logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Sa mạc Sahara - Nổi tiếng đến thế mà vẫn còn ẩn giấu rất nhiều bí mật

Sahara rộng 9.2 triệu km², là hoang mạc cằn cỗi nhất trên thế giới, bao phủ đến 10 quốc gia ở Bắc Phi. Nhiệt độ ở Sahara có thể lên đến 50°C, nhiệt độ của bề mặt cát nóng thì còn kinh khiếp hơn khi chạm mức 80°C và dễ dàng giết chết bất cứ kẻ du hành thiếu kinh nghiệm nào. Tuy nhiên phía sau sự khắc nghiệt đó ẩn chứa nhiều bí mật chưa được ''bật mí''. Chúng ta hãy đi ngược dòng lịch sử trở về thời kỳ tiền sử để khám phá về vùng đất kỳ lạ này.

sahara

1. Sahara từng chìm sâu dưới đáy đại dương

40 triệu năm trước, vùng đất mà ngày nay là Sahara và cả Châu Phi đã từng chìm dưới đáy đại dương, lúc đó Đại Tây Dương trải dài nửa vòng trái đất đến tận Châu Á. Những nhà khảo cổ học đã từng thực sự ''sốc'' khi tìm ra hóa thạch 36 triệu năm tuổi của một con... cá voi giữa sa mạc Sahara vào năm 1902 trên lãnh thổ Ai Cập.

1

Xương cá voi 36 triệu năm tuổi được tìm thấy giữa sa mạc nóng bỏng không một giọt nước. (Ảnh: Reuters)

Bất ngờ hơn, khi nỗ lực tìm kiếm thêm hóa thạch ở khu vực này người ta tiếp tục phát hiện nhiều xương cá voi hơn trong một vùng trũng mà về sau có tên là Wadi Al-Hitan - có nghĩa là Thung Lũng Cá Voi. Các nhà khoa học đoán rằng sau đó một hoạt động kiến tạo địa chất dữ dội đã làm đáy biển ở khu vực này trồi lên và biến thành một lục địa như bây giờ

2

Những bộ xương này là bằng chứng thiết thực cho thấy nơi đây từng là một đại dương. (Ảnh: Reuters)

Ngày nay, Thung Lũng Cá Voi được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, địa điểm này trở thành một khu du lịch của Ai Cập và được bảo tồn rất cẩn trọng vì ý nghĩa lớn lao minh chứng cho một quá trình biến đổi của địa cầu.

2. Sahara từng là nơi cây cỏ xanh tốt

Những dấu vết khảo cổ, hóa thạch và những bức vẽ cổ xưa có niên đại 7000 năm trước cho thấy vùng đất cằn cỗi này từng là một nơi trù phú với cư dân đông đúc. Loài người từng sống ở đây, chăn thả gia súc trên những thảo nguyên xanh mơn mởn đầy sức sống.

image 408

Những tranh vẽ trên đá 7000 năm tuổi cho thấy cư dân cổ đại từng chăn thả gia súc ở khu vực sa mạc Sahara.

Lý do mà Sahara biến đổi từ một nơi xanh tốt trở thành vùng đất khô cằn vẫn là một câu hỏi lớn đối với các nhà khoa học, họ đoán rằng có thể nó liên quan đến việc trục trái đất thay đổi độ nghiêng trong khoảng 22 đến 24.5 độ và sẽ tạo nên một chu kỳ thay đổi diện mạo cho Sahara sau mỗi 40.000 năm.

green grass and cracked desert

Lần thay đổi gần nhất cách đây khoảng 7000 năm, tức là sau 33.000 năm nữa có thể Sahara sẽ có cây cỏ tươi tốt trở lại.

3. Loài Mèo Cát tồn tại giữa sa mạc Sahara

Những cư dân bốn chân đáng yêu này đã sinh sống ở đây từ 8000 năm trước. Khi biến đổi khi hậu biến Sahara thành nơi khô cằn, con người và các loài thú khác đã di cư đi tìm miền đất mới. Tuy nhiên, Mèo Cát đã thích nghi và trụ lại giữa sa mạc khắc nghiệt này, chúng ăn chủ yếu là các loài côn trùng, bò sát nhỏ.

meo cat

Mèo cát bé nhỏ dễ thương sống trong những hốc đá giúp chúng tránh khỏi cái nóng hừng hực bên ngoài, ngoài ra bộ lông của chúng cũng có tác dụng cách nhiệt rất tốt.

Mèo cát cực kỳ khó bắt gặp vì chúng chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm, số lượng ít ỏi cũng là lý do con người ít khi bắt gặp chúng. Về cấu tạo cơ thể chúng không khác gì mèo nhà mặc dù kích cỡ đã thu nhỏ sau nhiều năm tiến hóa để đối phó với khí hậu khắc nghiệt.

6a010535647bf3970b01b7c86a161c970b 800wi

Mèo Cát có màu lông vàng điểm đen giúp chúng ngụy trang hoàn hảo trong môi trường cát đá nơi hoang mạc.

4. Bọ cạp sa mạc nguy hiểm nhất thế giới

''Tử thần sa mạc'' bọ cạp Deathstalker ở Sahara sở hữu nọc độc thần kinh có thể giết chết người. Nếu bạn đang du hành trong sa mạc mà bị đốt bởi loài bọ cạp này dù không chết ngay nhưng sự đau đớn, sốt cao và sốc phản vệ khi dị ứng độc tố sẽ hạ gục bạn nếu không có sự hỗ trợ y tế kịp lúc.

maxresdefault

Bọ cạp tử thần sa mạc ''Deathstalker'' dài 10 cm, là một trong những loài bọ cạp to nhất.

