Trung Quốc chính thức hợp pháp hóa việc buôn bán sử dụng sừng tê giác và cao hổ
Sáng 29 tháng 10 năm 2018, chính phủ Trung Quốc đã thông qua việc hợp pháp hóa sử dụng sừng tê giác và cao hổ cho các nghiên cứu y tế và những loại thuốc Đông Y. Theo nghị quyết này, những mẫu vật từ động vật sẽ được thu đến các trang trại, tuy nhiên nhiều nhà bảo tồn động vật khẳng định rằng hành động này sẽ dẫn đến một loạt hành vi trái phép đe dọa đến những loài động vật quý hiếm.
Bà Leigh Henry, người đứng đầu các chính sách bảo tồn động vật hoang dã của Tổ chức World Wild Fund cũng cho rằng động thái của Trung Quốc vô cùng đáng quan ngại. Việc làm rõ việc thu mua hợp pháp từng loại động vật của các trang trại khó hơn rất nhiều việc so với mua bán động vật quý hiếm trái luật, vì vậy bà Leigh khẳng định rằng quyết định này sẽ trở thành một cơ hội tốt để những kẻ buôn lậu ngày càng lộng hành.
Có thể thấy, hành động này của Trung Quốc đối lập rõ ràng với những chiến dịch chống nạn săn bắn trộm. Hơn nữa, nước này còn có lệnh cấm 25 năm nhằm ngăn chặn hành vi xuất nhập khẩu các sản phẩm từ nạn săn bắn trái phép. Không chỉ vậy, Liên đoàn Thế giới các hiệp hội Y Dược Trung Hoa còn tuyên bố danh sách những nguyên liệu được sử dụng trong y học cổ truyền (sừng tê giác và xương hổ từ không hề được phê duyệt trong quá trình điều chế các loại thuốc cho bệnh nhân).
Cuối năm 2017, lời tuyên bố sẽ nguyên khắc chấm dứt các hành vi buôn bán ngà voi của Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ từ đông đảo những người yêu quý động vật trên khắp Thế giới. Các tổ chức bảo tồn động vật cũng cho rằng động thái này là một bước tiến quan trọng trong việc giảm thiểu nhu cầu sử dụng ngà voi cũng như các nạn săn bắn trái phép voi ở châu Phi.
Đối với bà Debbie Banks, người đứng đầu chiến dịch Giải Cứu Hổ của tổ chức phi lợi nhuận Environmental Investigation Agency, hành động của Trung Quốc hoàn toàn trái với chiến dịch nước này đã đề ra trước đó.
“Sự cam kết trong việc ngăn chặn các hành vi buôn bán ngà voi của Trung Quốc chỉ là dối trá! Kể từ thời điểm này, những loài hổ hoang dã sẽ phải đối mặt với mối nguy hiểm rình rập khi việc tiêu thụ 'hàng cấm' được khuyến khích thay vì triệt đến tận gốc rễ. Bản tin ngày hôm nay khiến tôi không thể tin vào mắt mình khi họ thật sự đã coi thường dư luận toàn cầu." - Bà Debbie Banks chia sẻ.
Thêm vào đó, điều này sẽ khiến cho các loài tê giác ở khu vực Châu Phi và Châu Á phải đứng trên bờ vực của sự tuyệt chủng.
Lý do tại sao chính phủ Trung Quốc lại có thể hợp pháp hóa một hành động đã từng được cho là trái pháp luật hiện đang còn là một ẩn số. Các quan chức cấp cao nước vẫn này chưa đưa ra một lời giải thích cụ thể cho việc làm trên. Tuy nhiên, việc những trang trại nuôi hổ đang mọc lên và những nỗ lực cố gắng chăn nuôi tê giác ở Trung Quốc có lẽ chính là chiếc chìa khóa đằng sau vấn đề này.
"Chúng tôi quan ngại sâu sắc về sự gia tăng của những trang trại nuôi hổ tại Trung Quốc trong một thời gian dài. Thực tế, để chăm sóc và nuôi dưỡng hổ, họ phải bỏ ra một khoản vô cùng đắt đỏ, nó đã tạo ra một áp lực lớn cho chính phủ nước này. Cũng chính vì thế, các quan chức Trung Quốc đã thống nhất về việc sửa đổi quy định về việc buôn bán và tàng trữ những sản phẩm từ hổ. Quyết định mà Trung Quốc đưa ra chính là một nhát dao chí mạng cho những tổ chức và hiệp hội bảo vệ động vật Thế giới." - bà Henry tuyên bố.
Năm 2013, Cơ quan điều tra về môi trường đã đưa ra một bản báo cáo cho thấy có ít nhất vài nghìn con hổ đang bị giam giữ tại hàng trăm trang trại ở Trung Quốc. Hơn nữa, nước này cũng đang ưu tiên nhập khẩu tê giác cho những ngành nông nghiệp tiềm năng.
Susan Lieberman, phó chủ tịch Hiệp hội Chính sách Quốc tế Wildlife Conservation Society - một tổ chức bảo tồn phi lợi nhuận của New York - cũng tin rằng sự mọc lên nhanh như nấm về số lượng hổ nuôi chính là nguyên nguyên nhân chính đằng sau quyết định thông qua việc buôn bán và sử dụng sừng tê giác cùng cao hổ của nhà nước Trung Hoa. Không chỉ thế, bà còn khẳng định rằng đây chính là sự thắng thế của những kẻ buôn bán động vật trái phép.
Sở dĩ sừng tê giác luôn được các con buôn săn đón bởi nó có chứa keratin - một loại protein có trong móng và tóc - được cho là một vị thuốc được xếp vào nhóm thuốc “thanh nhiệt lương huyết”. Sừng tê giác tính hàn, vị đắng, khi dùng có tác dụng đi vào kinh tâm, can, vị (tim, gan, dạ dày). Hơn nữa, nó còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, trấn kinh an thần. Tuy nhiên, công dụng của nó đã bị phóng đại lên rằng có thể chữa các bệnh từ ung thư cho đến gút. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận rằng cao hổ cũng có một sức mạnh vô cùng lớn trong việc điều trị các bệnh như thấp khớp và đau lưng.
- 0
- 0Bình luận