Họa sĩ Mỹ bị bệnh Alzheimer hủy hoại triệt để, những bức tự họa của ông là bằng chứng đau lòng nhất
Chắc hẳn không ai trong chúng ta chưa từng nghe đến Alzheimer – căn bệnh quái ác dày vò bệnh nhân cả thể xác lẫn tinh thần. Ở người bệnh xuất hiện triệu chứng suy giảm trí nhớ trầm trọng và dần dần không thể tự làm những công việc thường ngày như trước nữa. Họ phải phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình và chỉ có thể sống được từ 7-10 năm.
Họa sĩ người Mỹ William Utermohlen đã chia sẻ câu truyện của chính mình về cách ông đối mặt với căn bệnh Alzheimer, thông qua một loạt các bức chân dung tự họa ông vẽ nên.
Khi còn sống ở London, Utermohlen được chẩn đoán mắc Alzheimer. Điều đó thôi thúc ông ghi lại sự tiến triển của căn bệnh qua những bức chân dung tự họa vào năm 1995, từ khi ông 61 tuổi cho đến khi ông vào trại dưỡng lão năm 2000.
Những bức chân dung của ông mong muốn đem đến cho mọi người hiểu biết tốt hơn về quá trình giảm sút trí nhớ của các bệnh nhân Alzheimer và những tàn phá khủng khiếp của nó.
Rõ ràng, những gì ta thấy được qua mỗi bức tranh là khả năng vẽ của ông đã kém đi đáng kể qua thời gian. Những gì còn sót lại trong trí nhớ ông chỉ là hình ảnh đầu lâu và khuôn mặt chẳng giống người hay vật.
“William luôn bất chấp vẽ những bức tranh cứ như chúng chất chứa nỗi sợ, nỗi buồn hay chính ông ấy trong đó vậy.” – Vợ ông, Patricia chia sẻ trong một bài viết về công việc của chồng mình.
Sau cái chết của William, Patricia mới bồi hồi kể lại: “Ông yêu những bức tranh ấy lắm. Tôi nhớ ông ấy dành từng giây từng phút một chỉ để vẽ mấy bức tranh dù bệnh có nặng đến đâu. Tôi đã nói ông ấy qua đời năm 2000 phải không? Thực ra ông ấy mất năm 2007, nhưng ông đã ‘chết’ ngay khi không thể vẽ được nữa rồi.”
- 0
- 0Bình luận