Bọ cạp Deathstalker có cú chích với tốc độ cực nhanh và bạn không thể quan sát nó bằng mắt thường. Các nhà khoa học đã ghi hình cú chích của nó ở tốc độ 500 khung hình một giây để ghi lại quỹ đạo và động tác của cái đuôi chứa đầy nọc độc như hình dưới đây. Kết quả đo được tốc độ bất ngờ tới 1.3 mét trên giây.

death

5. Con sông dài nhất thế giới đi qua Sahara

Nghe khá buồn cười khi con sông dài nhất lại thuộc địa phận của sa mạc cằn cỗi nhất thế giới. Nhưng thực tế đúng là như vậy, Sông Nin dài 6.853 km đi qua 11 quốc gia gồm Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi, Congo, Kenya, Ethiopia, Eritrea, Nam Sudan, Sudan và Ai Cập. Đây là một trong những dòng sông nổi tiếng nhất thế giới vì lịch sử gắn liền với những nền văn minh đã lụi tàn, đánh dấu cho những cột mốc quan trọng của nhân loại, ví dụ nền văn minh Ai Cập cổ đại.

nile

Một góc sông Nin trên lãnh thổ Ai Cập. Cảnh tượng bên bờ sông trù phú và xanh tươi trái ngược với Sahara cằn cỗi.

Sông Nin cùng hệ thống nước ngầm bên dưới nó cũng góp phần tạo ra những ốc đảo mang đến sự sống giữa sa mạc khô cằn. Nổi tiếng nhất trong số đó là 4 ốc đảo Siwa, Kufria, Timimoun và Bahariva.

resort

Ốc đảo Siwa với dấu tích của nền văn minh Ai Cập cổ đại, là một trong những cái nôi của loài người.

6. Loài cá sấu to và dữ tợn nhất thế giới

Cá sấu sông Nin là loài có kích thước to nhất và hung hãn nhất từng được ghi nhận. Loài động vật này thực sự là một hóa thạch sống tồn tại từ thời kỳ khủng long cách đây 65 triệu năm về trước. Ở Ai Cập cổ đại, cá sấu sông Nin được tôn thờ và ướp xác như những Pharaoh. Người Ai Cập đồng nhất hình tượng cá sấu với vị thần Sobek - người mang lại vụ mùa bội thu cho con dân Ai Cập.

ca sau

Cá sấu trưởng thành dài đến 5.5m và nặng đến 700 kg.

Cá sấu sông Nin là một động vật săn mồi hung tợn và chúng thường xuyên ăn thịt người nếu có thể. Ở lưu vực sông Nin, hàng năm có hơn 200 người chết và bị ăn thịt bởi cá sấu. Người Ai Cập cổ có thói quen lấy xác ướp cá sấu để làm bùa chống quỷ dữ. Họ vừa sợ, vừa ghét, vừa tôn sùng loài vật này.

2016 08 04m

Một con cá sấu khổng lồ từng bị bắt ở Ai Cập, nó có thể dài đến 6 mét.

7. Sahara không phải là hoang mạc lớn nhất thế giới

Một số sự hiểu nhầm về khái niệm và ngôn ngữ khiến người ta nghĩ Sahara là sa mạc lớn nhất. Thực ra, Sahara là sa mạc ''nóng'' lớn nhất thế giới, còn về diện tích nó vẫn thua sa mạc ''lạnh'' lớn nhất thế giới là Châu Nam Cực có diện tích đến 14 triệu km².

capture2 1

So sách tương quan kích thước giữa Sahara và Nam Cực. Hai hoang mạc lớn nhất thế giới.

8. Những cư dân sinh sống trên sa mạc Sahara

Dấu vết khảo cổ cho thấy con người đã có mặt ở đây từ những năm 9500 trước công nguyên, họ được gọi là người Nubia. Ngày xưa từng có một nền văn minh cổ đại rất thịnh vượng được người Nubia xây dựng dọc theo sông Nin, trước cả đế chế Ai Cập cổ. Tuy nhiên vì biến động của thời gian và các triều đại lần lượt trỗi dậy rồi suy tàn, gần đây nhất là sự xung đột giữa Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo đã xóa sổ nền văn minh Nubia.

jpeg

Cộng đồng người Nubia hiện đang sống tại Sudan. Một phần còn lại của tộc người này sống ở Ai Cập, họ bị chia cắt khi Sudan giành quyền tự trị và tách hỏi Ai Cập.

Hiện tại người Nubia chỉ là một bộ lạc du mục ít người, không được tham dự vào các hoạt động văn hóa, chính trị. Họ thường rong ruổi giữa các ốc đảo trên lưng lạc đà và sống chăn thả gia súc nhỏ lẻ.

nubians

Người Nubia hành hương trên lưng lạc đà giữa sa mạc nóng bỏng, họ sống bằng cách giao thương buôn bán giữa các ốc đảo suốt hàng nghìn năm.

Hầu hết các di tích cổ đại của nền văn minh Nubia đã bị chôn vùi dưới lớp cát nóng và cộng đồng này không thể nào khôi phục lại như trước nữa.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)