Tưởng vô hạn như cát mà cũng sắp đến ngày cạn kiệt
Nếu như nguồn tài nguyên nước hoặc điện thường xuyên được tuyên truyền sử dụng một cách tiết kiệm thì ít ai nghe đến lời kêu gọi sử dụng tài nguyên cát hợp lý. Trên thực tế, rất nhiều vật dụng, công trình được xây dựng nhờ vào nguồn tài nguyên nhiều người lãng quên này. Riêng ngành xây dựng, mỗi năm đã sử dụng hơn 25 tỷ tấn cát và sỏi. Con số đó nghe có vẻ lớn nhưng không phải là tất cả, ngoài ra còn 1 số lượng lớn cát được dùng để tạo ra các vật dụng xung quanh bạn.
Những mối quan tâm về nguồn tài nguyên này chỉ mới được đưa ra trong vòng 10 năm trở lại đây. Vào Tuần lễ Thiết kế Hà Lan năm ngoái, Atelier NL đã tổ chức 1 hội nghị chuyên đề thảo luận về chủ đề cát và đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông.
"Khi đô thị hóa và thế giới hiện đại của chúng ta được mở rộng hơn, nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên này cũng dần tăng lên." Nadine Sterk và Lonny van Ryswyck nói. "Cát đã được khai thác với tốc độ nhanh hơn quá trình chúng tự tái tạo lại. Nó đang biến mất khỏi các bờ biển, bãi biển, sông hồ, đáy đại dương và gây ra hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái và cả con người."
Nhưng nhu cầu khai thác cát không hề suy giảm do đó nó đã gây ra ảnh hưởng lên các vấn đề trên toàn cầu. Trong khi ngành công nghiệp hàng tỷ đô la đang dần cạn kiệt nguồn tài nguyên bởi họ đã khai thác triệt để các nguồn dầu mỏ, cát đất, hàng trăm hòn đảo ở Indonesia đã biến mất. Theo báo cáo của WIRED năm 2015, thiệt hại hệ sinh thái nặng nề đến nỗi các nước như Việt Nam, Malaysia và Indonesia đều đề ra những lệnh cấm, hoặc hạn chế xuất khẩu cát.
Tuy nhiên, những hạn chế, lệnh cấm xuất khẩu chỉ là hành động "thêm dầu vào lửa", vì để lách luật, các nhóm người ra sức khai thác cát bất hợp pháp, bán vật liệu trên thị trường chợ đen. Ngoài những lo ngại về các băng nhóm "mafia cát", còn một việc đáng lo ngại hơn nữa là nếu luật cấm xuất khẩu cát càng khắt khe thì sẽ càng làm tăng giá cát lên. Tất nhiên, đây không phải là những lo ngại gì quá mới vì chúng ta vẫn thường thấy tình trạng này lặp đi lặp lại liên tục đối với các nguồn tại nguyên không thể tự tái tạo lại.
Nếu muốn cải thiện tình hình này và không làm nguy hại thêm hệ sinh thái và đời sống của chính mình, điều đầu tiên chúng ta cần làm là đánh giá lại lượng cát chúng ta đang sử dụng và tìm hiểu xem nó xuất xứ từ đâu. Tại thế kỷ 21 này, thật khó có thể nhìn thấy được thế giới tươi đẹp ở tương lai khi mà nguồn tài nguyên cát đã cạn kiệt, vì lẽ đó, một số công ty start - up đã bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế, họ tìm cách sử dụng "cát hoang dã" - thường được xem là không sử dụng được.
Atelier NL là người đã trình bày dự án To See a World in a Grain of Sand (Tạm dịch: Nhìn cả thế giới qua một hạt cát) tại Tuần lễ Thiết kế Hà Lan năm ngoái, Atelier đã kêu gọi mọi người gửi mẫu cát từ khắp nơi trên thế giới đến để nghiên cứu sự khác nhau sau khi làm chúng tan chảy trong một cái ly thủy tinh với mục đích cuối cùng là đề cao quan điểm không khuyến khích nhập khẩu cát đường dài. Những kết quả này đơn giản chỉ mang lại vẻ đẹp với những màu sắc khác nhau và hình dạng khác nhau của từng loại cát ở mỗi địa danh.
Một nhóm sinh viên đến từ trường Imperial London cũng đã tận dụng nguồn "cát hoang dã" này để phát triển một nguyên liệu mới, nó được gọi là "Finite" (Nguyên liệu Hữu Hạn). Loại nguyên liệu này được làm từ cát sa mạc, có độ cứng bền như gạch, bê tông xây nhà. Tuy nhiên, so với bê tông thì nguyên liệu Hữu Hạn này hạn chế được 1 nửa lượng khí thải carbon do trong quá trình xây, chúng sử dụng chúng kết dính hữu cơ và thêm vào đó là lợi thế có thể tái sử dụng. Dự đoán đây sẽ là vật liệu thân thiện môi trường, sự lựa chọn tốt cho các dự án cơ sở hạ tầng ngắn hạn.
Dù cả hai lựa chọn này đang ở giai đoạn phát triển ban đầu nhưng họ vẫn tìm cách để giải quyết các vấn đề trong thế kỷ 21 này. Cũng giống như những nguồn tài nguyên không thể táo tạo khác trên trái đất, chúng ta cần phải thay đổi quan điểm, suy nghĩ về cát để không còn sử dụng chúng một cách hoang phí nữa.
- 0
- 0Bình luận