logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Gặp gỡ người phụ nữ truyền cảm hứng cho áp phích huyền thoại \'We can do it!\'

Lost Bird sẽ giải đáp cho bạn đây!

Năm 1942, hoạ sĩ J. Howard Miller sống ở Pittsburgh, Mỹ được Uỷ ban điều phối sản xuất của Công ty Westinghouse thuê để vẽ một loạt áp phích cổ động sản xuất phục vụ chiến tranh. Đây là khoảng thời gian sau chiến tranh Trân Châu Cảng, chủ nhà máy mong muốn khuyến khích phụ nữ gia tăng sản xuất thay cho đàn ông đang ở mặt trận chiến tranh.

Một trong những áp phích thời đó đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới cho đến ngày nay chính là "We can do it!". Tấm áp phích này những năm sau đó cũng được gọi là "Rosie the Riveter".

Miller khi đó được cho là đã lấy cảm hứng từ một một bức ảnh mà dịch vụ United Press International đã chụp một nữ công nhân phục vụ chiến tranh có tên Naomi Parker Fraley.

1

Sau khi hoàn thành, tấm áp phích "We can do it!" chỉ được quảng bá rộng rãi cho nhân viên của Westinghouse ở Vùng Trung Tây nước Mỹ trong khoảng 2 tuần vào tháng 2/1943, sau đó nó biến mất gần 4 thập kỷ.

Đến tận năm 1980, tấm áp phích này của Miller được tái sinh và trở nên nổi tiếng. Vào lúc này, nó không còn là áp phích cổ vũ lao động mà trở thành biểu tượng đại diện cho nữ quyền, chính vì điều này, áp phích bị gọi nhầm thành "Rosie the Riverter".

4

Naomi Parker làm việc tại Trạm Không quân Hải quân ở Alameda, California, tháng 3/1942. Nguồn ảnh: Getty Images.

3

Bà được công nhận là người phụ nữ đã truyền cảm hứng cho hoạ sĩ Miller vẽ ra bức áp phích "We can do it!".

Năm 1982, áp phích "We can do it!" được nhắc đến trong một bài báo "Nghệ thuật áp phích vì lòng yêu nước". Bài báo đăng trên tạp chí Bưu Chính Washington về các áp phích trong bộ sưu tập Quốc gia.

Trong những năm tiếp theo, tấm áp phích được tuyên truyền rộng rãi để nâng cao chủ nghĩa nữ quyền. "We" - "chúng tôi" ở đây đại diện cho chị em phụ nữ, khẳng định sự đoàn kết chống lại sự bất bình đẳng giới. Thông điệp này hoàn toàn khác hẳn so với mục đích cổ vũ lao động ban đầu của nó vào năm 1943.

Giáo sư lịch sử Jeremiah Axelrol đã nhận xét đây là tấm áp phích kết hợp được cả sự mạnh mẽ của nam giới bên trong sự diệu dàng của phụ nữ.

5

Naomi Parker (trái), chị gái của bà Ada Parker (giữa), và Frances Johnson đại diện cho thời trang chiến tranh tại Trạm Không quân Hải quân Alameda, 1942. Nguồn ảnh: Getty Images.

Tạp chí Smithsomian đưa hình ảnh của "We can do it!" trên trang bìa vào tháng 3/1994, và nó lại tiếp tục gây sốt trong lòng mọi người. Tháng 2/1999, Bưu điện Hoa Kỳ đã tạo ra một con tem dựa trên hình ảnh của áp phích với dòng chữ "Phụ nữ hỗ trợ chiến tranh". Một tấm áp phích nguyên bản của Westinghouse từ năm 1943 được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ.

Năm 1984, cựu công nhân thời chiến Geraldine Hoff Doyle đã được biết đến một bức ảnh chụp mình đang làm việc lại nhà máy vào năm 1942. Mười năm sau đó, Doyle lại thấy tấm áp phích "We can do it!" và cho rằng hoạ sĩ Miller trước đây đã lấy cảm hứng từ bức hình của bà. Sau đó, Doyle được biết đến rộng rãi là người phụ nữ mạnh mẽ trên tấm áp phích "We can do it!" năm nào.

Tuy nhiên sự nhận dạng này quá trễ so với Naomi Parker. Sau khi Doyle tự nhận mình mới chính là người mẫu thật sự trong áp phích đã gây ra nhiều tranh cãi.

2

Geraldine Hoff Doyle (1924-2010) cũng tự nhận mình là nữ chính của áp phích vào năm 1942 khi bà tuổi 17. Tuy nhiên sự chậm trễ của Doyle đã không giúp bà được công nhận rộng rãi như Naomi Parker.

6

Naomi Parker Fraley vào năm 2015 chụp ảnh cùng tấm áp phích huyền thoại. Nguồn ảnh: The New York Times.

Nhà sử học Westinghouse Charles A. Ruch, một cư dân ở Pittsburgh đã từng là bạn của J. Howard Miller đã chia sẻ rằng Miller không có thói quen làm việc từ ảnh. Tuy nhiên, bức ảnh của Naomi Parker đã xuất hiện trên tờ báo Pittsburgh vào ngày 5/7/1942, có thể là một bằng chứng cho thấy Miller thật sự lấy cảm hứng từ bà.

7

Bà Fraley (Phải) chụp ảnh cùng em gái Ada Wyn Parker Loy vào tháng 9/2016. Cả 2 đều là những mỹ nhân mê đắm lòng người vào những năm 1940. Nguồn ảnh: The New York Times.

Đến nay, cả Naomi Parker Fraley và Geraldine Hoff Doyle đều được công nhận là người đã xuất hiện trên tấm áp phích huyền thoại "We can do it!", vì cả hai đều có vẻ đẹp rất hút hồn. Dù là ai, thì đây cũng là bức áp phích mang nhiều ý nghĩa với phái đẹp.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)