10 cảnh phim Hollywood sử dụng hiệu ứng CGI lừa được hết khán giả vì sống động như thật
CGI là viết tắt của từ "Computer- generated imagery" tạm dịch là Công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính. Đây là công cụ khá hữu dụng trong ngành công nghiệp điện ảnh hiện nay.
Hãy cùng Lost Bird tìm hiểu những cảnh phim trở nên ấn tượng và đáng nhớ hơn nhờ sử dụng CGI.
Zodiac
David Fincher là một trong những đạo diễn tỉ mỉ nhất trong ngành công nghiệp điện ảnh và cũng được biết là người không để vụt mất cơ hội nào. David luôn muốn mọi thứ trở nên hoàn hảo và được kiểm soát, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi ông sử dụng hiệu ứng hình ảnh trong hầu hết các bộ phim của mình. Điều đáng ngạc nhiên là ông đã sử dụng CGI cho một hiện trường vụ án ở một địa điểm có vẻ khá bình thường.
Trong bộ phim Zodiac năm 2007, Mark Ruffalo thủ vai một điều tra viên, anh đang thu thập chứng cứ ở một vùng ngoại ô yên tĩnh ở San Francisco. Sự thật là toàn bộ khu phố đã được dựng bằng kỹ thuật số. Nhờ sử dụng CGI, đạo diễn David Fincher đã có thể kiểm soát ánh sáng tốt hơn và thêm những chi tiết mà ông cho là cần thiết cho bộ phim. David Fincher đã thành công vì hầu hết chúng ta tin rằng đó là một địa điểm thực sự chứ không phải là sản phẩm của máy tính.
A Beautiful Mind (Một Tâm Hồn Đẹp)
A Beautiful Mind là bộ phim sản xuất năm 2001 xoay quanh cuộc đời của nhà toán học John Nash. Một trong những cảnh đau tim nhất của phim dựa vào việc sử dụng các hiệu ứng hình ảnh.
Russell Crowe, người đóng vai Nash, bắt đầu cho thấy nhiều dấu hiệu của chứng tâm thần phân liệt ngay sau khi con anh được sinh ra. Trong một cảnh cụ thể, anh tắm cho đứa bé nhưng lại để mặc nó nằm trong bồn nước và dần chìm xuống dòng nước chảy xiết. Ngay sau đó, Jennifer Connelly điên cuồng chạy vào phòng tắm để cứu đứa con của họ kịp lúc.
Cảnh phim này trông hoàn toàn thực tế, nó khiến người xem run rẩy và bối rối. Sự thật là Ron Howard đã đặt em bé vào bồn tắm mà không có nước và sau đó dùng hiệu ứng hình ảnh để lấp đầy bồn tắm bằng nước. Đây là một cảnh tuyệt vời và nó chỉ có thể được thực hiện nhờ sử dụng CGI.
The Wolf Of Wall Street (Sói Già Phố Wall)
Có rất nhiều điều "không thật sự hiện hữu" trong bộ phim của Martin Scorsese mà chúng ta khó có thể kể tên hết. Gần như tất cả các ngoại cảnh trong bộ phim đều sử dụng VFX để tăng thêm sự xa hoa, tráng lệ. Các ngôi nhà xung quanh bờ sông được thêm vào bởi nhóm hiệu ứng đặc biệt để làm cho cung điện của Jordan Belfort thực sự nổi bật.
Trong đó đáng ngạc nhiên nhất là một cảnh có địa điểm ở Ý. Khi nhân vật của Margot Robbie đi xuống bến tàu, cô được bao quanh bởi những người lái thuyền và nước hồ trong xanh. Nó trông giống như một ngày đẹp trời ở Ý nhưng thực ra là một khung cảnh được dựng lên bởi "màn hình xanh lá" thần kì của Hollywood mà thôi.
Khoảnh khắc đáng nhớ khác của CGI trong bộ phim này là cảnh một chú sư tử đi ngang qua những người môi giới đang bận rộn nghe điện thoại. Khung cảnh này khiến mọi người ngỡ ngàng vì nhìn nó quá thật khi được công chiếu. Dĩ nhiên chúng ta không biết con sư tử có huấn luyện viên ở bên cạnh dẫn nó đi vào phim trường. Sau đó người huấn luyện viên xóa khỏi cảnh quay và các nhà môi giới được thêm vào.
