Già vẫn chưa giàu và bài toán nan giải cho chính người Việt Nam
Khi bình minh chỉ mới ló rạng cũng là lúc mà các công viên, vườn hoa ở thủ đô Hà Nội bắt đầu nhộn nhịp. Hàng trăm cụ ông, cụ bà đến đây đều đặn mỗi sáng để tập thể dục trước khi nhiệt độ trong ngày lên cao, gây cảm giác khó chịu cho các hoạt động thể chất. Giữa đám đông ấy, những nhóm tập thể hình ngoài trời luôn là sôi nổi nhất.
Ở phía sân vườn hoa là các phụ nữ lớn tuổi đang tập thái cực quyền. Dưới bóng râm của hàng cây cao, hàng chục vũ công đang đung đưa theo tiếng nhạc samba, trong khi một số người khác thì nhễ nhại mồ hôi trên các thiết bị tập thể dục ngoài trời. Ông Thọ, một cụ ông về hưu 83 tuổi thường xuyên đến đây, bất kể mưa nắng.
Theo dự báo của các nhà điều tra tờ The Economist, buổi sớm ở các công viên sẽ trở nên đông đúc hơn trong vài thập kỷ tới. Hiện nay, tuổi trung bình của Việt Nam là 26 tuổi, nhưng số dân trên 60 tuổi đã chiếm tới 12% trong cơ cấu dân số.
Con số này sẽ chóng vọt lên mức 21% vào năm 2040, trở thành một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Nhờ sự phát triển của kinh tế và các tiến bộ y học, tuổi thọ được kéo dài hơn trước, nhưng đi cùng với đó là sự thay đổi đến chóng mặt về nhân khẩu học.
Tình trạng già hóa dân số cũng là vấn đề nhức nhối ở nhiều nước châu Á. Nhưng ở Việt Nam, người thì cứ già đi mà đất nước vẫn còn đang nghèo hơn so với khu vực. Trong khi đó phần trăm dân số trong độ tuổi lao động tăng lên cao nhất ở Hàn Quốc và Nhật Bản, GDP/người đứng lần lượt ở mức 32.585 USD và 31.718 USD. Ngay cả Trung Quốc, con số này là 9.526 USD.
Tại Việt Nam, khi dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao nhất vào 2013, thu nhập trung bình chỉ là 5.024 USD. Hai nước trong khu vực Đông Nam Á khác là Indonesia và Philippines dự kiến sẽ đạt được mốc trên trong vài thập niên tới, với mức thu nhập cao hơn nhiều lần so với Việt Nam.
Điều này đang làm cho chính phủ đau đầu khi họ phải đương đầu với nhiều bài toán khó nhằn cùng một lúc. Về vấn đề ngân sách, liệu chính phủ có thể chu cấp cho những người về hưu nghèo không? Hiện tại, chỉ có khoảng 30% người trên 80 tuổi được nhận trợ cấp xã hội, trong khi hơn 90% dân số già không hề có bất kỳ khoản tiết kiệm nào. Chi phí trợ cấp người già sẽ trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết, có thể chiếm đến 1/8 tổng GDP quốc nội vào năm 2050.
Ở nông thôn, nơi mà hầu hết người cao tuổi sinh sống thì mọi chuyện lại càng tệ hơn. Trước kia, con cái chính là người chăm sóc cha mẹ khi về già. Thế nhưng, việc người trẻ bỏ quê lên thành phố kiếm sống khiến cho nhiều làng quê trở nên hoang vắng, chỉ còn người già ở lại. 40% người già ở khu vực nông thôn vẫn tiếp tục làm việc ở tuổi 75, trong khi con số này ở Anh là 3%.
Một mối lo khác được quan tâm đó là cung cấp các dịch vụ y tế cho người cao tuổi. Khi về già, bệnh Alzheimer, bệnh tim và những căn bệnh do tuổi già đem lại là rất phổ biến. Khoảng một phần ba những người trên 60 tuổi tại Việt Nam không có bảo hiểm y tế, khiến việc chữa trị trở nên rất đắt đỏ.
Tại nhiều bệnh viện tỉnh, hiện vẫn chưa có chuyên khoa lão khoa riêng biệt. Một số loại bảo hiểm không chính thức ra đời để lấp đầy các khan hiếm nói trên, nhưng thiếu hụt về vật chất và nhân sự vẫn còn tồn tại.
Trước tình hình này, Chính phủ đang bắt đầu thực hiện một số chính sách để giảm gánh nặng tài chính và cải thiện cuộc sống ở người cao tuổi. Năm ngoái, chính sách hạn chế sinh đẻ được nới lỏng ở nhiều thành phố. Vào tháng 5, tuổi nghỉ hưu sẽ được nới rộng từ 55 lên 60 đối với nam và 60 đến 62 đối với phụ nữ, cùng với cải cách chương trình lương hưu. Năm tới, nhà nước cũng có kế hoạch cải tạo hệ thống bảo hiểm y tế và phúc lợi xã hội.
Nhưng những cải cách nói trên sẽ không thể thay đổi cấu trúc của nền kinh tế, vấn đề cốt yếu nhất. Thông thường, khi thu nhập gia tăng, cơ cấu kinh tế tại các nước sẽ chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang các ngành dịch vụ. Khi đặt vào phép so sánh này, Việt Nam đang tụt hậu so với các nước láng giềng.
Vào thời điểm dân số trong độ tuổi lao động đạt đỉnh vào năm 2013, nông nghiệp chiếm 18% nền kinh tế. Cùng lúc đó ở Trung Quốc, nông nghiệp chỉ chiếm 10% GDP. Tệ hơn, sản lượng được tạo ra ít dần đi theo độ tuổi và sự phụ thuộc quá nhiều vào nhóm ngành trên khiến cho năng suất lao động nói chung bị giảm đi.
Thế nhưng, bài toán tăng năng suất ở tầng lớp trẻ còn gặp nhiều khó khăn hơn. Chính phủ vẫn còn chạy theo số liệu, thành tích, còn các doanh nghiệp nhà nước lại nắm nhiều ngành công nghiệp quan trọng. Hầu hết sinh viên đại học phải lãng phí 1 học kỳ đến 1 năm cho các môn lí thuyết tư tưởng, vốn không phục vụ gì cho công việc sau này. Trong khi cả châu Á già đi khi đã giàu, chỉ có Việt Nam già mà vẫn chưa giàu.
- 0
- 0Bình luận