Đá quý ở mỏ đá opal Úc là hóa thạch của một loài khủng long chưa từng biết đến
Một mảnh vỡ xương hàm của Weewarrasaurus pobeni đã được tìm thấy sâu trong một khu mỏ dưới lòng đất tại Wee Warra gần với khu vực Grawin/Glengarry, cách khoảng 25 dặm (40 km) về phía tây nam của Lightning Ridge, trung-bắc New South Wales.
Sinh vật này sống cách đây gần 100 triệu năm ở kỷ Phấn trắng và lúc đó sa mạc Lightning Ridge vẫn còn là một không gian xanh tươi tốt.
Nó được gọi là Weewarrasaurus pobeni, được đặt theo tên của mỏ War Warra gần thị trấn nhỏ Lightning Ridge, nơi nó được tìm thấy và Mike Poben, người đã tặng mẫu vật cho các nhà khoa học.
Hóa thạch được phân tích bởi một nhóm các nhà cổ sinh vật học từ Trung tâm đá Opal Úc, Đại học New England và Queensland.
Dựa vào răng và hình dạng hàm của nó, nhà nghiên cứu sinh vật học Phil Bell từ Đại học New England ở Úc đã xác định rằng đó là một loài khủng long chân chim, một nhóm động vật ăn cỏ hai chân bao gồm Iguanodon và Parasaurolophus.
"Giống như tất cả các hóa thạch từ mỏ opal Lightning Ridge, hàm dưới của Weewarrasaurus pobeni được bảo tồn bên trong những mẫu đá opal," tiến sĩ Phil Bell của Đại học New England nói.
"Lightning Ridge là nơi duy nhất trên thế giới có xương khủng long thường xuyên chuyển sang dạng đá opal".
Lightning Ridge là một trong những "điểm nóng" hóa thạch của Úc. Nó từng là một vùng bãi bồi màu mỡ nằm ở rìa của một vùng biển nội địa khổng lồ gọi là biển Eromanga, được trải rộng trên lục địa Úc.
Cuộc sống tiền sử phong phú một thời ở đây đã lấp đầy khu vực cần bảo tồn này trong bùn và qua hàng ngàn, hàng triệu năm sẽ chuyển sang sa thạch (cát kết).
Đây là một quá trình có thể bắt gặp trên khắp thế giới. Nhưng chỉ có ở Úc, một điều khác đã xảy ra là:
Khi biển nội địa bắt đầu biến mất 100 triệu năm trước, độ axit trong đá sa thạch khô cũng vì thế mà tăng lên. Điều này có nghĩa là nó sẽ giải phóng silic điôxít (SiO₂ ) từ đá, được tổng hợp trong các hốc và khe nứt - chẳng hạn như những khúc xương bị phân hủy.
Và đến khi nồng độ axit giảm, các túi silic điôxít cứng này sẽ tạo thành đá opal và tạo nên một khuôn đá cầu vồng lung linh bao trọn di tích cổ xưa.
John Pickrell trả lời phỏng vấn National Geographic:
-Tôi đã mua một túi đá khô opal từ những người thợ mỏ ở Poben mà không biết rằng trong đó có 2 mảnh xương hàm của loài khủng long kia".
Tiến sĩ Bell và các đồng nghiệp bày tỏ:
"Trong khi Úc dường như chỉ có một hoặc hai loài chim ăn thịt lớn là Muttaburrasaurus và một loài hiện đang trong quá trình nghiên cứu thì phát hiện này đã giúp chúng tôi có nhiều hy vọng hơn".
Dựa trên các hóa thạch được tìm thấy tại Lightning Ridge, có lẽ đã xuất hiện những loài khủng long chân chim nhỏ phát triển mạnh trên thảm thực vật tươi tốt và bốn loài khác sinh sống ở bang đông nam Victoria. Bên cạnh đó, chỉ có một loài nhỏ khác đã được tìm thấy ở bang đông bắc Queensland.
New paper on dinosaur Weewarrasaurus and other Lightning Ridge fossils, by Phil Bell and colleagues, published today in @thePeerJ https://t.co/GAcW8tKU2t
— John Pickrell ???? (@john_pickrell) December 4, 2018
Điều này rất khác với Mỹ vì Úc là nơi những động vật ăn cỏ nhỏ hơn sẽ phải cạnh tranh thức ăn với những "gã khổng lồ" như Triceratops và Alamosaurus.
Vì vậy, những hóa thạch như Weewarrasaurus không chỉ là một phát hiện tuyệt vời mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự đa dạng sinh học của khủng long trên khắp thế giới.
Tiến sĩ Bell và nhóm của ông hiện đang làm việc chăm chỉ để phác hoạ các hóa thạch bị opal hóa nhiều hơn. Tuy nhiên, đây là một việc khá khó khăn bởi vì chúng thường bị vỡ nát trong quá trình khai thác đá opal.
Cuối cùng, Weewarrasaurus đã được đưa về Trung tâm đá Opal Úc của Lightning Ridge và càng tô điểm thêm vẻ đẹp tráng lệ của bộ sưu tập hóa thạch khủng long nơi đây.
- 0
- 0Bình luận