logo-maybe-vn
Mở app
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Hai sắc tộc, hai lớp học ngăn cách bằng rào thép gai ngay trong một trường học châu Âu

Ở một thị trấn có từ thời Trung cổ, tồn tại một ngôi trường vừa đặc biệt mà lại vừa bình thường. Nó khác biệt ở chỗ, học sinh tại đây sẽ được phân vào hai khu vực riêng rẽ, với chương trình học khác biệt dành cho hai nhóm sắc tộc. Nhưng ở một quốc gia mà các xung đột sắc tộc vẫn luôn âm ỉ như Bosnia, điều đó lại hoàn toàn bình thường.

divided school in travnik 22

Tại ngôi trường này, phía màu xanh là cho học sinh người Croatia theo Công giáo, còn màu vàng là cho học sinh trường công

Nhìn từ bề ngoài, thật khó để thấy điều này khi các học sinh tại đây vẫn cùng nhau bước vào trường học như những người bạn thân thiết. Thế nhưng thẳm sâu bên trong, sự phân biệt vẫn luôn hiện hữu và biểu hiện rõ nhất nằm ở vị trí lớp học. Học sinh vùng ngoại ô người Croatia được dạy và học ở phía bên phải của tòa nhà. Các học sinh này chủ yếu theo Công giáo La Mã. Trong khi đó, phía bên trái là dành cho những học sinh Hồi giáo đến từ khu vực thành phố.

Sự chia rẽ này là hậu quả từ các cuộc chiến tranh sắc tộc của Bosnia vào những năm 1990 giữa những người Serbia, người Croatia và người Hồi giáo.

“Người ta muốn cô lập chúng tôi trong chính trường học", theo lời của một sinh viên Hồi giáo 18 tuổi tên Iman Maslic, "vì vậy những người giống tôi thường đi đến các quán cà phê sau giờ học và đi chơi với nhau ở đó."

students from the bosniak side attending a class in the school in travnik for many of the students the split is an unwanted relic of bosnias ethnic wars of the 1990s among serbs croats and

Học sinh đang tham gia một lớp học ở Travnik. Đây chính là kết quả không mong muốn từ những cuộc chiến trong quá khứ

Ngôi trường trên ở Travnik, một thành phố cổ xưa của tỉnh Ottoman ở vùng Balkan, chính là biểu tượng về hệ thống giáo dục mang tên "Hai trường dưới một mái nhà” của quốc gia này. Nó được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, khi Bosnia là lãnh thổ của đế chế Áo-Hung.

Ngày nay, Giáo hội Công giáo La Mã chính là chủ sở hữu tòa nhà và điều hành khu vực phía bên phải, nơi đặt trường học và tu viện. Còn bên trái lại là khu vực trường công mở từ thời kỳ Xã hội chủ nghĩa ở vùng Nam Tư cũ.

Ngôi trường công lập phía bên trái luôn là cái gai trong mắt Nhà thờ và họ chỉ muốn tống khứ nó đi. Nhưng vấn đề ở chỗ, cả người Croatia và người Hồi giáo Bosnia vẫn tiếp tục phải tuân thủ theo Hiệp ước Dayton, một hiệp ước do Mỹ soạn thảo nhằm chấm dứt chiến tranh.

buildings destroyed during the war sit near what used to be the front line in mostar today the united world college is also on the former front line

Tòa nhà bị tiêu hủy trong chiến tranh nay nằm ở ngay cạnh trường học

Mặc dù hòa bình được lập lại, nhưng sự phân biệt về sắc tộc và tôn giáo giữa những người Serb, người Croatia và người Hồi giáo Bosnia vẫn chưa hề biến mất. Và trong những ngôi trường phân cách kiểu này, tình trạng lại càng trầm trọng hơn, khiến nhiều chuyên gia giáo dục lo lắng về khả năng nó có thể nhân rộng ra toàn xã hội như một con virus.

Trong những năm gần đây, Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Châu Âu giám sát giáo dục ở Bosnia đã nỗ lực thúc đẩy việc xóa bỏ hệ thống giáo dục phân cách này, với những cảnh báo về “chèn ép sự phát triển kinh tế và ảnh hưởng đến sự an ninh và ổn định dài lâu” mà nó đem lại.

