Những nữ công nhân phải \'ăn sống\' radium và án tử hình không thể tránh khỏi
Năm 1898, Marie Curie và chồng là Pierre đã phát hiện ra nguyên tố radium và giành được hai giải Nobel. Nhưng đến năm 1934, Marie Curie đã qua đời vì phơi nhiễm phóng xạ. Tuy nhiên, cái chết của nhà hóa học chỉ là một điểm dừng trên đường hủy diệt của radium.
Cho đến giữa thế kỉ XX, radium đột nhiên xuất hiện khắp nơi trong hàng tiêu dùng.
Người ta yêu thích khả năng phát sáng của radium, do đó nó được sử dụng trong các loại thuốc và mỹ phẩm.
Nó phổ biến đến nỗi người ta còn uống nước tẩm với radium.
Trong Thế chiến thứ I, tập đoàn Radium Hoa Kỳ đã thành lập một nhà máy sản xuất đồng hồ ở Orange, New Jersey. Nhiều nhân viên của họ là những phụ nữ trẻ - những người phải vẽ mặt đồng hồ và các mặt số nhỏ với sơn radium phát sáng.
Đồng thời, các công ty đồng hồ radium lớn khác cũng kinh doanh ở Waterbury, Connecticut và Ottawa, Illinois.
Để làm mềm cọ của mình, những người phụ nữ được hướng dẫn liếm đầu cọ và mỗi lần như thế họ sẽ trực tiếp ăn radium.
Chiếc đồng hồ radium này được chế tạo vào khoảng năm 1930. Mặt số vẫn còn sáng, cho thấy radium mạnh như thế nào.
Khi những người phụ nữ hỏi cấp trên của họ liệu sơn có an toàn để ăn không, họ nhận được câu trả lời là có. Nhưng công ty biết nó không an toàn và sự nguy hiểm của radium cũng không được cảnh báo vào lúc này. Trong thực tế, các công nhân nam tại nhà máy đồng hồ được bảo vệ bằng tạp dề chì và kẹp kim loại khi xử lý radium, trong khi đó phụ nữ thì hoàn toàn không có gì.
Năm 1922, một công nhân tên là Mollie Maggia đã ngã bệnh rất nặng. Cơ thể của cô bị phân hủy ngay trước mắt. Và một thời gian sau, toàn bộ xương hàm của cô ấy đã rời ra. Cùng năm đó, cô gái qua đời.
Những phụ nữ khác cũng bị ảnh hưởng rất khủng khiếp. Radium đã ăn mòn xương của họ, trong cơ thể họ xuất hiện những khối u khổng lồ và chúng còn phát sáng trong bóng tối.
Tổng công ty Radium của Hoa Kỳ đã phủ nhận rằng họ có lỗi và tuyên bố tất cả nhân viên của họ chỉ đang cố gắng kiếm chác từ công ty. Họ thậm chí đã cố gắng huỷ hoại danh tiếng của những người phụ nữ, trong đó có cả Molly Maggia bằng cách khẳng định bệnh mà họ mắc phải là "giang mai".
Năm 1928, Sabin Von Sochocky, một trong những người sáng lập của Tổng công ty Radium Hoa Kì và cũng là người đã phát minh ra loại sơn tẩm radium, đã chết vì bị phơi nhiễm bởi sản phẩm của chính mình.
Một số phụ nữ từng làm việc ở đây đã kiện các công ty, nhưng không được. Cho đến khi Catherine Wolfe Donohue kiện công ty đồng hồ Radium ở Illinois ngay từ giường bệnh của bà vào năm 1938, lúc này luật an toàn mới được ban hành.
Các cô gái radium đã thúc đẩy một môi trường làm việc an toàn hơn cho người khác trong khi chính họ phải đối mặt với cái chết ngày càng đến gần.
Một thế kỷ sau, radium trong xương của những người phụ nữ này vẫn phát ra ánh sáng yếu ớt dưới lòng đất.
- 0
- 0Bình luận