Thực hư lời đồn Aladdin là người Trung Quốc nhưng Disney đã thay đổi tất cả?
Trong sách báo và phim ảnh, Aladdin thường được miêu tả với đầu đội một chiếc khăn turban hoặc fez rộng thùng thình, mặc quần harem kiểu Trung Đông, bay trên tấm thảm ma thuật với nàng công chúa xinh đẹp, người mặc trang phục gần giống vũ công múa bụng.
Vì vậy, có thể nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Aladdin và công chúa của mình thực sự có thể là người Trung Quốc. Trong nguyên tác, Aladdin được sinh ra trong một gia đình của một người thợ may nghèo, sống tại thủ đô của một trong những vương quốc rộng lớn và giàu có thuộc Trung Hoa cổ đại.
Tuy nhiên, trong hầu hết các phiên bản của câu chuyện, đáng chú ý là bộ phim hoạt hình Disney năm 1992, bối cảnh Trung Quốc của câu chuyện gần như được viết lại hoàn toàn. Và trong bộ phim live-action mới của Disney, được phát hành vào tháng 5 sắp tới, sự thiếu sót này có thể sẽ được tiếp tục duy trì.
Thậm chí trước khi bộ phim ra mắt, bối cảnh phim và cách xây dựng hình ảnh nhân vật Aladdin cũng khiến mạng xã hội bùng nổ. Tin đồn được lan truyền trên mạng rằng Disney đang gặp khó khăn trong việc tìm diễn viên đóng vai Aladdin, điều mà các nhà phê bình cho rằng hoàn toàn hoàn hảo để cảnh báo Hollywood về vấn đề đa chủng tộc.
Các nhà bình luận đã đề cử đến Bollywood, ngành công nghiệp điện ảnh lớn nhất thế giới, với hàng trăm diễn viên tài năng có thể tự tin đảm nhiệm vai Aladdin hát và nhảy trong hàng ngàn bộ phim mỗi năm, đó chính là ví dụ rõ ràng nhất về nơi mà Hollywood có thể tìm kiếm tài năng.
Câu chuyện thần thoại về Aladdin là một nghịch lý: nó vừa là câu chuyện quen thuộc nhất và vừa là một trong những câu chuyện ít được biết đến nhất. Nó đã tồn tại bằng cách thay đổi và phát triển chính cốt truyện - bộ phim của Disney chỉ là một trong những bản sao có sự thay đổi khá triệt để từ câu chuyện gốc.
Đây chính là những gì nhà văn Yasmine Seale của Pháp, người dịch bản dịch mới của câu chuyện được xuất bản bởi WW Norton vào tháng 11 năm ngoái cho biết.
Thật vậy, bối cảnh của Aladdin đã được miêu tả còn vượt ra khỏi biên giới của Trung Quốc hay Trung Đông: trong một bản dịch của Nhật xuất bản năm 1888, các nhân vật đã được miêu tả trong trang phục châu Âu tương tự như các bức tranh mô phỏng thời bấy giờ.
Việc tìm ra bản nguyên tác cho câu chuyện Aladdin quả thật khá phức tạp. Câu chuyện được viết lần đầu tiên vào thế kỷ 18 bởi một người Pháp tên Antoine Galland trong một ấn bản được coi như là Nghìn lẻ một đêm tại châu Âu.
Trái lại, các bản thảo về những mẩu truyện trong Nghìn lẻ một đêm bằng tiếng Ả Rập đã có mặt trước khi tác phẩm của Galland ra đời hàng trăm năm. Tuy nhiên, không có mẩu truyện nào đúng với trường hợp của Aladdin, cũng không giống với những tình tiết từ những câu chuyện phổ biến khác như Sinbad và Alibaba.
Câu chuyện từ lâu đã được cho là phát minh của Galland lấy ý tưởng từ lời kể của một người đến từ Syria, nhưng tính xác thực trong tuyên bố của ông đang được tranh luận sau khi nhật ký của Diyab được phát hiện gần đây trong Thư viện Vatican.
Trong khi đó, toàn bộ câu chuyện đã nêu rõ về bối cảnh được đặt tại Trung Quốc thì danh tính của Aladdin lại chưa từng được nhắc tới một cách chính thức. Tên nhân vật, bao gồm cả tên của công chúa là Badr al-Budur (chứ không phải là Jasmine như trong bản dựng của Disney) đều mang đến màu sắc Trung Đông cho câu chuyện.
Ngay cả những giáo sư chuyên nghiên cứu về Ả Rập và so sánh văn học cũng nhận ra thật khó để người đọc có thể liên tưởng đến Aladdin là người Trung Quốc thay vì là người Ả Rập.
Bản phim của Disney đã lấy cảm hứng từ bản cổ điển của Korda mặc dù bối cảnh của câu chuyện diễn ra tại một thành phố tưởng tượng là Agrabah, Ả Rập, thay vì là Baghdad. Vì vào thời điểm đó, Mỹ đang đánh bom Iraq nên Disney phải thay đổi bối cảnh thành một thành phố tưởng tượng để tránh tình huống khó xử khi người xem có thể liên hệ tới Baghdad của Saddam Hussein.
Rất nhiều sách dành cho trẻ em ngày nay miêu tả Aladdin với toàn bộ đặc trưng Trung Đông. Dù sao thì, một điều không thể phủ nhận rằng, đây là truyền thống đặc trưng của việc làm phim, ví dụ như các vở diễn của Shakespeare hay tiểu thuyết của Jane Austen, luôn có sự tương tác hai 2 chiều giữa sách báo, phim ảnh và truyền hình, và luôn có sự tương tác hai chiều giữa những gì giả tưởng và đời thực.
Còn bạn, bạn nghĩ thế nào về "quê quán" thật sự của anh chàng Aladdin? Chia sẻ ngay với Lost Bird nhé!
- 0
- 0Bình luận