Công bố 20 tác phẩm ưu tú của văn học mạng TQ qua 20 năm: Tân Di Ổ xếp hạng cao hơn Đồng Hoa
Theo trang Media People, kể từ khi thành lập vào năm 1998 đến nay, văn học trực tuyến của Trung Quốc đã trải qua 20 năm phát triển nhanh chóng. Lượng độc giả dần trở nên đông đảo lên đến 378 triệu người, chiếm một nửa trong tổng số 772 triệu cư dân mạng Trung Quốc theo thống kê hiện có.
Từ văn học mạng, nhiều tác phẩm truyền hình điện ảnh hình thành nên, tạo ra sức ảnh hưởng văn hóa đến nhiều thế hệ độc giả và khán giả xem đài.
Đây cũng là lúc Hiệp hội văn học mạng Trung Quốc, Cục xuất bản và báo chí Thượng Hải, Hiệp hội nhà văn Thượng Hải, Hiệp hội mạng Thượng Hải, Trang văn học Hoa ngữ, Nhóm đọc hiểu cùng liên kết tổ chức họp báo và triển khai hoạt động bầu chọn 20 tác phẩm ưu tú của văn học mạng TQ trong 20 năm.
Một số tác phẩm ngôn tình quen thuộc với độc giả Việt Nam cũng có mặt trong bảng xếp hạng. Anh Có Thích Nước Mỹ Không? của Tân Di Ổ xếp hạng 6, Bộ Bộ Kinh Tâm của Đồng Hoa xếp hạng 9.
1. Gian Khách (Miêu Nị, 2009)
2. Lần Đầu Tiên Thân Mật (Thái Trí Hằng, 1998)
3. Ngộ Không Truyện (Kim Hà Tại, 2000)
4. Đại Giang Đông Khứ (A Nại, 2009)
5. Tru Tiên (Tiêu Đỉnh, 2003)
6. Anh Có Thích Nước Mỹ Không (Tân Di Ổ, 2007)
7. Đấu La Đại Lục (Đường Gia Tam Thiếu, 2008)
8. Phiêu Mạc Chi Lữ (Tiêu Tiềm, 2003)
9. Bộ Bộ Kinh Tâm (Đồng Hoa, 2005)
10. Gia Viên (Tửu Đồ, 2007)
11. Phồn Hoa (Kim Vũ Trừng, 2012)
12. Ngược Về Thời Minh (Nguyệt Quan, 2006)
13. Ma Thổi Đèn (Thiên Hạ Bá Xướng, 2006)
14. Con Đường Phục Hưng (wanglong, 2015)
15. Đấu Phá Thương Khung (Thiên Tàm Thổ Đậu, 2009)
16. Vu Thần Kỷ (Huyết Hồng, 2015)
17. Những Chuyện Triều Minh (Đương Niên Minh Nguyệt, 2006)
18. Bàn Long (Ngã Cật Tây Hồng Thị, 2008)
19. Toàn Chức Cao Thủ (Hồ Điệp Lam, 2011)
20. Thần Mộ (Thần Đông, 2006)
Có thể thấy, những tác phẩm ưu tú trên thuộc các thể loại đa dạng như huyền huyễn, xuyên không, huyền nghi, võ thuật, lịch sử. Những cái tên quen thuộc như Anh Có Thích Nước Mỹ Không?, Bộ Bộ Kinh Tâm, Tru Tiên, Toàn Chức Cao Thủ, Đấu Phá Thương Khung đã chuyển thể thành phim, gây ra cơn sốt hâm mộ khắp khu vực.
Dẫu vậy, theo đánh giá của các chuyên gia văn học, đề tài hiện thực không chiếm vị trí chủ đạo. Lý do một phần vì những hiểu biết và nắm bắt hiện thực của các tác giả mạng không mang tính kịp thời, nhạy cảm và sâu sắc như các tác giả truyền thống.
Các chuyên gia kết luận, văn học mạng Trung Quốc cần phải nhận thức thời đại mới, nắm bắt thời đại mới, phản ánh thời đại mới để tạo ra một kỷ nguyên mới.
- 0
- 0Bình luận