Ác quỷ ma sơ - The Nun - Valak có thật hay chỉ là truyền thuyết?
Ác quỷ Valak được mô tả như thế nào trong truyền thuyết?
Valak với hình dạng của một nữ tu trong bộ phim The Nun đã từng xuất hiện trong rất nhiều quyển sách ma thuật, đặc biệt là những phần mô tả cách giao tiếp với quỷ. Trong thực tế, những cuốn sách này chưa bao giờ mô tả Valak như một nữ tu, đây là đặc điểm được các nhà làm phim "tự chế biến". Thay vào đó, Valak trong sách ma thuật được miêu tả là ác quỷ dưới hình dạng của một đứa trẻ với đôi cánh thiên thần, cưỡi trên một con rồng hai đầu.
Một trong những lần nhắc tới đáng nhớ nhất về Valak là trong cuốn sách về ác quỷ với tựa đề The Lesser Key of Solomon, được xuất bản vào giữa thế kỷ 17, dựa trên tư liệu thu thập được từ nhiều thập kỷ trước đó. Tựa đề của quyển sách xuất phát từ thực tế rằng, những con quỷ "nổi danh" đều được triệu hồn bởi quyển Kinh Thánh hình tượng Vua Solomon như trong truyền thuyết.
The Lesser Key of Solomon đã mô tả ác quỷ Valak như một chúa tể địa ngục, cai quản và ra lệnh cho các binh đoàn ác quỷ.
Valak trong phim giống bao nhiêu phần trăm so với Valak trong truyền thuyết?
Khi khám phá các khía cạnh của The Nun dựa trên câu chuyện có thật, chúng ta sẽ nhận ra ác quỷ trong phim được mô tả với hình dáng rất khác so với Valak thật cùng phong hiệu “Hầu tước Rắn”.
Trong suốt buổi phỏng vấn The Conjuring 2, đạo diễn James Wan đã giải thích rằng, nhân vật Valak trong bộ phim thật ra được lấy cảm hứng từ một thế lực hắc ám mà nhà thần học Lorraine Warren quả quyết rằng bà đã bị ám trong chính ngôi nhà của mình. Lorraine đã mô tả thực thể này như một xoáy lốc đen với mũ trùm đầu.
Bởi vì James Wan tốn khá nhiều thời để lên ý tưởng phác họa hình dáng của ác quỷ này, nên mãi đến tận The Conjurings 2, nhân vật The Nun mới được lên sóng.
Có phần nào trong The Nun là dựa trên câu chuyện có thật không?
Không giống như The Conjuring và một vài khía cạnh của bộ phim Annabelle, The Nun không được lấy cảm hứng từ một câu chuyện có thật. Như đã nói ở trên, ngay cả tên của con quỷ Valak cũng bắt nguồn từ thần thoại, không phải sự thật.
Bộ phim kinh dị The Nun được lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết The Name Of The Rose bán chạy nhất của tác giả người Ý Umberto Eco và bộ phim cùng tên sản xuất năm 1986 với sự tham gia của Sean Connery và Christian Slater.
Trong bộ phim The Name Of The Rose, một tu sĩ hư cấu, William xứ Baskerville (do Connery thủ vai), và người học việc của mình (do Christian Slater) đến một tu viện Benedictine ở miền Bắc Italy để điều tra cái chết bí ẩn của một nhà sư nổi tiếng. Người cuối cùng nói chuyện với nhà sư được tìm thấy đã chết trong thùng máu heo. Cư dân của tu viện sợ hãi cho rằng ác quỷ đứng sau vụ giết người này.
Chính tại điểm này, The Nun và The Name Of The Rose đã rẽ hướng khác biệt. Thủ phạm của The Name Of The Rose là con người, trong khi ở The Nun, người ta nghi ngờ rõ ràng là do thế lực siêu nhiên đứng sau. James Wan nói rằng bộ phim này giống như The Name Of The Rose được hòa trộn cùng The Conjuring.
Ai đã "làm sống dậy" The Nun trong phim?
Valak xuất hiện trong bộ phim này được đảm nhiệm bởi nữ diễn Bonnie Aarons, người đã đảm nhiệm vai diễn tương tự trong The Conjuring 2 và Annabelle: Creation. Cô được biết tới qua các vai diễn trước đây như The Bum trong Mulholland Drive của David Lynch và vai Baroness Joy von Troken trong The Princess Diaries.
Nữ anh hùng của phim - sơ Irene do Taissa Farmiga thủ vai chính - là em gái của nữ diễn viên Vera Farmiga, người đảm nhiệm vai Lorraine Warren. Đạo diễn Corin Hardy đã không định giao vai này cho Taissa vì lo rằng, chị cô vốn dĩ đã là một phần trong vũ trụ điện ảnh Conjuring. Tuy nhiên, Taissa đã hoàn thành buổi casting cho vai diễn rất tốt.
Liệu tu viện Rumani trong bộ phim The Nun có dựa trên một tu viện có thật?
Quả thật đúng vậy. Trong phim, vị linh mục với quá khứ ma ám và một nữ tu đã được đưa đến Tu viện Thánh Carta ở Rumani vào đầu những năm 1950 để điều tra vụ tự tử bí ẩn của một nữ tu trẻ. Bộ phim được quay ở Romania, một phần do sự phong phú của các lâu đài đáng sợ theo lối kiến trúc Gothic. Hấp dẫn hơn hết chính là chi phí quay phim ở đây rẻ hơn hẳn so với các khu vực khác của châu Âu.
Tu viện Carta trong đời thực là một tu viện cũ của Benedictine được thành lập vào những năm 1200 ở miền Nam Transylvania thuộc Rumani. Ngày nay, tu viện có chức năng như một nhà thờ Tin Lành Lutheran. Tòa tháp nhà thờ là phần duy nhất của tu viện thực tế vẫn còn nguyên vẹn. Các cảnh của bộ phim không được quay ở đó, nhưng mô tả của bộ phim về cấu trúc là một mối liên kết thú vị với quá khứ và lịch sử của khu vực.
- 0
- 0Bình luận