn tồn tại vì nó đã bị tháo dỡ và lấp lại sau khi nhà Thanh sụp đổ năm 1911.
Phía trước của của Vạn Thọ Sơn ở Di Hòa Viên.
Đàn lạc đà chở du khách thế kỷ 19 trên con đường tơ lụa ở Trung Quốc. Theo Child cho biết, lạc đà Bactrian hai bướu được dùng để mang than đá vôi vào kinh thành từ vùng đồi núi phía Tây và mang vác hàng hóa giữa Bắc Kinh và Mông Cổ.
Đây là một trong những hình ảnh hiếm hoi về Bích Vân tự. Các tòa nhà bằng gỗ được xây bao quanh ngôi chùa kim cương đã bị phá hủy trong Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.
Công trình cổng chào tại đường dẫn vào khu quần thể lăng mộ nhà Minh Thập Tam lăng.
Người dân mua bán nhộn nhịp trước trước một cửa hàng bán thuốc lá ở kinh thành Bắc Kinh.
Mặt tiền của tổng lý nha môn, cơ quan ngoại giao của nhà Thanh được thành lập vào năm 1861.
Cây cầu 17 vòm nổi tiếng ở Di Hòa Viên.
Mặt tiền của Tổng lý nha môn, cơ quan ngoại giao đầu tiên của nhà Thanh được thành lập vào năm 1861.