Trong một khoảng thời gian rất dài của lịch sử, các thành viên của hoàng gia luôn được coi là những con người đặc biệt, không bao giờ lộ mặt trước dân chúng. Đặc biệt, ở một số quốc gia phong kiến châu Á, việc dân thường nhìn thấy "long nhan" của thánh thượng, dù là vô tình hay hữu ý đều bị xử phạt rất nặng.
Thế nhưng theo thời gian, nhiều gia đình hoàng gia cũng dần cho phép các phương tiện truyền thông có thể đưa tin về cuộc sống của mình. Ví dụ, lễ đăng quang của nữ hoàng Anh Elizabeth II vào năm 1953 đã được tường thuật trực tiếp trên TV, góp phần thể hiện hình ảnh một hoàng gia Anh hưng thịnh, uy nghiêm cùng những nghi lễ trang trọng, xa hoa.
Thế nhưng, không chỉ có mỗi hoàng gia Anh mới có các bộ lễ phục sang trọng hay đại lễ hoành tráng. Lễ phục hoàng gia cùng biểu chương đức vua thay đổi theo từng hoàng tộc khác nhau.
Một hoàng tử của Xiêm (tên gọi trước kia của Thái Lan) trong lễ phục đính đá quý và trên đầu đội vương miện được thiết kế giống như chadok (một loại mũ đặc biệt trong điệu nhảy truyền thống của quốc gia này).
Công chúa của tộc Swazi đang được một phụ nữ lớn tuổi mặc đồ hộ trong ngày cưới của mình. Bức ảnh được chụp vào năm 1970 tại Kwazulu-Nata, Nam Phi. Swaziland là một quốc gia nhỏ nằm trong lòng Nam Phi và theo chế độ quân chủ.
Yang-Chi-ching, hoàng tử Liulin ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc đang ngồi trước hiên phủ của mình. Ông đang đội một mũ lông cáo và mặc áo làm từ da rái cá.
Người phụ nữ trong ảnh là công chúa của đảo Java, Indonesia. Cô đang dùng cử chỉ tay để thể hiện cảm xúc của mình. Đây là một phần trong nghệ thuật múa rối bóng wayang, vốn rất phổ biến trong hoàng cung Indonesia ngày trước.
Gia đình một vị hoàng tử Mông Cổ trong dinh thự của mình, cùng với hai đứa con chụp ảnh giữa cái lạnh ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Một vị hoàng tử Mông Cổ khác chụp hình khi đội mũ thiết triều, với dấu ấn hoàng tộc được gắn trên chóp mũ.
Thuần Thân vương Tải Phong và con trai là hoàng tử Phổ Nghi trong bức ảnh được chụp ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Sau này, hoàng tử Phổ Nghi đã trở thành vị vua cuối cùng trong chế độ phong kiến Trung Quốc.
Nữ hoàng Elizabeth II và chồng là hoàng tử Phillip trong một buổi hội nghị của Nghị viện Canada. Quốc gia Bắc Mỹ này vẫn công nhận nữ hoàng là nguyên thủ tối cao và trong suốt thời gian trị vì, nữ hoàng cũng đến thăm Canada nhiều hơn bất kì quốc gia nào khác.
Công chúa Elizabeth Bibesco là con của thủ tướng Anh và đồng thời, bà là một nhà văn. Sau này, bà kết hôn với hoàng tử Romania Antoine Bibesco và sống ở Paris gần hết cuộc đời trong vai trò là người bảo hộ nghệ thuật.
Hoàng tử Cơ Nặc tộc (một tộc thiểu số ở Trung Quốc) trong bộ quần áo lông ấm áp.
Công chúa An Nam trong bộ sắc phục hoàng gia ở Huế.