6152700473 56967103a5 b

Nhìn từ bề ngoài, thật khó để biết được sự chia rẽ sắc tộc trong trường nóng đến thế nào

Có ít nhất 50 trường học ở Bosnia, mà học sinh từ những nhóm sắc tộc khác nhau phải học tập trong các không gian cách biệt, có thể là ở những tầng khác nhau, khu vực khác nhau trong tòa nhà. Chương trình học tập, từ lịch sử, văn học, nghệ thuật, âm nhạc, toán học và khoa học đều được thiết kế đặc biệt cho các nhóm sắc tộc.

Hệ thống giáo dục kiểu này cũng đang gây ra sự chia rẽ nghiêm trọng trong chính trường Bosnia, khi những chính trị gia chủ nghĩa dân tộc muốn tiếp tục duy trì nó và ở chiều ngược lại, các chính trị gia trẻ tuổi lại đang kêu gọi xóa bỏ sự bất công này.

Hẳn rằng đây không phải là điều mà các chính trị gia cánh hữu mong muốn. Sự đa chủng tộc trong trường học và trong hệ thống quản lí nhà nước làm cho họ lo lắng, cùng với mong muốn về một nước Croatia của người Croatia sẽ không thể hiện thực hóa.

Theo Adisa Busuladzic, một nhà phân tích chính trị và nhà văn ở Mostar: “Từ khi chiến tranh kết thúc, những người theo chủ nghĩa dân tộc bảo thủ đã tìm cách đấu tranh cho bản sắc dân tộc Croat và cả khu tự trị Croatia ở Bosnia. Mỗi ngôi trường đều trở thành một chiến trường."

Tại một trường học ở Travnik, thị trấn cách 56 dặm về phía tây của thủ đô, người ta có thể thấy rõ nhất sự chia rẽ này. Phía bên phải cho sinh viên Croatia đã được tân trang lại và được sơn màu xanh dương bởi Giáo hội Công giáo. Ở chiều ngược lại, phần bên trái cho các học sinh khác lại bị bỏ quên với nước sơn màu vàng. Các lớp học được sắp xếp so le, với khoảng thời gian chênh lệch nửa giờ giữa hai bên, để ngăn chặn sinh viên gặp gỡ nhau trong giờ nghỉ.

Phân biệt sắc tộc còn đẩy lên cao hơn, khi các sinh viên Croatia được tập thể thao trong các phòng tập thể hình trong nhà, còn học sinh khác thì phải ra công viên tập, bất kể mưa hay nắng.

bosnian kids unicef facebook 640

Bất chấp sự khác biệt về sắc tộc, các học sinh Hồi giáo hay Bosnia vẫn tiếp tục đi học và hòa nhập với các nhóm màu da khác

Là chủ tịch của Hiệp hội các học sinh trung học của Bosnia, bà Maslic thường xuyên nói chuyện với những sinh viên từ khắp nơi trên đất nước về việc vượt qua hệ thống giáo dục phân cách này, rút ​​ngắn thời gian nghỉ giữa quãng. Để được đi học, nhiều học sinh phải chấp nhận sống trong một thực tại, mà chính chủng tộc của các em là thứ khiến chúng bị phân biệt đối xử.

Bên cạnh các rào cản vật lí, ngôn ngữ cũng bị cho là có sự phân biệt. Giống như lãnh thổ của Bosnia, ngôn ngữ chung của đất nước là tiếng Serbo-Croatia cũng được chia thành ba trong các hiệp định Dayton. Nhưng trong giao tiếp, cả ba ngôn ngữ chính thức của Bosnia hầu như không có gì khác nhau. Một người Croatia có thể hiểu người Bosnia nói gì, hay ngược lại mà không gặp chút khó khăn nào.

tourists at the stari most bridge which connects the western part dominated by croats and the eastern part dominated by the bosniaks in mostar

Khách du lịch chụp ảnh tại cầu Stari Most, nơi nối liền bờ Tây của người Croatia và bờ Đông của những người Hồi giáo

Các trường học tách biệt kiểu này xuất hiện lần đầu tiên sau khi cuộc chiến chấm dứt năm 1995 tại Mostar, một thị trấn mà người Croat luôn coi đây là thủ phủ của khu vực của họ. Trong suốt cuộc chiến, những người Croatia đã đuổi những người Hồi giáo ra khỏi khu vực bờ Tây của dòng sông Neretva và cho nổ tung cây cầu ngăn cách đôi bên.

