Xuất thân từ màn ảnh nhỏ, đế chế truyền hình Netflix lại đang \'âm mưu\' chinh phục màn ảnh rộng?
Tại Netflix, “phá đổ” là trên hết. Nền tảng phát hành phim trực tuyến này đã phát triển thành một trong những "tay chơi" lớn nhất của ngành công nghiệp giải trí bằng việc đi ngược lại với phương pháp truyền thống: từ gửi những bộ phim ăn khách qua dịch vụ phát hành đĩa DVD bằng đường bưu điện, đến việc trích xuất "kho vàng" dữ liệu phim từ thế giới internet. Điều này đã thật sự làm thay đổi các phương tiện truyền thông.
Vậy sự thay đổi cuộc chơi mới nhất mà Netflix đang làm là gì?
Sở hữu bản quyền của một số tựa phim được dự đoán là khuấy đảo thị trường mùa thu này, Netflix đang có ý tưởng phát hành chúng trong các rạp chiếu phim thật sự, trong những tòa nhà thực tế, tại thế giới thực, trước khi thêm chúng vào các thư viện phim trực tuyến. Đó là một bước đi cực kỳ mạo hiểm nhưng các chuyên gia của Tinseltown cho rằng toàn bộ kế hoạch này đủ điên để được thực hiện.
Vâng, có vẻ như chiến lược để thành công gần đây nhất của Netflix là... làm y chang những gì mà người khác đã làm trong suốt thời gian qua. Trước đây, Netflix đã từng dự tính thực hiện kế hoạch phát hành này nhưng gặp phải nhiều hạn chế đối với bộ phim Okja vào mùa hè năm ngoái.
Điều đó dường như không cản nổi sự quyết tâm hạ gục các đối thủ khác của công ty. Việc này giống như đi trước một bước so với thời đại, Netflix định nghĩa mình như một công ty buộc phải phát triển lớn mạnh và tự gánh trách nhiệm giữ cánh cổng văn hóa.
CEO Reed Hastings đã từng nói rằng, đối thủ cạnh tranh chính của Netflix không phải là các công ty truyền thông khác như HBO hay FX, mà là “giấc ngủ”. Giải thích thêm về điều này thì trong một lần phỏng vấn vào năm 2017, ông cho biết, suy cho cùng Netflix đang cố gắng làm sao khiến khán giả của mình thức đêm thức hôm xem cho hết bộ phim đang được trình chiếu.
Quả thật, ông đã thành công trong việc chinh phục hoạt động sinh học thường nhật này, nhưng nếu bước đi mới này thành công thì sao? Hasting sẽ bước vào cuộc thử thách với các đối thủ khổng lồ, hạng trung thì có Hulu, nặng cân thì sẽ là Paramount, Universal và Warner Bros.
Tất cả đều đổ dồn về La Mã
Roma - bộ phim mới nhất từ đạo diễn Alfonso Cuarón tái dựng lại cuộc đời của chính ông, sẽ là một bước thay đổi trong chính sách của Netflix. Công ty đã từng bước tham dự vào cuộc tranh tài tại liên hoan phim Cannes với tựa phim này.
Trong quy định cuộc tranh tài, giám đốc liên hoan phim Cannes - Thierry Frémaux đã cấm bất cứ bộ phim nào tham gia khi chưa được xuất hiện tại các rạp chiếu tại Pháp.
Netflix muốn được nâng cao danh tiếng như một đối thủ cạnh tranh hợp pháp trong lĩnh vực sản xuất chương trình truyền hình, và việc bước ra từ đêm trao giải Oscar có thể giúp họ vượt lên khỏi sự xua đuổi của các viện hàn lâm. Để đạt được mục tiêu đó, họ sẽ phải khởi đầu với Cannes.
Ý tưởng này bắt nguồn từ 2 năm về trước, khi Amazon quyết định đưa bộ phim Manchester By The Sea ra chiếu rạp và thu về được hàng tá những đề cử từ Viện hàn lâm. Nếu có một bộ phim được bảo chứng là đối thủ của Viện hàn lâm thì đó là Roma, được báo trước là một tác phẩm mang dáng vóc đồ sộ từ một đạo diễn không bận tâm với những phim nhỏ.
Roma là một bộ sưu tập về thời thơ ấu của đạo diễn ở Mexico City vào thập niên 60-70 trong màu phim đen trắng, là dự án đầy hoài bão và cần phải để khán giả đắm chìm trên màn ảnh rộng hơn là chiếc laptop nhỏ bé. Khi mua Roma, Netflix đã đưa ra tuyên bố rằng sẽ nghiêm túc thực hiện việc trình chiếu tại các rạp chiếu phim dù với bất cứ giá nào.
Nếu thay đổi này đồng nghĩa với việc người xem được lợi khi những bộ phim họ yêu thích được trình chiếu rộng rãi thì sự kiện trên quả thật như cá gặp nước. Những người đam mê phim ảnh từ lâu đã thất vọng với mô hình phân phối của Netflix. Những nhà làm phim cũng không vui vẻ gì hơn. Noah Baumbach đã từng chia sẻ việc anh muốn tất cả những người chỉ trích tác phẩm mới của anh được chiếu trên Netflix - The Meyerowitz Stories - đều phải xem trên màn hình lớn thay vì trên các thiết bị thu nhỏ.
Liệu có phải là Netflix đang lo sợ cho sự thất bại khi chen chân vào các liên hoan phim dẫn đến việc thay đổi để hòa mình?
Có vẻ như lựa chọn này của họ thiên về chiến lược kinh doanh hơn là tình yêu đối với nghệ thuật, nhưng tin tốt thì vẫn là tin tốt.
Mặc cho tương lai ra sao, cũng không ai cấm chúng ta không được xem tác phẩm hoành tráng của đạo diễn Cuarón trên màn hình 13 inch trong khi ngồi nhâm nhi đồ ăn cả. Phim ảnh chỉ đang đến gần hơn với màn ảnh lớn thôi.
- 0
- 0Bình luận