\'Cười mà không phải cười\' cùng những ý nghĩa \'thâm sâu\' của emoji trên WeChat
Bạn đang chat với người bạn Trung Quốc mới quen trên WeChat, ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất ở xứ tỉ dân thì bất ngờ, bạn ấy gửi cho bạn một cái mặt cười.
Nhìn qua, trông nó không khác gì các emoji quen thuộc mà ta đã dùng chán chê với Facebook hay Whatsapp. Nhưng để ý kĩ, bạn sẽ thấy khuôn mặt vàng dễ thương đó có ánh mắt trông rất nham hiểm cùng với cử chỉ vẫy tay mà ta chưa bao giờ thấy ở đâu khác.
Lúc này, sẽ không ít người ngẩn tò te và tự hỏi, nó có cái nghĩa quái gì vậy? Nó có đơn giản và vô hại như cái cách ta hay dùng không?
Thực tế là vừa giống, mà lại vừa không giống. Trong ngôn ngữ WeChat, biểu tượng mặt cười có vẫy tay bên cạnh có nghĩa là bạn vừa lỡ mồm nói gì đó rất ngốc nghếch và họ không muốn nói chuyện với bạn nữa. Còn cái mặt cười “thảo mai” kia? Bật mí nhỏ này, nó được dùng cho sếp của bạn đấy.
Theo báo cáo dữ liệu hàng năm của WeChat 2018, không chỉ vị trí địa lý mà cả độ tuổi người dùng cũng ảnh hưởng đến cách dùng các biểu tượng cảm xúc của họ. Từ việc phân tích thói quen sử dụng của hơn 1 tỷ người dùng Trung Quốc, bản báo cáo còn chỉ ra một số đặc điểm riêng biệt của từng thế hệ người dùng.
Chẳng hạn, những người sinh sau năm 2000 thích sử dụng biểu tượng cảm xúc facepalm. Theo báo cáo, các đối tượng người dùng này thường ngủ rất ít: Họ đi ngủ muộn và dậy sớm, đặc trưng của các học sinh Trung Quốc (luôn nổi tiếng với lịch học dày đặc).
Đối với còn với nhóm người dùng 9x, biểu tượng cảm xúc yêu thích lại thường là những cái cổ điển như mặt nửa khóc nửa cười. Sự yêu thích dành cho emoji này còn lan ra ngoài phạm vi thế giới khi được Từ điển Oxford công nhận là “Từ ngữ của măm” vào năm 2015. Nhóm này luôn khỏi giường muộn và thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Với những người sinh vào thập niên 80, biểu tượng cảm xúc đặc trưng của họ là khuôn mặt rạng rỡ với đôi mắt cười. Những người này luôn có sự quan tâm đặc biệt tới tin tức trong nước.
Thế hệ người dùng của những năm 70 lại thường hay sử dụng biểu tượng mặt cười với bàn tay che miệng. Chức năng WeChat Moments, một chức năng tương tự như tường nhà Facebook cũng thường xuyên được nhóm người dùng này sử dụng.
Người dùng trên 55 tuổi lại có phần đơn giản hơn nhiều. Điều đó được thể hiện qua việc biểu tượng Thích chiếm đa số trong những lần sử dụng của họ.
Ở WeChat, có một số biểu tượng là “không đụng hàng” và chúng cũng có ý nghĩa rất riêng. Ví dụ, biểu tượng “ngoáy mũi” được dùng khi bạn nhìn hay thấy cái gì đó rất ngốc từ tin nhắn của bạn bè. Một số khác lại là đặc trưng của văn hóa châu Á. Chẳng hạn, khi bạn muốn yêu cầu sự giúp đỡ, hay xin sếp thêm vài ngày trong kì nghỉ, hãy dùng biểu tượng có mắt long lanh, thể hiện sự van xin.
Trên chỉ là ý nghĩa trong số hàng chục biểu tượng cảm xúc phổ biến nhất của WeChat. Và nếu lần sau bị gửi biểu tượng "cười thảo mai", bạn chắc cũng biết phải đáp trả sao cho "xéo xắt" rồi đó *cười nham hiểm*.
- 0
- 0Bình luận