logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Những \'thợ săn bão\' quả cảm không ngại bay vào tâm bão để nghiên cứu khoa học

Trước một ngày làm việc mới, Jon Zawislak lấy vội một viên thuốc gừng rồi ngậm trong miệng nhằm ổn định dạ dày. Anh cũng thường ăn những thứ giàu năng lượng nhưng không quá no, như một chiếc bánh quy hay bánh nướng giòn trước khi đi làm, để chắc chắn không nôn ọe ra khắp chỗ làm.

Ngày làm việc mới đã bắt đầu, Zawislak là một thợ săn bão.

Chuyến bay N42RF trên chiếc Lockheed WP-3D Orion của NOAA đang trên đường tiến vào cơn bão Harvey vào ngày 24 tháng 8 năm 2017. Ảnh: Lt. Kevin Doremus/NOAA.

Chuyến bay N42RF trên chiếc Lockheed WP-3D Orion của NOAA đang trên đường tiến vào cơn bão Harvey vào ngày 24 tháng 8 năm 2017. Ảnh: Lt. Kevin Doremus/NOAA.

Trong một ngày làm việc thông thường, người đàn ông này dành 8 tiếng để bay lượn ở độ cao 16.000 km nhằm thu thập các số đo về gió, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và lượng mưa ở những cơn bão lớn, nơi có sức gió lên đến 120 km/giờ.

Trong khi những người khác đang chạy bão và tìm nơi trú ẩn, thì người đàn ông này lại lái máy bay và lao thẳng vào cơn cuồng nộ của thiên nhiên. “Thật sự mà nói, máy bay chính là phương tiện tốt nhất để đo đạc số liệu của một cơn bão. Để thu thập dữ liệu từ tâm bão, không gì tốt hơn là một chiếc máy bay và những dụng cụ đo được mang theo trên nó,” Zawislak chia sẻ.

Tuần vừa rồi, anh Zawislak đã vượt qua cả hai cơn bão lớn là Isaac và Florence, đo được những số liệu quan trọng và cung cấp cho Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ. Cơ quan này sử dụng các số đo để nâng cấp phân loại bão và dự đoán hướng đi tiếp theo của bão.

Siêu bão Florence gây mưa lớn và ngập lụt ở North Carolina vào ngày 14 tháng 9 vừa qua. Trong khi người dân đang nhanh chóng di tản khỏi vùng ảnh hưởng của bão, thì nhóm phi công nghiên cứu bão của NOAA lên đường mà lao vào những cơn cuồng phong. Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images.

Siêu bão Florence gây mưa lớn và ngập lụt ở North Carolina vào ngày 14 tháng 9 vừa qua. Trong khi người dân đang nhanh chóng di tản khỏi vùng ảnh hưởng của bão, thì nhóm phi công nghiên cứu bão của NOAA lên đường mà lao vào những cơn cuồng phong. Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images.

8 tiếng mỗi ngày trên không trung

Những chuyến bay săn bão đã cất cánh từ 75 năm trước. Lúc bấy giờ, những phi công lái chiến đấu cơ của Anh Quốc đã lao vào cơn cuồng phong nhằm truy kích chiếc máy bay chở một Đại tá Mỹ giữa Thế chiến Thứ hai. Kể từ đó, các phi công được huấn luyện kỹ năng bay vào bão một cách bài bản hơn.

Giờ đây, đi theo Zawislak trong những chuyến bay có hai thiết bị cực kỳ quan trọng, luôn gắn trên chiếc Lockheed Martin WP-3D được sử dụng để đo dữ liệu cho Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA). Hai thiết bị này phát tín hiệu về cơ quan quản lý ngay khi dữ liệu được thu thập, rồi chuyển đến bản tin dự báo thời tiết sớm nhất được phát trên các phương tiện truyền thông.

Jon Zawislak đang làm việc trên máy bay trong một cơn bão.

Jon Zawislak đang làm việc trên máy bay trong một cơn bão.

Đầu tiên có một radar gắn trên tàu bay nhằm đo đạc gió và mưa, sau cùng là một thiết bị có kích thước nhỏ có dạng hình trụ và một chiếc dù nhỏ gắn bên trên, được gọi là thiết bị giọt nước. Thiết bị giọt nước là dụng cụ đo dùng một lần được trang bị GPS, nó đo đạc áp suất, nhiệt độ và độ ẩm rồi được ném ra khỏi cửa sổ và bay đi mất.

Trong suốt một chuyến bay kéo dài 8 tiếng, có khoảng 20 thiết bị giọt nước được sử dụng rồi được ném ra bên ngoài để hủy bỏ sau khi dữ liệu đã được gửi đi. Những thiết bị hình giọt nước này được sử dụng liên tục từ khi chiếc máy bay bắt đầu đi vào một cơn bão, từ rìa của cơn bão cho đến vùng mắt bão.

“Những thiết bị tuy nhỏ nhưng giúp chúng tôi dựng được mô hình của một cơn bão, quan trọng nhất là theo dõi sự thay đổi của nó, cụ thể là tốc độ gió khi đi từ ngoài vào trong và từ thấp lên cao,” Zawislak cho biết. Tất cả thông tin thu thập được đều tác động mạnh mẽ đến sự dự báo bão của các chuyên gia.

Trong chuyến đi vào siêu bão Florence đã tấn công bờ đông nước Mỹ cuối tuần rồi, kết quả đo của Zawislak đã giúp thay đổi những thông tin dự báo. “Những gì hiện lên màn ảnh từ ảnh chụp vệ tinh cho thấy đó là một cơn bão cấp 2, nhưng khi tôi cất cánh và đi sâu vào cơn bão, những con số nhận được cho thấy nó là một cơn bão cấp 4,” anh chia sẻ.