Ngày nay, một trường chuyên của Mostar được xây dựng trên khu vực tiền tuyến cũ. Học sinh từ cả hai phía của thị trấn tham dự các lớp học ở hai tầng đầu tiên, cùng ngồi học trong một số lớp học và phòng thí nghiệm hóa sinh, dù việc học lẫn lộn giữa các nhóm lớp là không có. Tầng ba là nơi dành cho một trường quốc tế với thành phần học sinh đến từ mọi miền trên đất nước Bosnia.

the third floor of the school in mostar is occupied by the united world college an international school where students of different ethnic and religious backgrounds study together

Các học sinh từ mọi nhóm dân tộc trong ngôi trường quốc tế ở tầng ba, trái ngược hoàn toàn với hai tầng phía dưới

Trả lời trong một cuộc phỏng vấn gần đây ở Mostar, ông Mark Feltham, giáo viên chủ nhiệm của United World College, nói “Ngay ở các tầng bên dưới chúng tôi, sự phân chia vẫn tồn tại. Đây thực không phải là điều tốt lành gì." Nhưng ở thành phố lớn thứ tư của Bosnia, nơi vẫn còn quay cuồng từ chiến tranh này, bức xúc của Feltham hoàn toàn không có giá trị.

Trở lại Travnik, các sinh viên nói rằng họ đã kiệt sức khi những gánh nặng từ cuộc chiến mà họ không hề chiến đấu vẫn tiếp tục dồn lên vai mình. Thay vì duy trì các di sản chiến tranh, họ muốn “loại bỏ các hàng rào kim loại hữu hình và các chướng ngại vật vô hình được dựng lên trong đầu của chúng ta,” theo lời Arsam Gasi, một học sinh gốc Albania. Cậu vẫn luôn chơi bóng đá với người Croatia, ăn mừng lễ Ramadan với người Hồi giáo. Cậu cũng được mời đến tham dự các bữa tiệc Giáng sinh hai lần trong năm, một với người chính thống Kitô giáo và một với người Công giáo.

the library of the university was destroyed during the war

Thư viện của trường đại học này đã bị phá hủy trong chiến tranh

"Sẽ chả ai hỏi anh là gia đình anh từng thuộc phe nào trong cuộc chiến đó cả," Gasi nói. “Nếu ta có thể sống trong cùng một thị trấn; tại sao điều đó lại không xảy ra với trường học của ta?”

Hiệu trưởng trường công phía bên trái, Aida Loncar, đã yêu cầu Croatia ở bên phải của tòa nhà phá bỏ hàng rào kim loại phân chia sân trường. “Chúng ta có thể thay thế nó bằng chậu hoa”, Loncar nói. “Nó vẫn là dải ngăn cách như cách họ muốn, nhưng ít nhất nó không phải thứ vô tri và như bao loài sinh vật sống khác, nó cần được phát triển. Chúng ta có thể cùng nhau làm việc với nhau.”

Thế nhưng, giám đốc trường Công giáo phía bên kia, Ivana Curic lại cho rằng hàng rào là cần thiết để đảm bảo an ninh cho trẻ nhỏ bởi vì hai trường là “hai tổ chức hoàn toàn khác nhau”. "Chúng tôi biết nó không đẹp, nhưng nó vẫn cứ ở đó", theo lời bà Curic.

merlin 145473990 774ea68f 5080 415a 801f 7299aa9a1af0 superjumbo

Một quả bóng được ném qua hai bờ rào giữa hai nhóm học sinh, nơi được cho là biểu tượng của sự ngăn cách giữa các em

Trong một chuyến thăm đến ngôi trường này, người ta đã trông thấy các học sinh ở phía sân của Croatia chơi bóng đá. Một em đã đá quả bóng qua hàng rào trong giờ giải lao của trường bên kia.

Một học sinh bên đó nhặt nó lên và ném lại qua hàng rào. Cả hai đều cười, nhưng không ai nói gì cả.

  • 0
  • 0Bình luận
Bình luận
BÀI TƯƠNG TỰ
0
Bluesky
Bluesky6 năm trước
Lostbird

Đăng nhập một phát, tha hồ bình luận (^3^)