logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Tìm hiểu về Eros - thần bảo hộ tình yêu đồng tính thời Hy Lạp cổ

Có lẽ chúng ta đều biết đến Venus (thần Vệ Nữ) hay với một tên gọi khác là Aphrodite theo thần thoại Hy Lạp. Bản thân Venus là một phụ nữ xinh đẹp quyến rũ, bà được biết đến nhiều nhất như là người bảo trợ cho sắc đẹp nữ tính và tình yêu (ngoài ra còn bảo trợ cho hoạt động tình dục và sinh sản).

Theo thần thoại La Mã, Venus ăn nằm với thần chiến tranh Mars (tương đương với Ares trong thần thoại Hy Lạp) và sinh ra một thần khác cũng đại diện cho tình yêu là Cupid - nam thần dễ thương dưới hình dạng một đứa bé có đôi cánh trên lưng và bộ cung tên có thể mang tình yêu đến cho muôn loài.

Tương truyền, mũi tên vàng của Cupid bắn trúng ai thì người đó sẽ ngay lập tức yêu người đầu tiên mà họ nhìn thấy sau đó.

Vậy thì, thứ ''tình yêu'' mà Venus và Cupid đại diện có gì khác nhau không? Vì sao có hai vị thần đại diện cho tình yêu? Tất nhiên là có điều khác biệt, Hy Lạp và La Mã cổ đại là cái nôi văn hóa nghệ thuật và lý luận triết học của nhân loại, chắc chắn những học giả cổ xưa có gửi gắm những sự khác biệt vào các khái niệm như là cách mà họ nhận biết thế giới quan đầy màu sắc vậy. Để đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này trước hết chúng ta cần nhìn lại nguồn gốc của Cupid.

Phân biệt Cupid và Eros

Cupid trong thần thoại La Mã là một phiên bản tương đương với Eros trong thần thoại Hy Lạp. Cả hai đều tượng trưng cho tình yêu nhưng Eros xuất hiện trước với nguồn gốc khác biệt. Eros không phải là con của nữ thần tình yêu Aphrodite và thần chiến tranh Ares. Anh là một trong những lực lượng đầu tiên xuất hiện trong cõi hỗn mang, trước cả các vị thần trên đỉnh Olympus.

eros

Hình tượng nguyên bản của Eros, cũng có cánh và cung tên nhưng là một người đàn ông trưởng thành, không phải một cậu bé.

Theo những thuyết sớm nhất trong thần thoại Hy Lạp được ghi chép bởi nhà văn, nhà triết học Hesiod cách đây 2700 năm thì Eros là vị thần thứ 4 xuất hiện cùng với Chaos (thần hỗn mang), Gaia (thần mặt đất) và Tartarus (thần vực thẳm).

Theo một thuyết cổ xưa thứ hai thì thuở hồng hoang chỉ gồm có Chaos, Nyx (nữ thần của buổi đêm - Night), Erebus (thần bóng tối - Darkness) và Tartarus. Lúc này Nyx sinh ra một cái trứng chưa được thụ tinh, nữ thần buổi đêm liền đặt nó sâu trong bóng tối Erebus. Sau một thời gian dài, cái trứng nở ra Eros là thần của tình yêu.

Lưu ý: Eros được sinh ra từ một cái trứng không được thụ tinh, tức vị thần này cũng không có giới tính xác định.

eros by orestes sobek d6lom5b

Như vậy, theo thần thoại Hy Lạp chính tông thì Eros là một trong những vị thần nguyên thủy nhất, và thứ tình yêu mà anh ta tượng trưng cũng là loại tình cảm nguyên thủy nhất của loài người, có trước cả khái niệm tình yêu của Aphrodite/Venus. Và loài người cũng được sinh ra và duy trì nòi giống nhờ vào tình yêu đó.

Chúng ta có thể thấy được từ những năm 700 trước Công Nguyên, người Hy Lạp đã sở hữu hệ thống những triết lý rất sâu sắc về tình yêu, làm nền tảng cho nghệ thuật và thi ca nhạc họa về sau.

two kinds of love

Cupid là một phiên bản La Mã của Eros, lại luôn được miêu tả là một cậu bé lém lỉnh, bay theo hỗ trợ cho mẹ mình là Venus trong công cuộc duy trì tình yêu của nhân loại.

