Bi kịch chưa kể về con tàu Apollo đầu tiên được phóng lên Mặt Trăng
Vào ngày 20/07/1969, Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. Tuy nhiên, hai năm trước thời điểm quan trọng đó, một bi kịch kinh hoàng đã xảy đến với chương trình thám hiểm vũ trụ của Mỹ.

Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
Trong một buổi phóng thử, trận hỏa hoạn bên trong cabin tàu Apollo 1 đã giết chết cả ba phi hành gia trên tàu. Sự kiện bi thảm này đã giáng một đòn nặng nề vào chương trình không gian của Mỹ lúc bấy giờ đồng thời đe dọa tương lai của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA.

Trận hỏa hoạn đã giết chết cả ba phi hành gia trên tàu Apollo 1.
Những năm 1960 là thời kỳ mà cuộc chạy đua vào không gian của Mỹ trở nên điên cuồng hơn bao giờ hết. Vào năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đặt ra mục tiêu phải đưa một người lên Mặt Trăng và trở về an toàn vào cuối thập niên.

Hình ảnh phi hành đoàn chính của tàu Apollo 1.
Các kỹ sư và kỹ thuật viên của NASA bắt đầu làm việc với tốc độ chóng mặt để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Trong cuốn sách xuất bản vào năm 1966 của mình mang tên Calculated Risk, tác giả George Leopold mô tả cuộc đua này là "một căn bệnh chết người với tên gọi Cơn Sốt Hối Hả".

Đơn vị điều khiển mang số hiệu 012 của tàu Apollo.
Chỉ tính riêng năm 1966, NASA đã thực hiện ít nhất 5 chuyến bay trong khuôn khổ dự án Gemini. Bên cạnh đó, các kỹ sư và kỹ thuật viên NASA cũng thành công tạo ra phi thuyền thứ ba của họ - Apollo. Thiết bị này được đưa đến Trung tâm vũ trụ Kennedy vào tháng 08/1965 để chuẩn bị cho lần phóng đầu tiên vào tháng 02/1966.

Chân dung của phi hành đoàn chính (ngồi) và dự bị (đứng) cho tàu Apollo 1 được chụp vào ngày 01/04/1966.
Các chuyến bay trước đó của hai dự án Mercury và Gemini với mục đích xem xét hành vi của con người trong không gian cũng như xác định điểm đến. Tuy nhiên, Apollo là một chương trình hoàn toàn mới, với nhiệm vụ đưa con người lên Mặt Trăng và trở về Trái Đất một cách an toàn. Virgil “Gus” Grissom, Ed White, và Roger Chaffee là các phi hành gia được lựa chọn cho nhiệm vụ có người lái đầu tiên.

Roger Chaffee trong trang phục phi hành gia của tàu Apollo 1.
Trong lúc NASA chuẩn bị cho quá trình phóng, có rất nhiều thay đổi của tàu vũ trụ được thực hiện vào phút chót. Dường như không ai thực sự quan tâm đến sự kiện trọng đại này. Mọi thứ luôn được thực hiện một cách vội vã. Bên cạnh đó, các phi hành gia lúc bấy giờ cũng nổi tiếng với việc lơ là những rủi ro.
Thành viên đội dự bị của tàu Apollo 1 Walt Cunningham nhớ lại: “Chúng tôi luôn nghĩ rằng nếu xem xét những gì mà NASA đã đạt được đến thời điểm đó, mình sẽ trải qua ít nhất một lần thất bại trước khi có thể đặt chân Mặt Trăng. Tuy nhiên, tôi và mọi người không hề ngờ rằng thất bại ấy lại diễn ra ngay trên mặt đất".

Phi hành gia Walt Cunningham
Đó chính xác là những gì đã xảy ra vào ngày 27/01/1967. Phi hành đoàn của Apollo 1 bước vào tàu lúc 13 giờ. Cửa tàu được đóng lúc 14 giờ 42 phút. Tuy nhiên, vì một số trục trặc trong việc liên lạc giữa tàu vũ trụ và trung tâm kiểm soát, buổi diễn tập được dời lại vào chiều tối cùng ngày.

Ảnh chụp phi hành đoàn Apollo 1 tiến vào bên trong tàu tại Trung tâm vũ trụ Kennedy vào ngày 18/10/1966.
Khoảng 18 giờ 30 phút, chỉ huy Grissom từ bên trong tàu thất vọng la lớn: "Chúng ta sẽ lên Mặt Trăng kiểu gì khi mà việc liên lạc trong phạm vi hai, ba tòa nhà cũng không thực hiện được?". Chỉ tám giây sau, một tiếng thét kinh hoàng phát ra từ bên trong phi thuyền: "Cháy!".