Hoàng đế Haile Selassie I và nữ hoàng Menen Asfaw tại một nghi lễ quan trọng ở Ethiopia. Tên thật của Haile Selassie là Ras Tafari Makonnen và việc ông kết thừa ngôi vị ở châu Phi khiến nhiều người Jamaica tin rằng, ông chính là người đã hoàn thành lời tiên tri trong kinh thánh và bắt đầu cho đức tin Rastafari (một nền văn hóa phổ biến ở Jamaica).
Bức hình của một công chúa Tonga tại đảo Niue vào đầu thế kỷ 20. Hoàng tộc Tonga, nhà Tupou là hậu duệ của ba triều đại cổ xưa và vẫn cai trị nơi này đến ngày nay.
Vua Edward VIII, khi vẫn còn là Hoàng tử xứ Wales chụp hình với các lính không quân đã có công bắn rơi nhiều máy bay địch nhất trong Thế chiến thứ nhất.
Tāufaʻāhau Tupou IV là vua hợp pháp của quần đảo Tonga vào năm 1968. Ông được nhớ đến với vóc dáng cao lớn và cai trị quần đảo được hình thành từ 150 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau ở Polynesia cho đến khi qua đời vào năm 2006. Sau đó, con trai ông, vua George Tupou V chính thức kế thừa ngai vị.
Hoàng hậu Iran Farah Pahlavi trong cung điện Gulistan khi mặc trên mình bộ lễ phục hoàng gia. Bà là vợ của vua Mohammad Reza Pahlavi và hiện đang sống lưu vong tại nước ngoài. Ngày nay, Iran đang được điều hành bởi Nhà nước Hồi giáo Cộng hòa Iran.
Vua Thibaw và hoàng hậu Supayalat là những người cai trị cuối cùng của vương triều phong kiến Burma, nay là Myanmar. Trong ảnh, họ đang ngồi ở lối vào Đền Shwedagon ở Rangoon. Sau khi ở ngôi được 7 năm, đất nước của họ mất dần vào tay Đế quốc Anh và bị đi đày ở một ngôi làng hẻo lánh ở Ấn Độ.
Trong ảnh là Nữ hoàng của Ladakh, Ấn Độ với công chúa và chú chó cưng của mình. Ladakh là một vương quốc cổ ở dãy Himalaya, giáp với Tây Tạng. Người ngoài rất khó để vào đây không chỉ bởi địa hình phức tạp mà còn do lệnh cấm nhập cảnh của chính phủ đối với người nước ngoài mà không có giấy phép.
Salote Tupou III, nữ hoàng đầu tiên của Tonga và là mẹ của Tāufaʻāhau Tupou IV, người đã dẫn dắt hòn đảo cho đến khi qua đời vào năm 1965.
Uygen Wangchuk là vị vua đầu tiên của Bhutan, chụp hình trong bộ đồ hoàng gia với ấn phong của Anh vào đầu thế kỷ XX. Sau khi thương thảo với nước Anh về quyền cai trị vùng Duar, quyền nhập cảnh vào đông Ấn Độ và đóng vai trò là nhà ngoại giao giữa Anh và Tây Tạng, ông được chọn làm vua vào năm 1907. Sau thời đại của ông, Bhutan lại tiếp tục trải qua thêm 4 đời vua khác.
Nữ hoàng đảo Nuku Hiva, hòn đảo rộng nhất thuộc quần đảo Marquesas thuộc Pháp trong một bức ảnh chụp vào đầu thế kỷ 20.
Nữ hoàng Nyorophu với hai con chụp hình tại đảo Nyorophu thuộc địa phận tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Hòn đảo nằm trong lòng hồ Yongning, được biết đến với những đức tin kỳ bí và là nơi mà các Lạt Ma thường trú chân lại khi đến hồ.
Hang Kai Huei, nhà sư thuộc phái Mũ vàng, những người lãnh đạo ở Tây Tạng chụp hình ở nhà nước Phật giáo Muli, mà nay được tỉnh Tứ Xuyên quản lý. Hiện nay, vương quốc Tây Tạng đã trở thành một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hòa và có tư cách là khu tự trị Tây Tạng.