Anh hùng từng cứu 350 trẻ em Do Thái khỏi nạn diệt chủng vừa qua đời ở tuổi 108
Quỹ tưởng niệm Holocaust ở Pháp vừa thông báo tin buồn: cựu chiến binh Georges Loinger đã qua đời ở tuổi 108. Holocaust là tên gọi của cuộc diệt chủng đối với 6 triệu người Do Thái trong Thế chiến II do phát xít Đức gây ra.
Trong bài điếu văn, tổ chức khẳng định Georges Loinger là một người đàn ông đặc biệt, tử tế và rất bản lĩnh.
Loinger được nhớ đến là một chiến binh kháng chiến dũng cảm, đã cứu hơn 350 trẻ em Do Thái bị giam giữ trong các trại tập trung của Đức Quốc Xã suốt cuộc thanh lọc sắc tộc của Adolf Hitler.
Ông sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Strasbourg, một thành phố phía Đông Bắc nước Pháp nằm gần biên giới Đức vào năm 1910. Khi trưởng thành, ông gia nhập quân đội Pháp và trở thành chiến binh kháng chiến chống lại sự xâm lược của Đức Quốc Xã.
Năm 1940, Loinger bị Đức Quốc Xã bắt giữ nhưng nhờ có mái tóc vàng và đôi mắt xanh, ông đã dễ dàng che giấu thân phận mình là một người Do Thái. Cuối cùng ông đã thoát khỏi nhà tù chiến tranh một cách dễ dàng mà không bị binh lính Đức giết chết.
Sau khi trốn thoát và chứng kiến cảnh chủng tộc mình bị tàn sát dã man, ông đã trở về Pháp và gia nhập một cơ quan viện trợ có tên Oeuvre de Secours aux Enfants (OSE) để giúp trẻ em thoát qua biên giới và vào lãnh thổ trung lập.
Biên giới này được bảo vệ bởi quân đội Ý đến tháng 9/1943. Loinger cũng từng kể rằng một sĩ quan cao cấp người Ý đã tuyên dương cá nhân vì hành động dũng cảm của ông.
Có hơn 350 trẻ em, trong đó có rất nhiều đứa trẻ mất bố mẹ, người thân do chiến tranh được cứu thoát từ tháng 4/1943 đến tháng 6/1944.
Sau các cuộc đàm phán với chính quyền Thuỵ Sĩ, những đứa trẻ vượt qua biên giới với sự giúp đỡ của Loinger và tổ chức viện trợ đã được gửi đến các gia đình hảo tâm chăm sóc.
Một trong những phương pháp ông sử dụng để giúp trẻ em vượt qua biên giới chính là ném bóng ra xa và bảo những đứa trẻ đuổi theo.
Phát biểu với tạp chí Tablet hồi đầu năm nay, Loinger nhớ lại:
Tôi ném quả bóng ra xa khoảng 100 mét về phía biên giới Thuỵ Sĩ và bảo các em hãy chạy đi nhặt bóng. Chúng đuổi theo quả bóng và đó là cách chúng đã vượt qua biên giới.
Sau khi quân đội Ý rời đi và Đức vào chiếm đóng biên giới, việc chơi bóng với trẻ em trở nên quá nguy hiểm. Vì vậy, ông và đồng đội đã nghĩ đến một số phương án khác. Ví dụ như để những đứa trẻ mặc áo tang rồi đưa chúng đến nghĩa trang ở biên giới Pháp - Thụy Sĩ, nơi đó chúng sẽ được đi qua các bậc thang để đến lãnh thổ trung lập.
OSE kể lại rằng Loinger đã đào tạo một đội ngũ giám sát chặt chẽ từng hành động, ông còn tổ chức các cuộc thi thể thao trong nhà để chuẩn bị thể lực và tinh thần cho các em trong lương lai, bên cạnh đó là ngăn chúng mắc phải các rối loạn do bị giam cầm lâu ngày.
Ông được trao tặng Huân chương Kháng chiến, Bội tinh chiến công nhờ sự anh dũng và tận tâm của mình.
Ông hưởng thọ 100 tuổi vào tháng 8/2010 và được bổ nhiệm làm chủ tịch Hiệp hội Kháng chiến Do Thái của Pháp (ARJF) trước khi qua đời tại Paris vào ngày 28/12/2018.
- 0
- 0Bình luận