Lý do gì khiến chú hề vốn để chọc cười lại trở thành nỗi ám ảnh của bao người?
Tuy nhiên, một số người khác có chứng sợ hãi chú hề, còn được gọi là bệnh "Coulrophobia". Đây là căn bệnh sợ chú hề, người bệnh thường tỏ ra nghi ngờ thậm chí sợ hãi những điều xảy ra dưới lớp mặt nạ của những chú hề. Một số người nổi tiếng mắc căn bệnh "coulrophobia" như diễn viên Daniel Radcliffe và Johnny Depp.
Chứng bệnh phát tác khi hạch hạnh nhân nằm ở tâm não, nơi điều khiển cảm xúc con người truyền tín hiệu sợ hãi.
Trước khi chúng ta ăn diện trong những bộ trang phục rực rỡ và đeo những chiếc mặt nạ "hài hước" để bắt đầu hù họa mọi người, thậm chí còn trước khi siêu phẩm It của Stephen King được ra mắt thì đã có những người mắc chứng sợ chú hề.
Các nhà tâm lý học tin rằng nguyên nhân của "coulrophobia" hay được gọi là chứng sợ hề hiện nay có sự liên kết với các câu chuyện kinh dị - tương tự như nhân vật Pennywise nham hiểm. Tuy nhiên, có một nghiên cứu vào năm 2008 cho thấy rất ít trẻ em yêu thích những chú hề khi thấy họ ở phòng khám bệnh nhi, nha sĩ hay bệnh viện.
Thay vì đem lại niềm vui, treo những bức hình của những chú hề xung quanh khu vực tập trung nhiều trẻ em sẽ đem lại phản ứng trái ngược. Có thể là vì trẻ em bắt đầu kết hợp những khuôn mặt sặc sỡ với bệnh tật hoặc tiêm chủng. Hoặc chúng có thể nghĩ rằng bởi vì nhìn những chú hề thật kinh dị.
Frank T.McAndrew, một nhà tâm lý xã hội, đã bắt đầu nghiên cứu chuyên sâu về hội chứng sợ hề. Ông đã công khai đề tài nghiên cứu của bản thân vào năm 2016, sẽ giúp chúng ta phần nào giải thích được cảm giác sợ hề.
McAndrew cùng đồng nghiệp khảo sát 1.341 tình nguyện viên có độ tuổi từ 18 đến 77 và họ bắt đầu điền vào bảng khảo sát về tính cách và hành vi mà họ cho rằng nó thật sự đáng sợ. Kết quả cho thấy, đàn ông thường gắn liền với cảm giác đáng sợ hơn nữ giới, hay những hành vi khó đoán trước sẽ làm cho người khác cảm thấy không thoải mái, ví dụ như là mắt đối mắt một cách khó hiểu.
Tạo hình thường thấy của những chú hề là chiếc miệng rộng, đôi mắt lồi và họ hay lựa chọn những chủ đề khiếm nhã để chọc cười, khiến cho mọi người có ác cảm đối với những chú hề.
"Kết quả hoàn toàn phù hợp với giả thuyết mà tôi đưa ra. Chúng có thể giúp chúng ta giải đáp về sự mơ hồ và những nỗi sợ không chắc chắn khi con người phải đối mặt" - McAndrew phát biểu.
Bạn không biết dưới lớp mặt nạ kia là ai
Có một giả thuyết mà nhà tâm lý học người Canada - Rami Nader, từng phát biểu rằng cách trang điểm sặc sỡ của những chú hề có thể gây ra sự xao nhãng trong việc chúng ta đánh giá tính cách của họ, vì suy cho cùng chúng ta không biết họ thật sự là ai.
"Dưới lớp trang điểm ấy là những biểu cảm mà chúng ta không thể đoán được. Không ai có thể tỏ ra vui vẻ trong ngần ấy thời gian nhưng những chú hề có thể làm được điều này, một nụ cười hạnh phúc luôn hiện hữu trên những gương mặt bí hiểm kia!" - Nader trả lời phỏng vấn với Healthy.com.
Các chú hề hành động theo những cách khiến mọi người cảnh giác, bởi vì bạn không biết khi nào họ sẽ nhảy bổ vào người bạn, hoặc ném đồ ăn về phía bạn.
