\'Túi đi chợ\' vẫn xuất hiện đều đặn trong những bộ sưu tập thời trang nổi tiếng năm 2019
Chiếc túi xách này trông chẳng khác nào vừa được vác thẳng từ các khu chợ ở Bangkok Thái Lan. Đừng xét đến giá cả, nghe là thấy chóng mặt rồi. Ai đời túi đi chợ bán có 100 bath (khoảng 3,9 USD), gắn mác hàng hiệu lên bán cả ngàn đô. Dân "ngoại đạo" luôn đặt dấu hỏi to đùng cho những ý tưởng có phần điên rồ từ các nhà thiết kế danh tiếng.
Không ngoại lệ, Balenciaga đã có ngay mẫu thiết kế này trong bộ sưu tập 2016 của họ.
Ủa nhưng mà, giữa túi đi chợ chánh hiệu và túi Balenciaga hàng hiệu thì khác nhau ở điểm nào, chắc là chất liệu nhỉ? Vâng, đúng vậy, nhìn thì giống nhau vậy thôi chứ những chiếc túi của Balenciaga được làm bằng chất liệu da bền cực chắc chắn, khác với hàng nhựa nilon mỏng manh của mấy cái túi buôn hàng huyền thoại của Thái.
Nhân tiện, cái loại túi này ở Philippines người ta toàn để đựng đồ nông sản hoặc đồ vật nặng.
Trong khi đó là những gì thuộc về năm 2016, thì trong năm 2018 này, những kẻ được cho là đứng đầu làng thời trang thế giới lại tiếp tục đưa ra ý tưởng sáng tạo táo bạo “vay mượn” từ văn hóa của các dân tộc khác.
Vào tháng 10, tạp chí Vogue đã bị cáo buộc hành vi chiếm dụng văn hóa vì buổi chụp hình với tạo hình tóc của người da màu.
Đầu năm 2018, một nhãn hàng được tôn vinh khác là Gucci, cũng đã khiến giới thời trang thất vọng khi gửi tới người xem tại show diễn ở Milan những người mẫu đầu đội khăn turban, tương tự như khăn đội đầu Dastaar truyền thống trong đạo Sikh. Những người trong cộng đồng đạo Sikh tỏ ra rất thất vọng bởi trước đó, hàng loạt vụ hành hung đã diễn ra nhằm chống lại những ai dùng khăn đội đầu này.
Những nhãn hàng thời trang không chỉ có trách nhiệm đảm bảo tuân thủ các vấn đề liên quan đến văn hóa mà còn phải đặc biệt chú tâm đến người mặc trang phục của họ. Những người nổi tiếng cũng cần phải cẩn thận với trang phục mình mặc vì họ đang trình diễn cho khán giả xem.
Nhãn hàng Dior cũng đã phải đối mặt với nhiều chỉ trích khi kỷ niệm văn hóa Mexico với người mẫu là một nữ diễn viên da trắng - Jennifer Lawrence.
Một vài comment cho biết:
"Cười vật vã. Gì chứ. Vậy là Dior và Jennifer Lawrence muốn kỷ niệm truyền thống phụ nữ cưỡi ngựa ở Mexico thông qua lăng kính hiện đại bằng cách đưa một chị gái da trắng làm gương mặt đại diện à? Và chọn ở đâu không chọn, lại chọn chụp hình ở California, bộ ở Mexico hết chỗ chụp rồi sao? Có liên quan?"
"Hmm, chả biết nữa, chụp Mexico mới hợp lý chớ. Rồi mẫu Mexico thì thiếu gì người đẹp, Salma Hayek, Karla Souza, Jessica Alba, Selena Gomez, Eva Longoria, và hàng tá những người đẹp chân dài khác. Chắc Dior bận trăm công ngàn việc, không rảnh để đi mời mấy cô mẫu Mexico nên đành phải mời Jennifer Lawrence."
Chắc ai gan lắm mới dám gọi đây là sự hiện đại bởi cái kiểu thời trang Mexico được diện bởi một người phụ nữ da trắng chả có tí gì gọi là Mỹ Latin.
Không mấy người hài lòng với Lawrence dù cho thông điệp mà Dior đặt ra là để tôn vinh các nền văn hóa khác nhau. Làm sao mà hài lòng cho được khi tự dưng đưa một cô nàng da trắng làm đại diện cho nền văn hóa Mỹ Latin?
Nói tóm lại, các thương hiệu thời trang, người nổi tiếng và các tạp chí lấy ý tưởng và thể hiện những ý tưởng thời trang mang đậm nét văn hóa này cần có trách nhiệm nghiên cứu về các thiết kế và sản phẩm được cho sản xuất. Cần có một chế tài ví dụ như giấy phép sáng tạo nên được sử dụng trong trường hợp này.
Các bạn có suy nghĩ gì về những bộ sưu tập của các thương hiệu thời trang nổi tiếng "lấy cảm hứng" từ nền văn hóa khác? Chia sẻ ngay với Lost Bird nhé!
- 0
- 0Bình luận