Năm 1967, giáo sư tại Đại học Bang Arizona William Podlich bắt đầu một nhiệm kỳ hai năm của UNESCO tại Afghanistan và trở thành giảng viên tại Higher Teachers College ở Kabul. Trong chuyến công tác này, đồng hành cùng ông là vợ là Margaret và hai đứa con nhỏ Peg và Jan. Tại đây, cuộc sống tại Afghanistan qua trải nghiệm của Podlich được chính ông ghi lại qua hàng trăm bức ảnh. Qua đó, ta có thể thấy một Kabul khác hoàn toàn so với bây giờ: Một thủ đô hiện đại với những chiếc xe ô tô thời thượng, công viên xanh mát, đàn ông và phụ nữ đi cạnh nhau trên phố và mặc đồ theo phương Tây. Nó yên bình đến mức khách du lịch có thể thoải mái đi xe buýt đến các địa điểm lịch sử nổi tiếng hoặc đến biên giới Pakistan mà không màng tới sự nguy hiểm.
Podlich đã nghỉ hưu từ năm 1981 và chết năm 2008 ở tuổi 92. Khi chia sẻ những tấm ảnh này cho tờ The Denver Post, đơn vị phát hành bức ảnh, con gái ông Peg Podlich đã nói "Khi tôi nhìn vào bức ảnh của bố tôi, tôi nhớ Afghanistan là một đất nước có hàng ngàn năm lịch sử và văn hoá. Thật đau lòng khi biết những gì đã xảy ra ở Afghanistan trong những cuộc chiến kéo dài gần 40 năm. Những người vui vẻ và hòa đồng đã bị giết hại bởi những kẻ man rợ."
Clayton Esterson, chồng của Peg Podlich, người đảm nhận vai trò lưu trữ cho các bức ảnh, nói với tờ The Denver Post: "Nhiều người Afghanistan đã viết những bình luận thể hiện sự biết ơn của họ với những bức ảnh tái hiện lại đất nước họ đã như thế nào trước 33 năm chiến tranh. Điều này đã tạo cho chúng tôi nỗ lực để kỹ thuật số hóa và khôi phục lại những bức ảnh đáng giá này."
Hẻm núi Kabul hay còn được gọi là Tang-i-Gharoo là con đường cao tốc nối giữa Kabul và tỉnh Jalalabad.
"Vào mùa xuân năm 1968, gia đình tôi đã đi xe buýt công cộng từ Afghanistan qua đèo Khyber để đến Pakistan (Peshawar và Lahore) và đường thì khá là gập ghềnh. Tôi nhớ rằng, trước khi chúng tôi rời Kabul, cha tôi đã trả tiền cho một người đàn ông trẻ đang đứng cạnh xe buýt với một cái biển cấm hút thuốc để ban phước cho xe buýt. Tôi đoán rằng nó đã hiệu quả - chúng tôi đã có một chuyến đi an toàn.
Peg Podlich, đeo kính râm ngồi trong chiếc xe buýt hôm đó.
Lính gác ở Cung điện Hoàng gia.
Một giáo viên người Afghanistan ở trường Higher Teacher College. Đây là một cơ sở đào tạo giảng viên dạy chuyên dạy cao học nằm ở Seh Aqrab Road và Pul-e-Surkh Road, phía bắc Kabul.
Các cô gái Afghanistan trên đường về nhà. Cả con trai lẫn con gái ở đây đều được học đến trung học và phải mặc đồng phục. Phụ nữ không được mặc chadri và được phép học đại học như đàn ông.
Một trạm xăng ở Kabul.
Học sinh nhảy múa theo nhạc ở sân chơi.
Đường hầm Salang, nằm ở tỉnh Parwan, là con đường liên kết giữa miền bắc và miền nam Afghanistan qua dãy núi Hindu Kush dưới đèo Salang Pass n. Đường hầm được xây dựng từ hồi Liên Xô mở cửa vào năm 1964.
Vườn Paghman, địa điểm trong bức ảnh đã bị phá hủy trong cuộc tấn công của Mỹ vào Afghanistan vào năm 2001
Học sinh tại ngôi trường Higher Teachers College of Kabul, nơi mà tiến sĩ Podlich đã giảng dạy và làm việc trong nhiệm kì hai năm tại đây
Masjid Shah-e-do Shamsheera ở Kabul
Một cậu bé địa phương đang trang trí bánh kem
Những công nhân sửa đường hạnh phúc với công việc của họ
Một người bán bánh Jilabee trên đường phố
Các thanh niên của Afghanistan có thể tụ tập uống trà và trò chuyện vui vẻ như thế này
Dàn quân nhạc của Afghanistan
Một khu dân cư sầm uất thuộc thành phố Kabul
Vườn Paghman