"Với biểu hiện hạnh phúc và hài hước được vẽ trên khuôn mặt, đó chính là giới hạn cảm xúc mà chúng ta có thể nhìn thấy từ một chú hề", nhà thần kinh học Jordan Gaines Lewis đã viết trong một bài đăng trên blog cho Psychology Today.
Chứng ám ảnh những điều tưởng chừng bình thường nhưng không phải...
Nhiều người thắc mắc rằng: "Phải chăng có sự liên kết giữa nỗi sợ "có điều kiện" và nỗi sợ "không điều kiện" về căn bệnh "coulrophobia" này?"
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều bằng chứng cho thấy những chấn thương tâm lý thời thơ ấu là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Nhà tâm lý học Perprtua Neo trả lời phỏng vấn với INSIDER:
"Điều quan trọng là có một vài việc xảy ra với bệnh nhân trước đây, gây ra sự sợ hãi lớn và tạo ra mối liên kết giữa các tác nhân kích thích (trang phục sặc sỡ, nụ cười bí hiểm,... của những chú hề) khiến cho nỗi sợ này ngày một lớn hơn".
Chứng ám ảnh sợ hãi này có thể hơi vô lý nhưng tình trạng thì rất cụ thể. Với một bệnh nhân mắc chứng sợ hãi chú hề, bệnh có thể xuất hiện khi một chú hề bất ngờ nhảy ra trong rạp xiếc. Đây có thể là cú sốc, chấn động lớn đối với tâm lý người bệnh.
Khi bạn cảm thấy sợ hãi, vùng hạch hạnh nhân - nơi cảm xúc sợ hãi trú ngụ sẽ phát tín hiệu.
"Hạch hạnh nhân là một phần rất nguyên sơ của bộ não và nó có nhiệm vụ cơ bản là giúp bạn sống sót", Neo nói. "Vì vậy, khi một điều gì đó tạo ra một cảm giác sợ hãi trong bạn, nó sẽ sáng lên, và phát tín hiệu "nguy hiểm, nguy hiểm, nguy hiểm", sau đó nó kích hoạt khả năng tự vệ, hoặc tạm thời "đóng băng" hành động của bạn".
"Coulrophobia" sẽ khiến bạn cảm thấy xấu hổ và bạn cứ giữ nó trong tâm trí và luôn luôn lo lắng về nguyên nhân gây ra nỗi sợ sẽ ập tới bất kì lúc nào. Ví dụ như bạn tưởng tượng ra viễn cảnh bị nhốt chung một phòng với một chú hề hoặc bị mắc kẹt ở chiếc ghế tại rạp xiếc, không thể nhúc nhích được.
"Chúng tôi gọi nó là thiên kiến mong đợi, có nghĩa là bạn đã trải qua một nỗi sợ lớn hơn trước đây và rồi bạn sợ điều ấy sẽ lặp lại một lần nữa". Neo nói.
"Rồi lần tới có ai đó nói chúng ta hãy đến rạp xiếc nào, bạn bắt đầu cảm thấy thực sự lo lắng vì bạn sẽ không biết phản ứng như thế nào khi nhìn thấy chú hề".
Khi bộ não của bạn bị rơi vào trạng thái "thảm họa" có nghĩa là tương lai chỉ phủ đầy tai ương mà bạn tự tưởng tượng ra, theo như cách nói của Neo là nó giống như nhìn vào một quả cầu pha lê bị nứt. Quả cầu có thể cho bạn thấy một viễn cảnh tươi sáng nhưng tất cả những gì hiện trước mắt bạn là những loại thảm họa tồi tệ nhất.
Một số chứng ám ảnh có vẻ buồn cười, nhưng với người đang mắc phải thì nó cực kỳ mệt mỏi và đáng sợ. Neo nói rằng bạn không bao giờ nên châm chọc nỗi sợ hãi của ai đó hoặc cười cợt họ, bởi vì tất cả chúng ta đều có một cái gì đó "làm chúng ta sợ hãi".
Mỗi người đều có một điểm yếu, mỗi khi bạn cố gắng hành động như thể không có gì xảy ra để chứng minh rằng bạn không sợ bất cứ chuyện gì, thì nên nhớ chúng ta cũng là con người! Hãy tự răn bản thân rằng "Tôi thật sự muốn giúp đỡ người này vì tôi có thể cảm thông với họ!"
- 0
- 0Bình luận