Lý do huyền thoại John Lennon, Elvis Presley từng nằm trong hồ sơ mật của FBI
Vào năm 1956, dưới sự đứng đầu của giám đốc J. Edgar Hoover, FBI (Cục điều tra liên bang Mỹ) đã khởi động chương trình Counter Intelligence Program (COINTELPRO). Mục đích của chương trình là "phơi bày, phá hoại, đánh lạc hướng, làm mất uy tín hoặc trung hòa" các nhóm nhạc được xem là mối đe dọa đến hiện trạng của nước Mỹ lúc bấy giờ. COINTELPRO chính thức kết thúc năm 1971. Tuy nhiên, người ta cho rằng nó vẫn hoạt động thêm vài năm sau đó.
Hãy cùng Lost Bird tìm hiểu các nghệ sĩ nằm trong danh sách đặc biệt này nhé!
Ca khúc Louie Louie và những nỗi sợ không tên
https://www.youtube.com/watch?v=4V1p1dM3snQ
Dù Louie Louie từng được thể hiện bởi khá nhiều ca sĩ, nhưng phiên bản ra đời vào năm 1965 của nhóm nhạc Kingsmen là phiên bản đáng chú ý nhiều nhất. Ngoài sự hấp dẫn không thể chối cãi đến từ âm nhạc và ca từ, bài hát này còn nổi tiếng vì nó đã dẫn tới một làn sóng phẫn nộ dữ dội cũng như châm ngòi cho một cuộc điều tra cấp liên bang ngay khi vừa ra mắt. Các bậc phụ huynh thời đó cho rằng bài hát này chứa nhiều yếu tố mang tính khiêu dâm và không phù hợp với trẻ nhỏ.
Sau hai năm tìm hiểu và một báo cáo dài 119 trang, cuộc điều tra kết thúc mà không có kết luận cụ thể nào được đưa ra. Louie Louie có thực sự chỉ là bài hát về một thủy thủ và cô gái anh yêu hay không? Dù như thế nào đi chăng nữa thì ca khúc này thực sự đã trở thành huyền thoại.
Ban nhạc The Almanac Singers: Sự tồn tại ngắn ngủi để lại nhiều nguồn cảm hứng.
Ban nhạc đồng quê The Almanac Singers được thành lập vào năm 1941. Với khuynh hướng chống chiến tranh và ủng hộ người dân lao động, The Almanac Singers nhanh chóng rơi vào tầm ngắm của FBI. Những đòn công kích công khai đến từ phía dư luận đã dẫn tới sự tan rã của nhóm vào năm 1942.
Sau khi tan rã, hai thành viên Pete Seeger và Woody Guthrie Guthrie vẫn tiếp tục trên con đường hoạt động xã hội không mệt mỏi cho đến cuối đời, và đương nhiên các đặc vụ FBI cũng không hề buông tha hai người.
Họ theo dõi Pete Seeger trong 20 năm tiếp theo và ghi lại mọi thứ về ông trong một tập tin khổng lồ dài 1800 trang. So với người đồng đội của mình, ông Woody Guthrie ít được chú ý hơn với một báo cáo dài 122 trang kết luận rằng Ban nhạc The Almanac Singers là những kẻ truyền bá chủ nghĩa Cộng sản qua các bài hát của mình.
John Lennon, cái gai “xuyên Đại Tây Dương” trong mắt FBI
Cố nghệ sĩ lừng danh John Lennon luôn là cái gai trong mắt của FBI kể từ khi ông đến New York vào đầu những năm 1970. FBI luôn muốn trục xuất ông khỏi nước Mỹ càng sớm càng tốt vì những quan điểm tiến bộ được cho là nguy hiểm của ông cũng như việc sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp.
Cựu thành viên ban nhạc The Beatles bị “ghi tên” vào danh sách điều tra này vào tháng 12 năm 1971 khi ông thể hiện ca khúc John Sinclair trong một buổi hòa nhạc ủng hộ nhà văn đấu tranh cho hòa bình John Sinclair.
Cuộc điều tra kéo dài trong hơn 12 tháng. Mặc dù thất bại trong việc trục xuất cố nghệ sĩ, tuy nhiên sự giám sát và quấy nhiễu liên tục của FBI đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp âm nhạc cũng như cuộc sống cá nhân của ông.
Nhóm nhạc rap NWA và cuộc đối đầu với FBI
Với ca khúc F*ck tha Police, các rapper của nhóm nhạc NWA đã giúp cho các nhân viên FBI có một năm 1988 không thể nào bận rộn hơn. Trong một bức thư cảnh báo gửi đến nhóm, trợ lý giám đốc Milt Ahlerich tuyên bố rằng ca khúc này là một sự xuống cấp trầm trọng. Nó khuyến khích bạo lực và sự thiếu tôn trọng đối với việc thực thi pháp luật.
Ngược lại với mục đích ban đầu của FBI, cuộc điều tra này càng làm cho NWA nổi tiếng hơn, Điều này cũng thúc giục các rapper lên tiếng chống lại các thế lực áp bức mà họ cảm thấy đã không được kiểm soát quá lâu.
Elvis Presley – Ông hoàng nhạc Rock 'n' Roll
Mối quan hệ giữa ông hoàng nhạc Rock ‘n' Roll Elvis Presley và FBI có thể được xem là "câu chuyện tình yêu" kịch tính nhất thế kỷ 20. Vào thời điểm “mặn nồng”, ông thậm chí còn được đề nghị làm đặc vụ chính phủ và gặp gỡ Tổng thống Nixon để thảo luận về sự suy thoái đạo đức của đất nước.
