Thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra vào ngày 26/4/1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina phát nổ. Vụ thảm họa này đã trực tiếp gây ra 31 ca tử vong và ảnh hưởng lâu dài đến thế hệ tương lai. Đây được coi là vụ tai nạn trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân.
Hãy cùng Lost Bird tìm hiểu những sự thật ít người biết về sự kiện khủng khiếp này.
Thảm họa kinh hoàng này đã được Liên Xô giữ bí mật trong vòng hai ngày. Khi đám mây phóng xạ bao trùm cả Châu Âu và cả thế giới rúng động trước vụ tai nạn khủng khiếp ở nhà máy Chernobyl, chính quyền Liên Xô chỉ phát một đoạn thông báo ngắn, trong đó không đưa thông tin chi tiết về thảm họa này.
Nhà máy điện hạt nhân Forsmark của Thụy Điển cách Chernobyl 1.100 km đã cảnh báo về sự tăng đột biến của mức độ bức xạ. Điều này dẫn đến suy đoán rằng một điều gì đó khủng khiếp đã xảy ra tại Chernobyl trước khi thảm họa được chính thức tiết lộ với thế giới.
Ngọn lửa từ vụ nổ lớn đến mức hàng trăm nhân viên cứu hỏa đã bơm ra hơn 300 tấn nước mỗi giờ để dập tắt đám cháy.
Lunokhods là robot thám hiểm không người lái được Liên Xô sử dụng trong quá trình ngăn chặn hậu quả của thảm họa hạt nhân Chernobyl. Tuy nhiên, chúng gần như vô dụng và kết quả là hàng trăm nghìn người đã bị nhiễm phóng xạ trong lúc tham gia cứu hộ ở nhà máy này.
Đến nay, vẫn còn hai giả thuyết về nguyên nhân của vụ tai nạn tồi tệ và kinh khủng nhất lịch sử này. Một giả thuyết cho rằng, những người điều hành nhà máy điện đã phạm phải sai lầm trong quá trình làm việc dẫn đến vụ nổ. Giả thuyết thứ hai thì cho biết nguyên nhân tai nạn là vì thiết kế bị lỗi của lò phản ứng RMBK.
Nhiều người trong số những đội cứu hỏa tiếp xúc đầu tiên với thảm họa hạt nhân đã chết vài ngày sau đó do bị phơi nhiễm phóng xạ.
Hơn 700.000 nhân viên cấp cứu từ khắp nơi trên Liên Xô đã di chuyển đến địa điểm xảy ra thiên tai để giúp đỡ. Hầu hết những người này đều bị thương tật hoặc đã chết.
Đây là một đài tượng niệm nằm bên ngoài trạm cứu hỏa tại Chernobyl nhằm tôn vinh những người đã mất mạng khi tham gia ngăn chặn hậu quả của vụ thảm họa này.
Thảm họa hạt nhân đã ảnh hưởng diện rộng tới các khu vực từ Belarus đến đảo Corsica. Những đám mây phóng xạ khổng lồ đã bao trên nhiều quốc gia ở Châu Âu.
Sau thảm họa, thực vật tại đây phát triển với tốc độ nhanh bất thường. Cá trong khu vực này bị chết do phơi nhiễm phóng xạ cũng to hơn rất nhiều so với trước đây.
Ít người biết rằng, 5 năm sau thảm họa lại có một vụ nổ khác xảy ra ở Chernobyl. Nó xảy ra trong phòng tuabin của lòng phản ứng số 2. Mái nhà đã nổ tung, tuy nhiên không bị rò rỉ phóng xạ.
Giám đốc nhà máy điện Chernobyl nói rằng khu vực này không nên sinh sống trong ít nhất 20.000 năm tới.
Sau khi sơ tán, khoảng 1.200 người đã trở về đây và tái định cư bất hợp pháp.
Đã có hơn 6.000 trường hợp ung thư tuyến giáp được báo cáo là kết quả của sự tiếp xúc với bức xạ sau sự cố. Nhiều bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên sinh con vì sợ những đứa trẻ đó sẽ bị khuyết tật.
Các khu rừng xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã biến thành màu đỏ do bị nhiễm chất phóng xạ. Nếu rừng cây này bắt lửa và cháy thì các phân tử của chất phóng xạ sẽ phát tán vào khí quyển và con người sẽ hít phải chúng,
Ngày nay, Chernobyl là nơi có rất nhiều động vật hoang dã như heo rừng, đại bàng, nai và gấu sinh sống. Đây là khu bảo tồn động vật hoang dã độc đáo nhất trên hành tinh.