Bạn có biết: Khủng long gần với chim hơn bò sát, có lông và kêu như vịt?
Khủng long là loài động vật tiền sử còn ẩn chứa rất nhiều bí ẩn mà các nhà khảo cổ và khoa học vẫn chưa thể khám phá hết. Trong khi các thế hệ trước thường nhận định chúng là loài rồng hoặc hoá thạch được Chúa đặt xuống nền đất, thì những phát hiện khảo cổ đã phần nào giải thích và định hình các loài khủng long từng xuất hiện trên Trái Đất. Nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua thậm chí còn gây bất ngờ khi làm sáng tỏ rằng khủng long có sự tương đồng với loài chim, khủng long có lông và một số đặc điểm cơ bản giống chim khác.
Ngoài việc tìm ra những loài khủng long mới, kiến thức của con người về loài tiền sử này cũng thay đổi. Tuy nhiên, bạn có chắc mình đã biết hết về khủng long?
Ledumahadi Mafube là loài động vật lớn nhất thế giới cách đây 200 triệu năm
Ledumahadi Mafube nặng 12 tấn, gấp 2 lần kích thước của một con voi châu Phi.
Khủng long T-Rex (Tyrannosaurus Rex) chắc chắn không đủ nhanh để có thể đuổi theo một chiếc xe jeep
Các nhà khoa học trước đây ước tính T-Rex có thể chạy khoảng 53km/h, tuy nhiên thực tế chúng chỉ có thể chạy được 19km/h.
Hầu hết khủng long đều có lông
Trường lớp và phim ảnh thường dạy chúng ta rằng khủng long là những con thằn lằn khổng lồ. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy! Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một sự thật đáng kinh ngạc chính là khủng long có mối quan hệ khá mật thiết với loài chim.
Ban đầu phát hiện này vẫn còn mơ hồ khi hầu hết lông được tìm thấy bên cạnh các khủng long ăn thịt, nhưng khi cả những hoá thạch của khủng long ăn cỏ cũng có lông thì các nhà nghiên cứu bắt đầu tin rằng thực chất có thể khủng long có lông.
Khủng long Brontosaurus có thật
Brontosaurus là khủng long cổ dài khá nổi tiếng trên thế giới, chúng xuất hiện rất nhiều trong phim ảnh và các chương trình truyền hình. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, các nhà khảo cổ không tin rằng Brontosaurus có thật trên đời.
Tuy nhiên, sau đó Brontosaurus đã thật sự xuất hiện khi một nhà cổ sinh vật xác định nhầm xương của Brontosaurus thành xương của loài khác là Apatosaurus trong cuộc thi săn lùng hoá thạch. Cuối cùng, Brontosaurus đã chính thức trở lại sử sách.
Khủng long 3 sừng không có thật
Vào năm 2010, một nghiên cứu đã tiết lộ rằng khủng long 3 sừng hay còn gọi là tam giác long thật ra chưa bao giờ tồn tại. Thông tin này khiến công chúng hoang mang trước sự biến mất của một những trong loài khủng long ngầu nhất mà họ từng biết đến. Tuy nhiên, sự thật là các nhà khoa học đã phát hiện rằng hoá thạch khủng long 3 sừng (Triceratops) từng được tìm thấy chỉ là phiên bản nhỏ tuổi hơn của loài Torasauruses, một loài khủng long cũng có ngoại hình tương tự.
Khủng long là những ông bố, bà mẹ tận tuỵ
Khác với lũ thằn lằn hiện đại thường đẻ trứng và mặc kệ không quan tâm thì khủng long lại có thói quen theo dõi và chăm sóc trứng của chúng rất chu đáo. Thậm chí khi con non chào đời, chúng sẽ nuôi nấng và chăm nom cho con mình.