Còn về phần Cupid, mãi về sau khi thần thoại Hy Lạp bị biến tướng và thêm thắt bởi người La Mã thì cái tên này mới được đặt ra dựa trên hình tượng Eros. Cupid được miêu tả với hình dạng một cậu bé trai dễ thương là con Aphrodite/Venus, gọi là để ''đồng thanh đồng thủ'', thể hiện sự phồn vinh, sinh sôi nảy nở của mẹ và con (một dạng tương tự ''mẹ tròn con vuông'' trong văn hóa phương Đông).

Quan hệ đồng tính trong xã hội Hy Lạp cổ đại

Sau khi đã hiểu nguồn gốc của Eros, để tiếp tục phân tích vì sao Eros là thần bảo trợ của quan hệ đồng tính, chúng ta cần điểm qua những đặc điểm về hình thức quan hệ này trong thời Hy Lạp cổ.

Fact #1: Xã hội Hy Lạp cổ không phản đối hay chỉ trích đồng tính luyến ái. Đối với họ, đó là một điều đẹp đẽ, mang tính dâng hiến, cao thượng và có quy củ rõ ràng.

Hình thức thường thấy nhất của quan hệ đồng tính thời Hy Lạp là đồng tính nam, đối với nữ cũng có nhưng kín đáo hơn. Trong trường hợp này, thường sẽ là quan hệ giữa một người nam lớn tuổi và một cậu bé. Người viết sẽ phân tích quan hệ nam - nam là chủ yếu vì nó có hệ thống dễ hiểu cho bạn đọc.

Các bạn có thể thấy khái niệm ''sugar daddy'' đã xuất hiện từ 2700 năm trước rồi nhé.

kiss briseis painter louvre g278 full 864x520

Hình vẽ cặp đôi đồng tính nam trên đồ gốm Hy Lạp.

Cụ thể, một người đàn ông từ 20 tuổi trở lên, anh ta nghiêm túc xác định mình không thích phụ nữ và có nhu cầu quan hệ đồng tính thì sẽ tìm một bé trai tuổi teen để kết đôi. Nghi thức đầu tiên sẽ là tặng quà và tỏ tình, nếu bé trai đồng ý sẽ bắt đầu chung sống với ''sugar daddy'' của mình. Việc này được cộng đồng chứng kiến.

Trong thời gian yêu nhau, cả hai phải có trách nhiệm với nhau. Người đàn ông lớn tuổi sẽ phải làm việc để nuôi sống, chăm sóc cậu bé của mình, dạy bảo cậu ấy về văn hóa và cách cư xử, bảo vệ cậu ấy khỏi những hiểm nguy.

0102280012

Fact #2: Người đàn ông lớn tuổi hơn khi tỏ tình phải cam đoan là anh ta chung thủy và đến với cậu bé vì tình yêu thực sự. Họ đến với nhau vì mục đích cao cả là chung sống bên nhau đến trọn đời chứ không phải chỉ vì tình dục.

Quan trọng nhất, "sugar daddy" với vai trò là một công dân trưởng thành phải sống mẫu mực trước cộng đồng để trở thành tấm gương tốt cho người yêu trẻ noi theo.

Đối với mối quan hệ này, yếu tố chung thủy được đặt lên hàng đầu. Cậu bé khi được tỏ tình sẽ không dễ dãi, nếu người đàn ông lớn tuổi kia có ý ngoại tình và ve vãn hai cậu bé cùng một lúc thì họ sẽ bỏ đi tìm người cao thượng hơn. Và kẻ ngoại tình sẽ bị cộng đồng phỉ nhổ.

Fact #3: Việc quan hệ tình dục đồng tính trong thời Hy Lạp cổ có quy định của riêng nó. Người đàn ông lớn tuổi không được làm tổn hại đến sức khỏe cậu bé của mình. Họ phải quan hệ ''bên ngoài'' cho đến khi cậu bé trưởng thành.

Hình thức quan hệ, giao hợp của cặp đôi đồng tính này được gọi là ''interfemoral sex/intercourse'' tức là quan hệ bằng bắp đùi (fermora có nghĩa là ''xương đùi''). Khi quan hệ, cậu bé trai khép chân sát lại và người đàn ông chỉ được đặt dương vật lên khe giữa hai đùi của bé trai mà thôi. Nghi thức này sẽ được giữ cho đến khi cậu bé trưởng thành và họ có thể làm gì tùy thích mà không bị ngăn cấm.

Tình yêu của Eros so với tình yêu của Venus/Aphrodite có gì khác biệt?

Vậy, khái niệm về Eros là một vị thần được sinh ra trong bối cảnh mà xã hội Hy Lạp cổ đại quan niệm tình yêu là một hành vi thuần khiết dựa trên sự ưa thích của những con người với nhau. Quan hệ yêu đương của họ có nề nếp quy củ, quang minh lỗi lạc, công khai và đáng tự hào chứ không bị trói buộc bởi vấn đề giới tính hay phải trốn chui trốn nhủi để được yêu.

