logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

\'Tây Lương nữ quốc\' bất đắc dĩ ở Colombia

Ở vùng núi phía tây bắc của Colombia, cách thị trấn hiện đại gần nhất cũng nửa ngày đi bộ, là ngôi làng La Puria. Đây là nơi sinh sống của hàng trăm người Emberá Katío bản địa. Trong ngôn ngữ của họ, “emberá” có nghĩa là loài người.

Nhưng không có người (đàn ông) nào ở đây cả.

Cầm trên tay một con dao và khoác lên người chiếc giỏ đựng thức ăn, một phụ nữ người Emberá Katío đang nhìn chằm chằm vào người chụp ảnh. Dân làng La Puria vẫn giữ truyền thống từ nhiều đời trước để sinh tồn, họ săn bắt và trồng trọt với quy mô nhỏ.

Cầm trên tay một con dao và khoác lên người chiếc giỏ đựng thức ăn, một phụ nữ Emberá Katío đang nhìn chằm chằm vào người chụp ảnh. Dân làng La Puria vẫn giữ truyền thống từ nhiều đời trước để sinh tồn, họ săn bắt và trồng trọt với quy mô nhỏ.

Cuộc nội chiến Colombia kéo dài hàng thập niên đã vắt kiệt quệ mọi nguồn lực của ngôi làng La Puria. Nhiều người tham gia quân đội của Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC), nhiều người khác được chiêu mộ vào hàng ngũ của Lực lượng Giải phóng Quốc gia (ELN), hai nhóm du kích cánh tả lớn nhất của quốc gia này. Số khác trở thành nạn nhân của cuộc xung đột vì du kích cánh tả và phe cánh hữu đều sử dụng những chiến thuật bạo lực.

Một cô gái thiếu niên người bản địa đang bước ra khỏi ngôi nhà làm bằng gỗ lợp tole kẽm của gia đình, được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống.

Một thiếu nữ người bản địa đang bước ra khỏi ngôi nhà làm bằng gỗ lợp tôn kẽm của gia đình, được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống.

Từ La Puria, phải mất nửa ngày đi bộ để đến được thị trấn gần nhất. Nằm tại vùng núi cao, nơi đây được bao phủ bởi rừng núi và sương mù dày đặc. Một người phụ nữ đang đi qua cây cầu duy nhất nối ngôi làng với đường xá hiện đại.

Từ La Puria, phải mất nửa ngày đi bộ để đến được thị trấn gần nhất. Nằm tại vùng núi cao, nơi đây được bao phủ bởi rừng núi và sương mù dày đặc. Một phụ nữ đang đi qua cây cầu duy nhất nối ngôi làng với đường sá hiện đại.

Những người phụ nữ lớn tuổi đang chuẩn bị thức ăn cho cả làng. Mặc dù phần lớn dân làng đã bỏ đi lánh nạn nhưng những năm gần đây rất nhiều người Emberá Katío trở lại làng.

Những người phụ nữ lớn tuổi đang chuẩn bị thức ăn cho cả làng. Mặc dù phần lớn dân làng đã bỏ đi lánh nạn nhưng những năm gần đây rất nhiều người Emberá Katío trở lại làng.

Những cô gái còn rất trẻ đã trở thành mẹ, đang mang sau lưng đứa con của mình đến bếp chung của làng, những đứa trẻ này phần lớn đều bị suy dinh dưỡng. Người Emberá Katío khi nhận ra lãnh thổ của họ bị lấn chiếm do sự phát triển du lịch từ nhà nước, đã phải tự chủ động thay đổi những món ăn truyền thống cho phù hợp với thực tế.

Những cô gái còn rất trẻ đã trở thành mẹ, đang mang sau lưng đứa con của mình đến bếp chung của làng, những đứa trẻ này phần lớn đều bị suy dinh dưỡng. Người Emberá Katío khi nhận ra lãnh thổ của họ bị lấn chiếm do sự phát triển du lịch từ nhà nước, đã phải tự chủ động thay đổi những món ăn truyền thống cho phù hợp với thực tế.

Một người mẹ trẻ đang cho con của mình bú sữa.

Một người mẹ trẻ đang cho con của mình bú sữa.

Không có nhiều đồ chơi, trẻ em ở đây chơi với nhau hoặc chơi với những con lừa. Những người Emberá khác sống ở vùng nằm dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Colombia và Panama.

Không có nhiều đồ chơi, trẻ em ở đây chơi với nhau hoặc chơi với những con lừa. Những người Emberá khác sống ở vùng nằm dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Colombia và Panama.