Stegosaurus không hề có bộ não thứ 2
Nhiều người vẫn hiểu lầm rằng khủng long Stegosaurus có đến 2 bộ não, một cái bé xíu trong đầu và một bộ não khác nằm trong khoang chậu. Tuy nhiên, đến nay đây chỉ là lý thuyết mà không có bất cứ bằng chứng nào. Một số loài chim hiện đại có cấu trúc gần giống với Stegosaurus đều chỉ có 1 não vì thế có khả năng Stegosaurus cũng như vậy.
Chức năng của những chiếc gai lớn trên cơ thể Stegosaurus vẫn còn là một bí ẩn. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng có lẽ nhằm mục đích giao phối.
Khủng long đầu dày không thể đâm đầu vào nhau như lời đồn
Khủng long đầu dày có tên khoa học là Pachycephalizardia mặc dù không quen thuộc với nhiều người nhưng chúng thường được biết đến với thói quen chiến đấu là đâm đầu vào nhau. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không hề có lòng tin rằng hộp sọ của Pachycephalizardia có thể sống sót sau những vụ va chạm tốc độ cao như thế.
Khủng long Spinosaurus có thể là một loài sống dưới nước
Spinosaurus đảm nhiệm một vai chính trong bộ phim Jurassic Park III nhờ kích thước khổng lồ và móng vuốt sắc nhọn. Trong phim, nó chiến đấu với một số con T-Rex trên bờ nhưng một khám phá năm 2014 ở Bắc Phi đã xác nhận loài này từng chủ yếu sinh sống dưới nước.
Spinosaurus có hình dạng tương tự với cá sấu như dạng mõm, cấu trúc xương giúp chúng dễ dàng săn mồi dưới nước.
Khủng long không còn đặc điểm nhận dạng riêng biệt
Khi các nhà khảo cổ tìm ra nhiều hoá thạch hơn, số lượng khủng long cũng tăng vọt. Sự gia tăng này khiến việc phân biệt khủng long với các loài động vật khác bỗng trở nên khó khăn hơn.
Một số đặc điểm trước đây chỉ thuộc về khủng long thì gần đây lại xuất hiện trên hoá thạch của những loài không phải là khủng long.
Khủng long có thể là loài máu nóng
Trong phần lớn kiến thức cổ đại, con người thường gán ghép khủng long với loài bò sát và kết luận chúng là loài máu lạnh. Tuy nhiên, mối liên hệ tiến hoá giữa khủng long và chim cùng với thông tin cho thấy khủng long có lông, các nhà khoa học bắt đầu đánh giá lại vấn đề này.
Khủng long không dùng lông để bay vì vậy có thể đây là lớp lông giúp chúng cách nhiệt. Điều này gợi ý rằng khủng long có thể mang dòng máu nóng.
Thay vì gầm thét, khủng long có lẽ đã kêu như vịt, ngỗng
T-Rex phát ra tiếng gầm dữ tợn là một trong những cảnh ấn tượng trong loạt phim Jurassic Park. Nhưng có vẻ phải làm bạn thất vọng rồi, khủng long khá giống chim, chúng không có thanh quản như động vật có vú nên dĩ nhiên là không thể gầm thét.
Thay vào đó, chúng sẽ phát ra tiếng kêu rít như vịt và ngỗng hiện đại.
Vào năm 2013, các nhà khoa học đã phát hiện ra Patagotitan, loài động vật lớn nhất từng đi bộ trên đất liền
Chúng nặng tới 62 tấn, tương đương trọng lượng của gần 12 con voi châu Á. Đây là loài khủng long lớn nhất trong lịch sử, vượt xa một loài thằn lằn hộ pháp khác là Argentinosaurus hiunculensis.
Sự gia tăng của số lượng các hoá thạch cho thấy khoa học nghiên cứu khủng long sẽ mãi là dòng chảy liên tục. Sự thật về khủng long sẽ còn thay đổi đáng kể trong vài thập kỷ tới khi con người tìm thấy nhiều loài và nhiều đặc điểm hơn về chúng.
- 0
- 0Bình luận