Tập hồ sơ dài 683 trang của ông hình thành từ năm 1956, khi biên tập viên của một tờ báo Công giáo mô tả một trong những buổi biểu diễn của ông ở Wisconsin là "màn trình diễn bẩn thỉu và cực kỳ nguy hại". FBI lo ngại rằng sự hấp dẫn của ông sẽ khiến người hâm mộ trở nên cuồng loạn. Đó thực sự là mối nguy hiểm đối với an ninh của nước Mỹ.
Cuối cùng, cuộc điều tra cũng đi đến hồi kết mà không có bất kỳ kết luận bất lợi nào cho ông hoàng nhạc Rock ‘n' Roll. Elvis Presley cũng chưa bao giờ trở thành một đặc vụ chính phủ. Có lẽ câu chuyện tình yêu này đã kết thúc không hề êm đẹp.
Insane Clown Posse kêu FBI vào cuộc vì bị người hâm mộ quấy rối
Insane Clown Posse là một nhóm nhạc hiphop hai thành viên theo đuổi phong cách quái dị đến từ Michigan, Mỹ. Một nhóm người hâm mộ quá khích của bộ đôi này tự gọi mình là Juggalos và dần phát triển thành một băng nhóm tội phạm khét tiếng tại Mỹ.
Kể từ năm 2011, FBI đã phân loại Juggalos là "một băng nhóm tội phạm được tổ chức lỏng lẻo". Hai thành viên của ban nhạc cho biết người hâm mộ của nhóm phải hứng chịu nhiều sự phân biệt đối xử từ các cơ quan nhà nước và những người xung quanh do ảnh hưởng từ băng Juggalos. Họ đã đâm đơn kiện FBI trong nhiều năm nhằm khôi phục lại những quyền lợi của mình nhưng cho đến nay vẫn không hề có kết quả khả quan.
Cái chết của Trent Reznor trong Down in It thực tới mức FBI phải điều tra
Down in It là một trong những MV gây ám ảnh nhất của ban nhạc Nine Inch Nails. Trong MV này, thành viên Trent Reznor của nhóm vào vai một người đàn ông leo lên một tòa nhà cao tầng, sau đó anh trượt chân và rơi xuống. Cảnh quay mô tả cái chết của anh thực tới mức mà một người nông dân đã báo cáo sự việc này với chính quyền. FBI sau đó đã mở một cuộc điều tra ngắn về cái chết của Trent Reznor.
Quản lý của nam ca sĩ cuối cùng phải lên tiếng khẳng định về tình trạng sức khỏe bình thường của anh với báo chí để dẹp tan các tin đồn thất thiệt.
Nghệ sĩ nhạc Jazz Duke Ellington đã bị theo dõi trong hơn bốn thập kỷ
Dù nhiều lần (gián tiếp và cả trực tiếp) khẳng định mình không phải là một người ủng hộ chủ nghĩa Cộng sản, nghệ sĩ nhạc Jazz lừng danh Duke Ellington vẫn không thoát khỏi sự theo dõi của các đặc vụ FBI. Ông trở thành đối tượng tình nghi từ sau buổi biểu diễn tại Hội nghị về tình trạng thất nghiệp All - Harlem Youth Conference vào năm 1938.
Mặc cho việc hội nghị này nhận được sự ủng hộ từ Tổng thống Roosevelt, FBI vẫn cho rằng nó có liên quan tới chủ nghĩa Cộng sản và nam nghệ sĩ là một mối đe dọa tiềm tàng của quốc gia. Ông tiếp tục bị theo dõi trong gần bốn thập kỷ dù trên thực tế, Duke Ellington là một người theo chủ nghĩa chống Cộng.
Chứng hoang tưởng của Phil Ochs
Xuyên suốt sự nghiệp âm nhạc và cả cuộc đời ngắn ngủi của mình, Phil Ochs được biết đến như một ca sĩ nhạc đồng quê kiêm nhà hoạt động chính trị rất tích cực. Ông cho rằng mình bị FBI theo dõi trong nhiều năm, thậm chí trong một lần biểu diễn, ông còn nói đùa với khán giả rằng: “Các bạn biết đó, tôi là một ca sĩ nhạc đồng quê thuộc FBI.”
Mọi người đều cho rằng ông mắc chứng hoang tưởng. Tuy nhiên, trên thực tế, điều mà ông nói hoàn toàn đúng. FBI đã cho người theo dõi ông từ đầu những năm 60 khi ông trình diễn các bài hát mang có yếu tố chính trị của mình tại các cuộc biểu tình phản đối chính phủ.
Phil Ochs tự tử vào năm 1976 khi chỉ mới 35 tuổi. Dù bị theo sát đến những ngày cuối cùng của cuộc đời, ông vẫn chưa bao giờ bị kết tội bởi FBI.
Nhóm nhạc The Monkees và những bất ngờ ẩn giấu bên trong
The Monkees là một ban nhạc gồm 4 thành viên (Michael Nesmith, Peter Tork, Davy Jones và Micky Dolenz) khá nổi tiếng vào những năm 60 của thế kỷ trước. Họ thâm chí còn được xem là bản sao của huyền thoại The Beatles. Tuy nhiên, một tập hồ sơ được FBI công bố vào năm 2011 đã gây ra cú sốc lớn cho người dân trên toàn thế giới.
Các báo cáo cho thấy bốn chàng trai người Anh đã cho trình chiếu những hình ảnh ủng hộ cánh tả trong một buổi biểu diễn của mình vào năm 1967. Hóa ra đằng sau dáng vẻ hiền lành ấy là những chàng trai với ý thức chính trị sâu sắc và sẵn sàng đấu tranh vì lẽ phải.
- 0
- 0Bình luận