Ảnh chụp ba phi hành gia Grissom, White, và Chaffee tại Trung tâm vũ trụ Kennedy.
Trong khi phi hành đoàn đấu tranh với sức nóng để mở cửa cabin, các kỹ thuật viên đã cố gắng dập tắt ngọn lửa bằng bình chữa cháy. Không lâu sau, áp lực bên trong cabin quá lớn làm cho thân tàu vỡ tung. Một màn khói dày đặc dần xâm chiếm không gian phòng điều khiển.

Chaffee, White, và Grissom tập luyện bên trong một mô hình của đơn vị điều khiển cabin vào ngày 19/01/1967.
Cánh cửa cabin cuối cùng cũng được mở ra nhưng mọi thứ đã quá muộn. Sau khi điều tra chính thức, NASA đưa ra thông báo rằng phi hành đoàn đã qua đời. Các phi hành gia hít quá nhiều khí CO cũng như khói độc được thải ra từ các bộ phận bị đốt cháy bên trong cabin dẫn đến tim ngừng hoạt động. Họ đã bất tỉnh trước khi bị ngọn lửa thiêu cháy.

Ngọn lửa làm cháy xém phần vỏ đơn vị điều khiển sau khi làm cabin nổ tung.
Tin tức này là sự an ủi nhỏ nhoi cho các quan chức NASA đang tuyệt vọng vì nỗi mất mát khổng lồ. Trong nhiều tháng tiếp theo, người ta đã thực hiện một cuộc điều tra kỹ lưỡng để khám phá những sai lầm dẫn đến thảm họa.

Phần còn lại của cabin tàu Apollo 1 sau vụ cháy.
Theo kết quả điều tra, một tia lửa bắt nguồn từ các dây điện hỏng bên dưới ghế của Grissom là nguyên nhân dẫn đến vụ cháy. Các vật liệu dễ cháy bên trong cabin như đệm xốp và lưới ni lông khiến ngọn lửa bùng phát nhanh chóng chỉ trong vài giây ngắn ngủi. Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi áp lực dữ dội bên trong cabin làm cho chốt cửa không thể mở được.

Ghế ngồi của chỉ huy Grissom sau vụ cháy.
Tuy nhiên, nhân tố nguy hiểm nhất chính là bầu không khí bên trong cabin. Oxy tinh khiết là yếu tố quyết định sự sống của các phi hành gia trong không gian (không khí có lẫn nitơ không có khả năng duy trì sự sống khi tàu rời khỏi Trái Đất).

Những gì còn sót lại của ba phi hành gia xấu số.
Thời điểm ấy, ba phi hành gia đang ngồi bên trong một khoang kín chứa không khí với 100% khí oxy bị nén lại. Trong không gian đó, chỉ một tia lửa nhỏ cũng có thể đe dọa đến tính mạng của tất cả mọi người. Và đó là điều đã thật sự xảy đến với ba phi hành gia xấu số.

Các quan chức của NASA trong buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ về vụ tai nạn.
Sau vụ tai nạn, NASA mất hơn 18 tháng để thực hiện hàng ngàn thay đổi nhằm cải tiến tàu Apollo. Hai thay đổi quan trọng nhất là cửa tàu có thể mở chỉ trong vài giây và môi trường oxy tinh khiết được thay thế bằng hỗn hợp nitơ-oxy để đảm bảo an toàn cho các thử nghiệm mặt đất.

Huy chương Fliteline Apollo 1 được thiết kế bởi Jim McDivitt.
Kết quả của những điều chỉnh này không chỉ tạo ra một cabin Apollo tốt hơn mà còn cứu rỗi chương trình thám hiểm vũ trụ đang trên bờ vực sụp đổ của nước Mỹ. Chưa đầy ba năm sau vụ tai nạn Apollo 1, NASA đã phóng thành công 5 tàu Apollo vào không gian mà không hề có sự cố nào xảy ra.

Cánh cửa của tàu Apollo 1 được trưng bày tại Trung tâm vũ trụ Kennedy.
Hai năm sau ngày xảy ra tai nạn thảm khốc, mục tiêu của tổng thống Kennedy đề ra cuối cùng cũng hoàn thành. Vào ngày 20/07/1969, các phi hành gia của tàu Apollo 11 gồm Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã thành công đặt chân lên Mặt Trăng và trở về Trái Đất an toàn.

Tượng đồng của phi hành gia Roger Chaffee tại quê nhà (Thành phố Grand Rapids thuộc bang Michigan).
- 0
- 0Bình luận