Công nghệ CGI là viết tắt của cụm từ Computer-Generated Imagery, có thể tạm hiểu là cách thức mô phỏng hình ảnh bằng máy tính. Nó tạo ra những kỹ xảo đồ họa hoặc chỉnh sửa hình ảnh theo yêu cầu cụ thể của từng bộ phim. Nhờ đó, các tác phẩm ngày càng trở nên mãn nhãn, đáp ứng thị hiếu hơn.
CGI (Công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính) giúp cho các nhà sản xuất phim tiết kiệm chi phí và thời gian tạo dựng các cảnh phim và nhân vật. Đặc biệt, đối với các bộ phim hành động, khoa học viễn tưởng thì phông nền xanh lá và CGI chính là trợ thủ rất đắc lực.
1. Wonder Woman (Nữ Thần Chiến Binh)
Phim siêu anh hùng nào cũng phải có sự hỗ trợ của kỹ xảo điện ảnh.
Những cảnh phim trong Wonder Woman nhìn chân thật thế này nhưng hóa ra đều được tạo dựng từ phông nền xanh là và CGI
2. Lord of the Rings: The Two Towers (Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn: Hai Toà Tháp)
Đây lại là một sản phẩm của kĩ xảo điện ảnh.
Ngoài đời thực, hình ảnh của Gollum là như thế này cơ.
Đã nhiều năm kể từ bộ phim Lord of the Rings: The Two Towers ra mắt khán giả, nhưng diễn xuất của Andy Serkis trong nhân vật Gollum vẫn gây ấn tượng với thế giới.
3. Mad Max: Fury Road (Max Điên: Con Đường Cuồng Nộ)
Bộ phim Mad Max: Fury Road đã sử dụng rất nhiều CGI. Bên cạnh đó, bộ phim cũng tạo dựng số lượng đáng kinh ngạc các hiệu ứng thực tế bao gồm con người, xe cộ và máy móc.
4. The Martian (Người Về Từ Sao Hoả)
Bộ phim The Martian chắc chắn được quay ở Trái Đất nhé.
5. Beauty and The Beast (Người Đẹp và Quái Vật)
Quái vật phiên bản chưa qua chỉnh sửa kĩ xảo.
CGI đã giúp cho quá trình làm phim trở nên dễ dàng hơn. Nếu không Dan Stevens trong vai quái vật sẽ rất mệt mỏi vì phải hoá trang mỗi ngày.
6. Game of Thrones
Game of Thrones là một bộ phim truyền hình nhưng độ đầu tư hình ảnh của nó không thua kém bất cứ tác phẩm điện ảnh nào.
Mỗi cảnh phim đều được đầu tư rất kĩ lưỡng.
7. The Empire Strikes Back (Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao V: Đế Chế Phản Công)
Tuy không sử dụng kĩ thuật CGI truyền thống nhưng bộ phim The Empire Strikes Back đã tạo ra một không gian rất tốt .
8. X-Men: Days of Future Past (X-men: Ngày Cũ Của Tương Lai)
Trong bộ phim X-Men: Days of Future Past, đôi khi bối cảnh chỉ là diễn viên và phông nền xanh lá, còn lại đã có CGI lo.
9. Independence Day (Ngày Độc Lập)
Ekip thực hiện đã rất vất vả chăm chút cho từng cảnh phim của Independence Day
10. Alice in Wonderland (Alice Ở Xứ Sở Thần Tiên)
Thế giới thần tiên trong Alice in Wonderland ma mị là vậy nhưng hậu trường thực hiện lại cực kì đơn giản.
Các nhân vật trong phim được tạo ra như thế này đây.
11. The Jungle Book (Cậu Bé Rừng Xanh)
Cậu bé trong phiên bản người thật của The Jungle Book thường phải đóng những cảnh phim độc thoại, chẳng thú vị như trên màn ảnh
Có vẻ chỉ lên phim mọi thứ mới thú vị thôi nhỉ?
12. Everest (Đỉnh Everest)
Đôi khi nhà sản xuất phải tạo dựng bối cảnh công phu để CGI biến nó trở nên vĩ đại hơn, như các cảnh phim Everest.
13. The Pacific (Mặt Trận Thái Bình Dương)
Đối với một số bộ phim như The Pacific, sẽ rất khó tìm được một loạt các chiến hạm trong Thế chiến thứ 2 để thực hiện cảnh phim này nếu không có CGI trợ giúp.
14. Harry Potter and the Deathly Hallows (Harry Potter và Bảo Bối Tử Thần)
Trong các phim phép thuật như Harry Potter, CGI là phần không thể thiếu để tạo ra hàng loạt hiệu ứng ma thuật mãn nhãn.
Các bạn đã thấy việc làm ra một bộ phim điện ảnh với hình ảnh bắt mắt, ekip thực hiện phải vất vả như thế nào chưa?