2019 rồi, những từ tiếng Anh cổ siêu thâm thúy và hài hước này cần được hồi sinh gấp
Ngôn ngữ biến đổi theo thời gian, đó là điều hiển nhiên. Thế nhưng song song với từ mới được sáng tạo và đưa vào sử dụng hàng này thì cũng có những từ, cụm từ bị trôi vào quên lãng. Chúng chỉ còn được lưu giữ trong những bộ từ điển khác nhau, có khi chẳng ai biết cách sử dụng chúng và có dùng cũng hiếm người hiểu được.
Lục lọi lại trong kho tàng ngôn từ phủ bụi ấy, bạn sẽ ngạc nhiên khi những khái niệm được diễn giải dài dòng thời nay đã được ông bà xưa tóm gọn lại trong một từ, và ý nghĩa của chúng phù hợp với thời đại ngày nay đến không ngờ.
1. Fudgel
Ngày xưa chắc không thiếu những hoạt động gây xao nhãng như ngày nay chúng ta có mạng xã hội. Khi sếp bước ra và hài lòng thấy nhân viên gõ phím hăng say, mặt mũi tập trung, nhưng thật ra họ đang cãi nhau trên mạng hoặc bật vội cửa sổ Excel để ngụy trang.
Cách dùng vẫn theo quy tắc thông thường trong tiếng Anh. Ví dụ: "You ought to stop fudgelling and get back to work!" (Anh nên ngưng trá hình đi và quay lại mà làm việc!).
2. Ultracrepidarian
Giật mình một cái nhẹ nè, từ này miêu tả 90% những cuộc tranh cãi của Giang Cư Mận chăng?
Từ này có nguồn gốc thú vị của nó: Apelles - họa sĩ nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại- một lần ông vẽ tranh có người mang dép quai hậu (sandal), người thợ làm giày nhìn bức tranh và góp ý rằng ông vẽ đôi dép sai rồi. Biết rằng thợ giày có kiến thức về mảng đó nên ông nghe lời vẽ lại, nhưng sau đó người thợ được thể đưa lời phê bình cả bức tranh.
Apelles bấy giờ mới nói "Ông là thợ may giày, ông không nên đưa ý kiến về những thứ đứng trên đôi giày." ( "Sutor, ne ultra crepidam"). Ultracrepidarian nghĩa đen là "người đứng trên đôi dép".
3. Lanspresado
Xuất hiện trong từ điển tiếng lóng năm 1736, nghĩa đen của nó là "Cái người luôn đút đầu vào quán rượu với 2 xu trong túi", miêu tả dạng người đi ăn uống khi biết chắc có bằng hữu mình ở quán và sẽ đãi mình. Họ cũng là người hay "quên ví", đi vệ sinh khi hóa đơn tới.
Năm mới đến, đừng để mình thành "Lanspresado" nhé.
4. Abligurition
Xuất hiện trong từ điển "Universal Etymological English Dictionary" của nhà triết học Nathan Bailey với định nghĩa "chi tiêu hoang đàng vào ăn uống". Về sau từ này cũng xuất hiện trong từ điển Samuel Johnson và phạm vi sử dụng của nó chỉ dừng ở những quyển từ điển, hiếm được sử dụng rộng rãi lắm trong đời sống hay văn học.
5. Crapulous
Hậu quả của "abligurition" là "crapulous". Nhưng từ này không lịch sự, không nên dùng nếu mối quan hệ chưa thân thiết. Đi nhậu với sếp mà dùng "crapulous" để chọc sếp thì dễ được nhận lương lần cuối cùng.
6. Dysania
May mắn thay "dysania" không bị lãng quên mà vẫn được sử dụng đến ngày nay. Trạng thái khó khăn để rời giường mỗi sáng được cho là có liên quan đến sức khỏe tâm thần, tuy không chính thức nhưng vẫn được sử dụng bởi các chuyên gia dược học.
Trạng thái này hay bị nhầm lẫn với ngủ nướng nên hay bị bỏ qua. Điều khác biệt đó là dù đã ngủ đủ giấc, bạn vẫn không muốn rời khỏi giường và dù không thấy mệt, bạn vẫn sẽ thấy căng thẳng, lo lắng không muốn ngồi dậy đối mặt với ngày mới.
7. Uhtceare
Tương tự như "dysania", nhưng nghĩa đen đầy đủ của "uhtceare" là "thức giấc trước bình minh, nằm lo lắng cho ngày mới sắp tới". Từ này được ghép từ "uht" (trước bình minh) và "ceare" (lo lắng). Bản thân "uhtceare" không được dùng phổ biến lắm ngay cả trong thời của nó.