Brokeback Mountain (Chuyện Tình Sau Núi)
Thật khó để tìm được một con vật không làm hỏng một cảnh quay, chuyện càng khó hơn khi bạn phải "chăm bẵm" một đàn cừu trên dưới hai trăm con như trong bộ phim Brokeback Mountain.
Phim kể về chuyện tình kéo dài 20 năm của hai người chăn cừu. Dù bộ phim không lạm dùng quá nhiều CGI nhưng đạo diễn Lý An cảm thấy đó vẫn là một điều cần thiết khi những con cừu trở nên quá ngang bướng. Trong một buổi phỏng vấn, đạo diễn đã nói rằng ông phải vật lộn liên tục với những con cừu vì chúng không chịu đứng yên uống nước trong một cảnh quay. Cuối cùng, ông buộc phải từ bỏ cảnh quay ấy.
Hai nhân vật Heath Ledger và Jake Gyllenhaal đều được đề cử giải Oscars nhờ hóa thân xuất sắc vào cặp đôi đồng tính. Đây là một điều mà hiệu ứng hình ảnh sẽ không bao giờ có thể tạo ra: sức mạnh của cảm xúc con người.
Machete (Tập Đoàn Sát Thủ)
Trong thời đại của phong trào #MeToo, thật lạ tai khi nghe câu chuyện về một nữ diễn viên đã đứng lên bảo vệ chính mình từ lâu trước khi phong trào này bắt đầu xuất hiện.
Trong bộ phim Machete, Jessica Alba xuất hiện khỏa thân trong một cảnh phòng tắm. Nếu nhìn bằng mắt thường thì chúng ta sẽ cho rằng cô đang khỏa thân hoàn toàn nhưng không, Jessica thực sự đang mặc đồ lót màu trắng. Luật sư của Alba đã khẳng định rằng cô và Robert Rodriguez, đạo diễn của bộ phim, đã đưa ra quyết định này cùng nhau.
Alba đã thề sẽ không bao giờ xuất hiện khỏa thân trong bất kỳ bộ phim nào vì cô xuất thân từ một gia đình Công giáo nghiêm khắc, nên việc để lộ cơ thể trên màn ảnh là một điều cấm kỵ.
Mặc dù Alba chấp nhận sử dụng CGI nhưng nhiều khán giả đã thất vọng và bối rối trước tương lai của hiệu ứng hình ảnh về hình ảnh khoả thân. Một số nhà phê bình phim cho rằng các cảnh khỏa thân không nên thay thế bằng các hiệu ứng. Có vẻ như một vài khán giả tức giận rằng họ không nhận được những gì xứng đáng với đồng tiền họ đã bỏ ra...
The Social Network (Mạng Xã Hội)
Sau khi xem bộ phim The Social Network bạn sẽ bị sốc khi phát hiện ra rằng cặp sinh đôi không có thật. Đó là lý do tại sao David Fincher tiếp tục chứng minh với khán giả rằng ông là bậc thầy trong việc sử dụng CGI. Trong một cuộc phỏng vấn, Fincher nói rằng họ đã cố gắng tìm cặp song sinh có thể đóng vai anh em nhà Winklevoss, nhưng không thể tìm thấy một cặp nào diễn đủ tốt. Vì thế, David đã chọn nam diễn viên Armie Hammer và sử dụng hiệu ứng hình ảnh để tạo ra "double Hammer".
Trong bộ phim có một diễn viên tên là Josh Pence đóng vai người anh em song sinh của Hammer, nhưng chỉ có phần thân của anh được xuất hiện trên màn ảnh vì gương mặt thật của Josh đã được "Hammer hóa".
Cụ thể, "Hammer thật" sẽ đi vào một phòng thu, nơi người ta sử dụng hiệu ứng hình ảnh để tạo ra khuôn mặt "dán vào" gương mặt của Josh. Ở đây, Hammer sẽ thu tiếng song song cho cả cặp đôi song sinh. Sau đó, một nhóm VFX chồng khuôn mặt của Hammer trên Pence trong phim.
David Fincher cảm thấy khá bất công cho Josh vì anh sẽ không được xuất hiện trên màn hình, ông đã quyết định cho anh một vai khách mời trong cảnh vô tình bắt gặp Eduardo và Zuckerberg sau khi họ "chén say sưa" hai cô gái trong phòng vệ sinh. Đây là một cử chỉ tốt đẹp trong ngành công nghiệp này phải không nào?