Công việc của một nhà khoa học bay

Zawislak đã có một bằng tiến sĩ về khoa học khí quyển, anh đã làm việc trên cả máy bay và máy bay không người lái xuyên qua các cơn bão được một thập niên. Là giám đốc của chương trình giám sát các cơn bão của NOAA, anh nhận nhiệm vụ thường xuyên bay lượn trên bầu trời để tiến hành các nghiên cứu.

Trước mỗi chuyến bay, anh xác định rõ đường bay để có thể thu thập dữ liệu được tốt nhất, và đảm bảo các dụng cụ đo mang theo phải vận hành tốt nhất nhằm gửi về các số liệu cần thiết để phục vụ cho công tác dự báo bão.

Zawislak và cộng sự của anh đang theo dõi đường bay và kiểm tra số liệu được gửi về từ các dụng cụ đo.

Zawislak và cộng sự của anh đang theo dõi đường bay và kiểm tra số liệu được gửi về từ các dụng cụ đo.

Một trong những câu hỏi vẫn chưa thể trả lời được của Zawislak là tại sao những cơn bão lại càng trở nên quá khốc liệt và chúng di chuyển quá nhanh. Chúng ta vẫn chưa hiểu rõ được cách một cơn bão được hình thành quá nhanh chỉ từ những cơn gió nhẹ không đồng đều về áp suất.

Đó là câu hỏi có lẽ là quan trọng nhất trong sự nghiệp của Zawislak, nếu anh trả lời được câu hỏi này một cách rõ ràng, công việc dự báo bão của anh và NOAA sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều.

“Tôi không điên, tôi chỉ đang nghiên cứu khoa học”

Zawislak cho biết luôn cố gắng tránh xa những thực phẩm nhiều dầu mỡ trước mỗi chuyến bay, nhưng không phải chuyến bay nào cũng đầy sóng gió như mọi người vẫn thường nghĩ. Trên thực tế, khi lái máy bay vào sâu trong cơn bão, cảm giác trên máy bay sẽ khá giống khi bay trên những máy bay thương mại vào lúc đẹp trời.

Các phi công bay cùng với Zawislak (có ba phi công cùng bay trong một chuyến bay) phải giữ độ cao cố định nhằm giúp các dụng cụ đo hoạt động ổn định nhất, ở mức khoảng 3.000 mét so với mặt đất. “Chúng tôi có những phi công giỏi nhất, những kỹ sư tài ba nhất, và những chiếc máy bay được bảo dưỡng tốt nhất,” anh chia sẻ.

Những con chim sắt khổng lồ luôn dang rộng đôi cánh để tiến vào hiểm nguy, nhằm cung cấp số liệu chính xác giúp người dân được trú tránh bão an toàn. Ảnh: NOAA.

Những con chim sắt khổng lồ luôn dang rộng đôi cánh để tiến vào hiểm nguy, nhằm cung cấp số liệu chính xác giúp người dân được trú tránh bão an toàn. Ảnh: NOAA.

Nhưng nếu có một sự hỗn loạn hay rung lắc, cảm giác sẽ lập tức trở nên cực kỳ tồi tệ và không phải ai cũng có thể trải qua được. “Có nhiều chuyến bay vất vả, chúng tôi vừa phải chịu đựng sự mất cân bằng và chao đảo liên tục từ hai đến ba tiếng đồng hồ, vừa phải điều khiển tàu bay và thực hiện đo số liệu,” Zawislak kể.

Đối với những cơn bão lớn như siêu bão Florence, mắt bão là một vùng yên bình rộng lớn. Bên trong nó, mọi thứ hiền hòa vô cùng: bầu trời trong vắt không một gợn mây, tầm nhìn xa tít tắp; nhưng bao xung quanh nó là những gì tồi tệ nhất mà mẹ thiên nhiên trút xuống cho con người.

“Mắt bão của những cơn bão lớn rộng hơn nhiều so với bất cứ sân vận động nào bạn từng đi đến. Khi bay vào giữa tâm cơn bão Florence, mà được phân loại là bão cấp 4, chúng tôi đo được vùng mắt bão của nó trải rộng hơn 24 km và phải mất đến 4 phút mới bay xuyên qua được,” Zawislak cho biết.

Cận cảnh siêu bão Florence đang uy hiếp bờ đông nước Mỹ được chụp bởi phi hành gia Alexander Gerst của ESA từ Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Đây là cơn bão mạnh được xếp loại bão cấp 4. Ảnh: ESA/NASA–A. Gerst.

Cận cảnh siêu bão Florence đang uy hiếp bờ đông nước Mỹ được chụp bởi phi hành gia Alexander Gerst của ESA từ Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Đây là cơn bão mạnh được xếp loại bão cấp 4. Ảnh: ESA/NASA–A. Gerst.

Đứng trước thực tế rằng cơ bắp và dạ dày của mình cảm thấy không vui vẻ gì với những chuyến bay, nhưng chàng thanh niên Zawislak cho biết sẽ không thể rũ bỏ khỏi tâm trí mình niềm đam mê khi cưỡi con chim sắt vượt qua màn mưa.

“Chúng tôi không điên, tôi chỉ đang nghiên cứu khoa học. Những gì chúng tôi làm đóng một vai trò to lớn trong việc thông tin về thiên tai cho người dân, và công chúng sẽ hiểu được cơn bão đó mạnh như thế nào, sắp đi về hướng nào để chủ động tránh trú bão,” anh tự hào chia sẻ.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)