8. Slugabed
Cái này thì không liên quan gì đến âu lo hay bệnh tật cả, chỉ đơn giản thân chủ muốn "nướng" thêm chút nữa. "Slugabed" vẫn còn quẩn quanh trong văn hóa đại chúng, dù không phổ biến bằng từ đồng nghĩa "couchpotato".
9. Groke
Từ này có khiến bạn nhớ đến người bạn nào không? Hay vào mỗi cuối tháng đó là chính bạn? Từ Scots cổ này vừa là động từ (to groke) vừa là danh từ, và ngày xưa người ta hay dùng ám chỉ chó mèo xin ăn thôi.
Bạn đừng nhầm với The Groke, nhân vật cô đơn trong phim Moomin nhé.
10. Frobly-Mobly
Cách dùng tương như "just so-so" trong tiếng Anh: "I feel frobly mobly today".
11. Cacoethes
Bắt nguồn từ tiếng Latin chỉ căn bệnh ác tính thời Hy Lạp cổ kakoḗthēs. "Cacoethes" mang ý nghĩa dữ dội hơn, ám chỉ những ham muốn quá lố đến gây hại.
Dù là mê viết, mê sưu tầm hay bất kì sở thích nào nếu quá đà cũng thành chứng bệnh. Ví dụ ham muốn mua thêm một đôi sneakers dù bộ sưu tập đã chạm nóc nhà, bạn biết vậy nhưng không bỏ được suy nghĩ mua thêm nữa.
12. Grumbletonian
Từ này thường được dùng ở Anh để ám chỉ thành viên Đảng đối lập, mang tính chính trị hơn là sử dụng thường ngày.
13. Kakistocracy
"Kakistocracy" được sử dụng lần đầu vào TK 17 và xuất hiện trong một số tác phẩm văn học TK 19. Nó được dùng thường xuyên lại từ năm 1981 trở đi, nhất là sau khi Donald Trump đắc cử tổng thống, cộng đồng mạng lan truyền kêu gọi hồi sinh "Kakistocracy", khiến cho đến 7/2017 Meriam Webster thống kê lượt tìm kiếm từ này trên trang từ điển của họ đã đạt mức kỷ lục.
14. Snollygoster
Trong một Kakistocracy hẳn nhiên sẽ có những "Snollygosters", từ này thường dùng cho giới cầm quyền.
Tranh minh họa trên là Elizabeth Báthory, nữ bá tước sinh ra trong nhung lụa, thông minh vốn sẵn tính trời nhưng là bạo chúa hành động rất tai quái.
15. Peg Puff
Một "peg puff" có thể ăn mặc già hơn tuổi, cách cư xử trưởng thành hơn tuổi cô ấy.
16. Perendinate
Bắt nguồn từ tiếng Latin "perendinare", trong đó "perendie" là "ngày mốt". Tiếng Anh hiện đại chúng ta quen thuộc với "procrastinate" (trì hoãn), với gốc Latin "cras" (ngày hôm sau) thì việc trì hoãn này cùng lắm tới ngày mai thôi, còn "perendinare" là tới ngày mốt luôn.
Mark Twain từng nói "Việc nay chớ để ngày mai, nếu nó hoãn được tới ngày mốt" (Never put off until tomorrow what you can do the day after tomorrow.), nói cách khác, sao bạn phải procrastinate trong khi có thể perendinate?
17. Trumpery
Lại một từ cổ được hồi sinh nhờ Donald Trump. Trumpery xuất hiện lần đầu tiên vào giữa thế kỷ 15 với ý nghĩa "lừa gạt", "vô nghĩa", gần 100 năm sau, người ta bắt đầu gán nó cho đồ vật không có giá trị thực tiễn.
18. Cockalorum
Từ lâu hình ảnh con gà trống (cock) với cái cổ luôn vươn cao bước đi khệnh khạng đã là hình ảnh tiêu biểu dẫn tới những từ như "cocky" (tự tin thái quá) hay "cock" (người tự cho mình là quan trọng).
"Cockalorum" xuất hiện từ 1715, để miêu tả hầu tước Huntly, con trai bá tước Gordon và là thủ lĩnh vùng cao nguyên Celtic, được đặt biệt danh "Con gà trống phương Bắc" (Cock of the North). Có lẽ hầu tước không được biết đến bởi tính cách khiêm nhường lắm nhỉ.
19. Ergophobia
Sau một kỳ nghỉ lễ dài, hay chỉ từ Chủ Nhật trôi sang thứ Hai thôi, hẳn bạn sẽ mắc "Ergophobia". Được dùng từ năm 1905 bởi bác sĩ William Dunnett Spanton, và đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi, bởi đây là nỗi sợ của mọi thời đại mà.
- 0
- 0Bình luận