Mad Max: Fury Road (Max Điên: Con Đường Cuồng Nộ)
https://www.youtube.com/watch?v=ehCYbh2aFsE
Bộ phim đã sử dụng CGI để làm cho môi trường xung quanh nhìn có vẻ nguy hiểm hơn. Trong phim có một cảnh sau cơn bão, khi Max hợp tác cùng với Furiosa và Wives trên tàu War Rig. Khi các băng đảng khác đuổi theo họ, Furiosa tiến về phía một hẻm núi hẹp, nơi một băng nhóm quái xế đã cho nổ những bức tường đá nhằm bít kín con đường.
Hẻm núi trong phim là một mô tả đã được tăng cường, nhằm làm cho nó có vẻ hẹp hơn và cao hơn. Hiệu ứng làm cho hẻm núi hẹp sẽ tạo cảm giác nguy hiểm đối với Furiosa và Max, trong khi mở rộng hẻm núi làm cho vụ nổ càng thêm hoành tráng.
Đạo diễn George Miller đã sử dụng VFX như một chi tiết bổ sung để khiến khán giả trên toàn thế giới đắm chìm vào khung cảnh ấy mà không cho phép họ đặt câu hỏi về bối cảnh đó có thật hay không. Cảnh phim này đã giúp bộ phim Max Mad: Fury Road được đề cử cho 10 giải Oscars cho các hiệu ứng hình ảnh ngoạn mục của nó.
Die Hard With A Vengeance (Đương Đầu Với Thử Thách 3)
Nhìn chung, việc sử dụng hiệu ứng hình ảnh là công cụ giúp tiết kiệm sức lực của dàn diễn viên và giúp phi hành đoàn khỏi gặp phải sự cố không cần thiết nào trong khi quay phim.
Trong phần thứ ba của chuỗi phim Die Hard, thám tử John McClane bị nhân vật phản diện Simon bắt đeo một tấm bảng hiệu chữ N đi giữa khu phố Harlem.
*N words: nghĩa là những từ ngữ phân biệt chủng tộc, đặc biệt là dành cho người da đen.
Chắc chắn sẽ có nhiều hơn một chút khó xử khi Bruce Willis dạo quanh con đường thành phố với tấm bảng chữ N có ý nghĩa tiêu cực. Nếu có sự cố xảy ra, ekip sản xuất sẽ mất thêm tiền vì bị kéo dài thời gian quay phim. Vì vậy, thông điệp sử dụng hiệu ứng hình ảnh thay thế bằng "Tôi ghét (N-word)" và "Tôi ghét tất cả mọi người" đã được chèn vào nhờ hiệu ứng CGI.
Children Of Men (Đứa Con Của Loài Người)
Children Of Men là một trong số ít tác phẩm thuộc dòng khoa học viễn tưởng có cảnh đàn ông đỡ đẻ. Bối cảnh phim được đặt tại Vương quốc Anh trong tương lai, nơi căn bệnh vô sinh đang đe dọa sự tồn tại của con người. Khi những người nhập cư bị bức hại và giam giữ, một quan chức cố gắng bảo vệ người phụ nữ mang thai duy nhất trên thế giới, người có thể duy trì sự sống của nhân loại.
Một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất của bộ phim là khi người phụ nữ này sinh con. Đó là một cảnh quay cực kỳ ấn tượng và nó còn đáng chú ý hơn bởi vì đứa bé được tạo ra hoàn toàn từ CGI.
Blood Diamond (Kim Cương Máu)
Trong phim Blood Diamond, đạo diễn Edward Zwick quyết định thêm một giọt nước mắt trong cuộc gọi điện thoại cuối cùng giữa Danny Archer (Leonardo Dicaprio) và Maddy Bowen (Jennifer Connelly).
Phiến quân đã bắt đầu vây quanh Danny Archer và rõ ràng là anh ta sẽ chết. Jennifer Connelly biểu hiện tình cảm rất tốt trong cảnh quay này, nhưng đối với Zwick bấy nhiêu đây là không đủ. Vì vậy, nước mắt được tạo bởi CGI đã giúp nữ diễn viên có đủ xúc cảm để lay động trái tim khán giả.
- 0
- 0Bình luận