Những câu chuyện kỳ quái đằng sau những tượng đài nổi tiếng của Nhà thờ Đức Bà Paris
Notre Dame Cathedral de Paris (hay được gọi là Nhà thờ Đức Bà Paris) kể từ khi hoàn thành vào những năm 1250 (các giàn chống được bổ sung trong thế kỷ thứ 14) đã đứng đó và chứng kiến biết bao thăng trầm của nước Pháp nói chung và Paris nói riêng.
Đây là một trong những nhà thờ Gothic đẹp nhất trên thế giới, tọa lạc ở trung tâm của một trong những thành phố tráng lệ nhất.
Người ta đến với Nhà thờ Đức Bà Paris không chỉ vì bị cuốn hút bởi lối kiến trúc tuyệt mỹ mà còn là những ô cửa kính muôn màu muôn vẻ; bên cạnh đó, nơi đây cũng là nơi "trú ngụ" của những "con quái thú" huyền bí và tuyệt vời nhất: *gargoyle.
*Gargoyle là một hình thức điêu khắc trang trí cực kỳ đa dạng với những hình con thú đa dạng kèm với ống máng thoát nước mái được gắn trên các mặt tường của tòa nhà, ngăn nước chảy thấm xuống các bức tường làm xói mòn vữa hồ. Hơn nữa, gargoyle được xác định là linh vật gây nên sự hoảng sợ và đảm nhận công năng bảo hộ: canh gác/canh giữ nhà thờ tránh xa những điều xấu xa hay các hồn ma có hại. (theo Tạp chí nhà đẹp).
Thuật ngữ gargoyle bắt nguồn từ chữ tiếng Pháp "gargouille" và trong tiếng Anh có nghĩa gần giống với "cổ họng" hay cách hiểu khác được biết đến như "thực quản/cổ họng".
Ngoài ra còn có một thần thoại Pháp xuất phát từ khu vực Rouen, kể về một sinh vật được gọi là "Gargouille" hình dạng trông giống như một con rồng, sở hữu với một cổ dài, cánh dơi và khả năng thở ra lửa.
Có rất nhiều phiên bản của thần thoại này nhưng câu chuyện phổ biến nhất vẫn là: Thánh Romanus đã thu phục Gargouille bằng cây thánh giá của ngài và đưa nó trở lại Rouen để nhận án tử hình vì tội phá hoại mùa màng và cuộc sống người dân nơi đây.
Gargouille đã bị chính ngọn lửa của mình thiêu cháy, thế nhưng Thánh Romanus chỉ đốt phần thân dưới của con quái thú, để lại phần đầu và một nửa phần thân trên; ngài đã đặt con quái thú trên bệ Nhà thờ nhằm xua đuổi những linh hồn ma quỷ.
Gargoyles và các sinh vật thần thoại khác cũng đại diện và minh họa phe tà ác trong Giáo hội Công giáo Rôma thời trung cổ.
Ý tưởng nghệ thuật Gothic về một thế giới bên kia là sự đau khổ và chịu đựng và những gargoyle có thể đại diện cho hình tượng con quỷ bên ngoài đối đầu sự thánh thiện và an toàn của nhà thờ bên trong.
Gargoyle và *grotesque của Nhà thờ Đức Bà Paris đã bảo vệ nơi đây khỏi linh hồn quỷ dữ và cả những trận mưa như trút nước từ thế kỷ thứ 13.
*Một loại nghệ thuật điêu khắc phát triển phồn thịnh từ thế kỷ thứ 18. Grotesque thường tượng trưng cho những điều xấu xí, kinh dị và gớm ghiếc,... hoặc đôi khi là thần bí và tráng lệ.
Mỗi bức tượng đều sở hữu những sắc thái khác nhau như: giận dữ, cau có, thanh lịch, vui vẻ và chán nản.