Quay lại với sức mạnh của Eros, bây giờ chúng ta có thể xác định tình yêu mà vị thần này đại diện là ''tình yêu sét đánh'' theo đúng nghĩa, tức nó hoàn toàn dựa trên cảm xúc chứ không bị chi phối bởi một yếu tố nào khác.

54c17642e4b07268105efbe5

Mũi tên định mệnh của Eros hoàn toàn tượng trưng cho cảm xúc thuần khiết, trong sáng. Trong tiếng Hy Lạp, Eros nghĩa là ''desire'', tức sự khao khát, đam mê.

Khi mũi tên của Eros buông ra trúng vào tim một người, thì họ sẽ yêu bất cứ ai trước mặt, không cần biết là đối phương xấu hay đẹp, là nam hay nữ, chỉ đơn giản là họ sẽ thích nhau và đến với nhau mà thôi.

Thực chất, đó chính là cách mà người Hy Lạp cổ xưa giải thích cho tâm tư tình cảm của mình. Họ không lý giải được vì sao mình là nam nhưng lại không thích phụ nữ mà lại thích người cùng giới tính nên đã tạo ra Eros để làm câu trả lời cho việc đó. Cũng giống như họ tạo ra thần Zeus để giải thích cho sấm chớp, mưa bão vậy.

after 100 years of nakedness bouguereaus goddess venus gets dressed cover1

Venus lại tượng trưng cho sắc dục, vẻ đẹp hình thức bên ngoài và có sự tính toán đặt điều kiện trong đó.

Trong khi đó, đối với trường hợp của nữ thần tình yêu Aphrodite/Venus thì ''love'' mà bà tượng trưng ở đây nó gắn liền và phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố khác. Ví dụ, bà được miêu tả là một người nữ có vẻ đẹp hình thể rất quyến rũ, dễ dàng gây ra sự cám dỗ. Như vậy, bản thân ''love'' của Aphrodite đã nhuốm màu sắc dục khá nặng.

main qimg d5e8adab2dc7cb09b722ab04d8a7181f

Tượng thần Venus. Các tỷ lệ giữa 3 vòng và khoảng cách từ hai đầu vú đến xương quai xanh của tượng đều theo một tỷ lệ hoàn hảo, gọi là ''tỷ lệ vàng'' cho tiêu chuẩn của cái đẹp. Có thể nói, hình tượng của Venus tượng trưng cho một tình yêu toan tính và thực dụng. Khi tỉ lệ vòng eo/vòng mông tương đương 0,618 thì được coi là tỷ lệ lý tưởng. Đây là tỷ lệ thân hình của người đẹp nổi tiếng mọi thời đại như Marilyn Monroe.

Trong khi Eros không có giới tính xác định, thì việc nhấn mạnh về Venus với hình thể quyến rũ của phụ nữ lại mang tính phục vụ cho quan hệ nam nữ. Ngoài ra những quy chuẩn, tỷ lệ trong hình thể còn đặt ra tiêu chuẩn cái đẹp hình thức bên ngoài thành một điều kiện của tình yêu.

Có thể thấy, khái niệm tình yêu của Venus không còn vô tư như tình yêu của Eros đang tượng trưng, sự khác biệt này được các triết gia Hy Lạp và La Mã cổ đại cài cắm rất tinh tế.

Bài học giá trị thông qua câu chuyện thần thoại

Eros tượng trưng cho tình yêu thuần khiết bằng cảm xúc. Venus tượng trưng cho tình yêu nam nữ và sắc dục.

Trên quan điểm của người viết, thông qua câu chuyện về Eros và tình yêu thuần khiết mà vị thần này đại diện, cũng như dựa trên cách mà người Hy Lạp cổ thể thiện quan hệ đồng tính rất chuẩn mực. Chúng ta có thể thấy được tâm tư của người Hy Lạp khi họ chọn Eros làm vị thần bảo hộ cho tình yêu đồng tính.

Vấn đề ở đây các triết gia muốn gửi gắm là không phải là yêu người đẹp hay xấu, yêu người nam hay nữ mà là có yêu thành thật hay không và có trách nhiệm hay không mới là quan trọng.

Sau bài viết này, có lẽ chúng ta có thể sẽ hình thành một quan điểm khác khách quan hơn, vô tư hơn trong bối cảnh quan hệ đồng tính còn gây ra nhiều tranh cãi hiện nay.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)