\'Blockbuster\', \'Deadline\' và xuất thân bất ngờ của các cụm từ toàn dân mà ai cũng biết
Một tá của thợ bánh (Baker’s dozen)
Cụm từ trên được cho là xuất phát từ những người thợ làm bánh dưới thời vua Henri III, khi họ cố gắng thực hiện quy định mới về kích cỡ và chất lượng của bánh mì do nhà vua ban hành. Ở nước Anh vào thế kỉ XIII, những thợ làm bánh gian dối thường giảm lượng bột mì trong bánh để thu lời cao hơn. Tức giận trước hành động nói trên, vua trị vì là Henri III đã ban hành đạo luật quy chuẩn kích cỡ của các ổ bánh mang tên Kích thước chuẩn cho Bánh mì và các thực phẩm lên men khác. Hình phạt cho hành động gian dối này chặt một bàn tay. Ngày nay, Baker's Dozen được dùng để chỉ sự hào phóng của người cung cấp dịch vụ.
Máu xanh (Blue Blood)
Cụm từ này có nguồn gốc đầy tính phân biệt chủng tộc, bắt đầu xuất hiện ở Tây Ban Nha thời Trung cổ. Sau hàng thế kỷ người Hồi giáo cai trị đất nước, nhiều người đã kết hôn với dân Hồi giáo có nước da sẫm màu hơn, hay người Do Thái.
Tuy nhiên, những gia đình tộc Castilian theo Thiên Chúa giáo thì lại cho dòng máu thuần chủng của mình là “thượng đẳng” hơn các dân tộc khác, và họ tự hào với nước da nhợt nhạt với các gân máu xanh nổi dưới da. Từ thế kỷ thứ 19 vào thời Victoria ở Anh, cụm từ này được dùng nghĩa chỉ các gia đình quý tộc kiểu cũ, với phần nghĩa về sự phân biệt chủng tộc đã bị loại bỏ.
Hết sức hài lòng (As Pleased as Punch)
Cụm từ lần đầu xuất hiện trong chương trình múa rối bằng tiếng Anh có tên Punch and Judy vào thế kỷ 17. Cốt truyện gốc của chương trình được đánh giá là vô cùng rùng rợn khi Punch, một tên lưu manh đã đánh tất cả những nhân vật còn lại trong truyện đến chết, bao gồm vợ, đứa con sơ sinh và một viên cảnh sát. Trong cơn hăng máu, Punch đã cười và nói “Trông tao làm đi này”, và cụm từ As pleased as Punch cũng ra đời từ đó. Suốt những năm thế kỷ 20 vào đầu 21, người Anh vẫn tiếp tục nói cụm từ trên.
Đáp ứng thời hạn cho trước (Meeting a Deadline)
Chữ deadline (hạn chót) ban đầu dùng để ám chỉ đến hàng rào nằm trong khuôn viên một nhà tù thời Nội Chiến Mỹ, và chỉ cần chạm vạch thôi, tù nhân sẽ bị bắn chết ngay lập tức mà không qua xét xử. Deadline lúc này mang nghĩa là ranh giới chết.
Mặc dù cũng có nhiều nhà tù trong thời kỳ này có ranh giới chết nhưng nó vẫn được dùng để chỉ sự bạo hành với các binh lính của Liên Bang ở nhà tù Andersonville khét tiếng. Điều kiện sống ở Andersonville được cho là rất tồi tệ, và quản ngục là Henry Wirz đã phải đền tội bằng án treo cổ. Sau sự kiện này, từ deadline được nhiều người biết đến hơn, nhưng ngữ dụng của nó đã thay đổi rất nhiều vào các giai đoạn sau.
Vào thế kỷ 19, chữ deadline lại được sử dụng nhiều trong công việc in ấn, nói về phần sát mép trang mà không thể in được nữa. Đầu thế kỷ 20, nó lại được hiểu với nghĩa là vạch không cho người qua. Thế rồi, qua các phương tiện truyền thông, deadline dần được dùng với nghĩa là thời hạn.
Máy chạy bộ (Treadmill)
Trước khi trở thành một thiết bị “tra tấn” người dùng trong phòng tập, máy chạy bộ thực chất lại là một thiết bị tra tấn tù nhân. Vào đầu thế kỷ 17, kiến trúc sư dân sự người Anh William Cubitt đã thiết kế một thiết bị khổng lồ, nhằm khai thác sức lực của những tù nhân thời đó.
Có hai dạng của máy này, một là loại bánh răng khổng lồ, để tù nhân đạp lên nó trong thời gian dài nhằm khai thác lực chân của họ; còn lại là các bậc thang có gắn động cơ để những bậc thềm có thể thay đổi liên tục, khiến tù nhân có cảm giác như chiếc thang chả bao giờ dừng lại. Hình thức phạt khổ sai này thường ở trong các ca 8 tiếng, và nhà văn nổi tiếng Oscar Wilde đã từng trải nghiệm nó khi ông vào tù năm 1895.
Bây giờ, không nhà tù nào lại ép tù nhân đi trên những băng chuyền kinh khủng như thế nữa, nhưng nhiều công dân tự do lại không tiếc thời gian chạy trên các máy tập hiện đại, với dạng băng chuyền được kéo căng trên hai bánh xe lăn liên tục.
Phim bom tấn (Blockbuster)
Trong Thế chiến II, nhiều khu nhà có thể bị phá hủy hoàn toàn bởi một quả bom duy nhất. Những quả bom này được gọi là bánh quy (cookies), nặng khoảng 4.000 pound và dài hơn 6 feet. Do sức công phá khủng khiếp của nó, chúng dần được biết đến với tên gọi bom tấn.
Chỉ một năm sau chiến tranh, từ bom tấn này dần được sử dụng cho những thứ thú vị và to lớn. Vào giữa những năm 1950, thuật ngữ này đã được áp dụng cho các bộ phim thu về hơn 2 triệu USD tại phòng vé.
- 0
- 0Bình luận