Một số thậm chí không phải là gargoyle thực sự. Trong thực tế, các sinh vật tô điểm cho Nhà thờ được tạo thành từ nhiều loại quái vật kỳ lạ khác nhau, bao gồm: *chimera- vật chỉ để trang trí; grotesque- chỉ là tác phẩm chạm khắc có thể hoặc không thể có chức năng như một máng xối, hay một wyvern, là một con rồng nhỏ hai chân và Styrga, thường được gọi là "gargoyle khạc nhổ" cũng chính là một trong những linh vật nổi tiếng nhất ở nơi đây.
*Trong thần thoại Hy Lạp, quái vật Chimera (tiếng Hy Lạp: Χίμαιρα Chimaira) có xuất xứ từ vùng Tây Á, là con của quái vật Typhon và Echidna và có họ hàng với chó 3 đầu Cerberus và quái vật Hydra.
Theo miêu tả, Chimera là quái vật có phần trước của loài sư tử, phần sau của loài bò sát và đuôi là một con rắn. Ngoài ra, trên lưng nó còn mọc ra một cái đầu dê và đầu rồng. Chimera có khả năng thở ra lửa. Chimera là một quái vật đáng sợ, vì phải nuôi ba miệng ăn nên nó ăn thịt bất kì người nào nó gặp. (theo Wikipedia).
Vào thế kỷ thứ 17 và 18, trong cuộc Cách mạng Pháp đã có nhiều bức tượng gargoyle bị phá hủy và một số khác bị mang đi.
Vào giữa những năm 1800, kiến trúc sư người Pháp, Eugène Emmanuel Viollet-le-Duc đã thay thế gargoyle bằng những tác phẩm theo phong cách Gothic. Tuy nhiên, ông không thể phục dựng hoàn toàn như thời trung cổ nhưng có một điều thú vị là Viollet-le-Duc đã thêm "ông" như một gargoyle mới ở Nhà thờ.
Trong tất cả các hình ảnh trên nhà thờ, Styrga có lẽ là bức ảnh được chụp nhiều nhất. Hay còn được gọi là Strix, nó được thêm vào cùng với nhiều loài chimera khác như một phần của sự phục hồi của Viollet-le-Duc. Styrga được miêu tả giống như một con dơi hoặc có lẽ là một con cú với cái đầu to, mỏ, đôi cánh và những chiếc sừng.
Trong tác phẩm của nhà thơ La Mã, Ovid đã miêu tả: "nó ngồi đó với cái đầu tì vào bàn tay và thè cái lưỡi nó ra, người ta hay bảo nó sẽ ăn thịt người,...".
Nghệ sĩ Charles Meyron đã thực hiện nhiều bức phác họa của Stygra vào những năm 1850 và ông đã viết: "con quái vật mà tôi đã miêu tả, nó hoàn toàn có thật và không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng con người. Tôi nghĩ khi tôi nhìn vào nó chính là hiện thân của *Luxuria (Lust)."
*Bảy tội lỗi của con người gồm: ngạo mạn, tham lam, dâm dục, phẫn nộ, phàm ăn, đố kỵ, lười biếng.
Một số bức tượng khác ở Nhà thờ như: con diệc với tạo hình có đôi cánh gập nhẹ và cái mỏ hướng xuống dưới ngực như thể cầu nguyện, một con voi nghiêm túc, con dê, con khỉ hung dữ và một con chó ba đầu,...
Gargoyle và các nhân vật của nơi đây đã truyền cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ và nhà văn, trong đó có tác giả nổi tiếng người Pháp, Victor Hugo, người đã thổi hồn vào những ý tưởng nổi bật trong tác phẩm The Hunchback of Notre Dame (Thằng Gù Ở Nhà Thờ Đức Bà).
Mọi người cho rằng tác phẩm được viết để họa nên sự chú ý về một nhà thờ đổ nát và truyền cảm hứng cho sự phục hồi của một thời đại phát triển hơn.
- 0
- 0Bình luận