Các tác phẩm nghệ thuật của những bé gái và những bà mẹ tuổi vị thành niên trong làng bây giờ chủ yếu khắc họa những người lính, trực thăng và bom mìn. Những năm tháng dài đằng đẵng của cuộc nội chiến đã làm hơn 200.000 người chết hoặc mất tích và hơn 5 triệu người phải di tản. Ít nhất 4.000 thường dân đã bị giết hoặc bị thương nặng do bom mìn nổ, phần lớn do FARC đặt.

Các tác phẩm nghệ thuật của những bé gái và những bà mẹ tuổi vị thành niên trong làng bây giờ chủ yếu khắc họa những người lính, trực thăng và bom mìn. Những năm tháng dài đằng đẵng của cuộc nội chiến đã làm hơn 200.000 người chết hoặc mất tích và hơn 5 triệu người phải di tản. Ít nhất 4.000 thường dân đã bị giết hoặc bị thương nặng do bom mìn nổ, phần lớn do FARC đặt.

Rosalina, 26 tuổi, hiện là trưởng làng của làng La Puria. Cô đang mang thai đứa con thứ tư nhưng không cho biết gì về chồng mình.

Rosalina, 26 tuổi, hiện là trưởng làng của làng La Puria. Cô đang mang thai đứa con thứ tư nhưng không cho biết gì về chồng mình.

Giờ đây, phụ nữ, trẻ em và những bà mẹ thiếu niên là những người duy nhất còn sinh sống ở La Puria. Iván Valencia là phóng viên ảnh người Colombia đã tiếp cận cuộc sống của dân làng trong nhiều tháng của năm 2017 và ghi lại phóng sự về họ.

Nếu trước đây người đàn ông cầm dao, mạo hiểm vào rừng rậm nhiệt đới để săn bắt thú rừng và tìm kiếm thức ăn, thì giờ đây chính những người phụ nữ trẻ phải làm điều đó, trên tay cầm con dao lớn, sau lưng là một đứa bé đang say giấc.

Tiếng cười nói vui vẻ của những đứa trẻ đùa giỡn với nhau, lọt vào bên trong những ngôi nhà do chính các phụ nữ nơi đây xây dựng nên. Rất nhiều trong số chúng được sinh ra khi những cô gái bị hãm hiếp bởi quân lính từ các nhóm du kích địa phương.

Thậm chí những đứa trẻ này lớn lên khi cuộc chiến đã đi qua, chúng vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến. Trong các hoạt động nghệ thuật của trường lớp, học sinh sử dụng giấy vẽ, giấy màu dán và bút chì màu để khắc họa những người lính với khẩu súng cầm trên tay.

Một không gian đầy sắc màu

Lần đầu tiên kể từ năm 1960, cuộc xung đột đã kết thúc. Mặc dù cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2016 đã đi đến một bước tiến mới khi thỏa thuận hòa bình được các lãnh đạo FARC và chính phủ Colombia cùng đồng ý đạt được, nhưng nhanh chóng sau đó nhiều sửa đổi trong thỏa thuận được thông qua khiến sự hòa bình này không chắc chắn, hiện nay thứ chắc chắn nhất chỉ là lệnh ngừng bắn.

Sau khi cuộc chiến đã lắng xuống, dân làng vẫn bị chính phủ bỏ rơi. Không có bất kỳ sự trợ giúp nào từ nhà nước về chăm sóc sức khỏe của người dân hay những công trình công cộng, vấn đề suy dinh dưỡng và điều kiện sinh hoạt kém cùng những thách thức sau chiến tranh khiến họ phải sống vất vả hơn bao giờ hết.

Maria, một người mẹ tuổi vị thành niên, đang bước đi cùng với đứa con của cô, cha của đứa bé đã mất tích.

Maria, một người mẹ tuổi vị thành niên, đang bước đi cùng với con mình, cha của đứa bé đã mất tích.

Nhưng có một tia sáng lóe lên giữa thực tại đau khổ. Valencia nhớ lại những chuyến đi bộ đường dài với người dân La Puria, “Sau khi đi bộ với họ, tôi đã đến được một nơi rực rỡ màu sắc, những người dân làng ăn mặc quần áo nhiều màu, chúng là những mảng màu tươi mới giữa không gian buồn chán xám xịt.”

Dân làng nói chuyện bằng tiếng bản địa Emberá trong khi nhiếp ảnh gia là một người giao tiếp bằng tiếng Tây Ban Nha, vì vậy ngôn ngữ thị giác là thứ duy nhất mà họ chia sẻ cùng nhau. “Tôi phải giao tiếp với họ qua máy ảnh. Chúng ta là những người lạ mặt, cần nhất vẫn là sự tôn trọng và để họ nói bằng thứ tiếng của mình,” Valencia chia sẻ.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)