Có tất cả 465 loài cá mập được biết đến, từ những chú cá mập lớn nhất - cá nhám voi - cho đến những chú cá mập đèn lồng với kích thước rất nhỏ bé. Những kẻ săn mồi đại dương này không chỉ làm mê hoặc chúng ta, mà còn làm ta bất ngờ bởi vẻ đẹp và nguy cơ dễ bị tổn thương của chúng.
Theo báo cáo của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế năm 2014, sự đánh bắt quá mức cùng nhiều nguyên nhân khác, khiến một phần tư loài cá mập có nguy cơ được đưa vào danh sách loài bị đe dọa tuyệt chủng.
Nhiếp ảnh gia địa lý Brian Skerry đã dành hơn 10.000 tiếng để chụp hình những chú cá mập, chia sẻ về bộ ảnh của mình: “Đối với một người nghệ sĩ như tôi, cá mập là nguồn cảm hứng bất tận, một sự pha trộn giữa hiền hòa và sự mạnh mẽ, khiến tôi phải lao vào lòng đại dương.
Ngoài ra, là một phóng viên, tôi bị thúc đẩy bởi tinh thần trách nhiệm và nhu cầu cấp bách rằng những loài cá mập đang bị đe dọa và cần sự giúp đỡ của những người như chúng tôi”.
Sau đây là bộ ảnh tuyệt vời về cá mập của những nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới.
Cá nhám dẹt hay còn được gọi với tên không chính thức là Cá mập thiên thần. Trong hình là một con angelshark Thái Bình Dương tại đảo Santa Catalina, bang California. Ảnh: David Doubilet.
Một con cá nhám phơi nắng hay Basking shark tại mũi Cod thuộc bang Massachusetts. Ảnh: Brian J. Skerry.
Một bầy cá mập vây đen hay Blacktip reef shark đang bơi lội tại rạn san hô vòng Aldabra ở đảo quốc Seychelles, vùng Đông Phi. Ảnh: Thomas P. Peschak.
Cá mập xanh đang bơi ở ngoài khơi đảo Block, thuộc bang Rhode Island. Ảnh: David Doubilet.
Cá mập Broadnose sevengill tại một vùng biển thuộc Nam Phi. Ảnh: Uli Kunz.
Cá mập Carcharhinus brachyurus ở quần đảo Galapagos thuộc Ecuador. Ảnh: Tui De Roy, Minden Pictures.
Cá nhám mèo hay Cat Shark đang bơi lội sâu trong nước ở quần đảo Galapagos thuộc Ecuador. Ảnh: Tui De Roy, Minden Pictures.
Mẫu vật cá mập Cookiecutter tại bảo tàng Bishop, Oahu, Hawaii. Ảnh: Bill Curtsinger.
Cá mập Epaulette tại vịnh Milne, Papua New Guinea. Ảnh: Mike Parry, Minden Pictures.
Con cá nhám mang xếp hay Frill Shark này được tìm thấy bởi một ngư dân vùng Numazu của Nhật Bản. Đây là một loài cá mập quý hiếm, thường sống sâu dưới mặt nước khoảng 600 mét. Chú cá mập này sau khi phát hiện được chuyển đến Công viên Hàng hải Awashima. Ảnh: Awashima Marine Park.
Cá mập trắng lớn ở đảo Guadalupe, Mexico. Ảnh: David Doubilet.
Cá mập trắng lớn ở đảo South Neptune, nước Úc. Ảnh: Brian Skerry.
Cá mập trắng lớn ở Gansbaai, Nam Phi. Ảnh: National Geographic Creative.
Cá mập đầu búa tại một đảo ngoài khơi của nước Bahamas trong vùng vịnh Caribbe. Ảnh: Brian J. Skerry.
Cá mập chanh hay Negaprion brevirostris tại một đảo ngoài khơi của nước Bahamas trong vùng vịnh Caribbe. Ảnh: David Doubilet.
Cá mập mako tại bang California, Hoa Kỳ. Ảnh: Brian J. Skerry.
Cá mập miệng bản lề hay Ginglymostoma cirratum đang bơi lội ở rạn san hô vòng Lighthouse, nước Belize, Trung Mỹ. Ảnh: Brian J. Skerry.
Cá mập vây trắng đại dương tại một đảo ngoài khơi của nước Bahamas trong vùng vịnh Caribbe. Ảnh: Brian J. Skerry.
Cá mập Port Jackson tại vịnh Jervis, bang New South Wales, nước Úc. Ảnh: Mike Parry.
Cá mập Lạp lân hay Prickly Shark tại Las Gemelas, Costa Rica. Ảnh: Brian J. Skerry.
Cá mập Carcharias taurus tại quần đảo Bonin, phía nam của thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Brian J. Skerry.
Một bầy cá mập cát hay Sandbar Shark tại ngoài khơi quần đảo Hawaii thuộc Thái Bình Dương. Ảnh: Paul Nicklen.
Cá mập lụa hay Carcharhinus falciformis tại vùng biển của tỉnh Jardines de la Reina, Cuba. Ảnh: David Doubilet.
Cá mập hổ ở vùng biển Nam Phi. Ảnh: Brian J. Skerry.
Một con cá mập hổ đang hút nước để ăn mồi tại vùng biển Bahamas, vùng vịnh Caribbe. Ảnh: Brian J. Skerry.
Cá nhám voi hay Whale shark đang đuổi theo một con cá mập khác nhỏ hơn, ở Yucatan Peninsula, Mexico. Ảnh: Brian J. Skerry.
Cá nhám voi hay Whale shark ở Western Australia. Ảnh: Brian J. Skerry.
Cá mập thảm Orectolobidae hay Wobbegong shark tại đảo Friwinbonda, tỉnh Raja Ampat, Indonesia. Ảnh: Jason Edwards.
Cá nhám nhu mì hay Zebra Shark tại đảo Dimaniyat, ngoài khơi Oman, một đất nước thuộc vùng Trung Đông. Ảnh: Norbert Probst.