Nghi thức lạ lùng của các thầy tu Nhật Bản: Lên thuyền tìm \'Miền Cực Lạc\', một đi không trở lại
Nghi thức độc hành trên biển này được gọi là "fudaraku tokai", Bồ Đà Lạt Độ Hải, nghĩa là “Vượt biển đến Bồ Đà Lạc". Thật ra, "fudaraku tokai" không khác gì một đám tang thầm lặng và cô độc: một thầy tu già, thường được niêm phong kín trong chiếc thuyền giống như một cỗ quan tài – tường và trần được đóng chặt bằng đinh – đặt trên một chiếc thuyền độc một cánh buồm, không có mái chèo hoặc bánh lái.
Nhìn ông lên đường, bạn bè và gia đình nhỏ lệ khi vị thầy tu già dần biến mất sau đường chân trời. Thầy tu lúc đó vẫn còn sống và ra đi tình nguyện. Theo ý nghĩa của Bồ Đà Lạt Độ Hải, người thầy tu không phải chọn cái chết, ông chọn được tái sinh.
Giữa thế kỷ thứ 10 và 16, những thầy tu lớn tuổi đều ra khơi trên những con thuyền độc mộc nhỏ với hy vọng sẽ đến được hòn đảo Fudaraku (“Bồ Đà Lạc”), thiên đường miền nam của Kannon (còn được biết đến là Avalokitesvara ở Sanskrit), nơi trú ngụ của các bồ tát từ bi. Trong Phật Giáo, một vị bồ tát là người đã đạt được giác ngộ nhưng đã trì hoãn việc nhập niết bàn để thuyết giảng phật pháp cho chúng sanh.
Những thầy tu thực hiện cuộc hành trình này thường đã ở cuối cuộc đời. Khi đến vương quốc Kannon, được gọi là Potalaka trong tiếng Phạn, nhà sư sẽ được tái sinh vào thế giới mới và trở thành người bất tử.
Họ cầu nguyện trong suốt chuyến đi và cũng có lẽ là cầu nguyện trong nỗi sợ khủng khiếp khi hoàn cảnh thực tế bắt đầu hiện ra, cùng với thức ăn dự trữ chỉ trong 30 ngày và một chiếc đèn dầu chỉ để giúp họ cảm thấy dễ chịu.
Một khi thức ăn cạn kiệt, họ sẽ rút một chiếc nút chặn ở trên thân thuyền để dòng nước mạnh tràn vào, thầy tu già và chiếc thuyền cùng chìm dưới những cơn sóng cuốn họ về thế giới bên kia. Mặc dù bắt nguồn từ Phật Giáo, Bồ Đà Lạt Độ Hải lại là một sản phẩm của sự va chạm văn hóa và tôn giáo trong khu vực, được thêu dệt từ các yêu tố Đạo Giáo và văn hóa dân gian Nhật Bản để tạo nên một thuyền thống độc đáo của Xứ Phù Tang.
Nhật Bản là một quốc đảo trên rìa Đông Á, chính vì thế việc hành trình đến thế giới khác không thể nào thoát khỏi một chuyến hành trình lênh đênh trên nước, trái ngược với hành trình lên trời đến với thiên đường, hoặc xuống địa ngục rất thường thấy ở phần còn lại của Đạo Phật.
Bồ Đà Lạt Độ Hải có liên quan chặt chẽ tới đền ngôi đền Fudarakusan ở thị trấn Nachi (hiện giờ là một phần của vùng đô thị rộng lớn hơn tên Nachikatsuura) thuộc vùng bờ biển phía đông nam Honshū, hòn đảo lớn nhất Nhật Bản.
Đó là lãnh địa trung tâm của giáo phái Kannon và của 36 chuyến Bồ Đà Lạt Độ Hải được ghi nhận, 26 chuyến trong số đó xảy ra ở Nachi. Theo phong tục là để sư trụ trì thực hiện hành trình khi ông tới tuổi 61.
Một cuốn nhật ký từ thế kỷ 12 được viết bởi nhà quý tộc Fujiwara no Yorinaga, kể về cuộc trò chuyện của ông với một nhân chứng chứng kiến một cuộc hành trình Bồ Đà Lạt Độ Hải, người này đã tiết lộ mức độ cầu nguyện và những sự chuẩn bị liên quan đến chuyến ra khơi đến thiên đường phía Nam:
“Có một thầy tu đơn độc ước được chu du đến Núi Fudaraku với thân xác hiện tại. Ông khắc một bức tượng Phật Kannon-Nghìn-Tay cầm trên tay một chiếc thuyền nhỏ, và trong 3 năm ông cầu nguyện để có thể đi đến được núi Fudaraku. Sau khi hoàn thành việc này, trong vòng 7 ngày ông thực hiện nghi thức để gọi gió và cơn gió Bắc linh thiên sẽ thổi. Ông lên thuyền và hướng về phía Nam với niềm vui sướng.”
"Các nhà sư mang theo bên mình những lễ vật từ cộng đồng địa phương, bằng cách này tâm hồn họ sẽ được rửa sạch, đảm bảo cho sức khỏe và hạnh phúc khi qua thế giới bên kia. Các khoản quyên góp đã gây quỹ xây dựng thuyền và khắc các bệ thờ phức tạp để trang trí. Một dòng chữ khắc đơn giản giải thích cho động cơ của họ: Hòa bình cho thế giới, được sinh ra ở một cõi tốt đẹp ở thế giới bên kia.”
Dù vậy vẫn tồn tại mặt tối của tất cả những nghi thức này. Có một ghi chép về Konkōbō, vị trụ trì thế kỷ 16 của đền Fudarakusan, người đã quá lún sâu vào cảm giác của chính mình về cơ may tìm thấy được hòn đảo thiên đường trong truyền thuyết.
Ông đáng ra phải tự nguyện nhưng vị trụ trì này lại từ chối hiến thân cho Bồ Đà Lạt Độ Hải, các vị sư khác trong ngôi đền đã không biết làm cách nào để tiến hành nghi lễ. Cuối cùng, để khôi phục truyền thống và giải quyết vấn đề, những trợ lý của trụ trì đã bỏ đi thủ tục trung gian và dìm chết vị trụ trì của họ xuống nước.
Từ thế kỷ 15 trở đi, Nhật Bản ngày càng được viếng thăm nhiều bởi thương gia và nhà thám hiểm Châu Âu, từ thế kỷ 16 và từ các nhà truyền giáo Dòng Tên thế kỷ 16 bắt đầu băng qua đảo để thử và truyền bá phúc âm của Chúa Kitô.
Mặc dù thành công của họ trong việc chuyển đổi người Nhật Bản từ Phật giáo và Thần đạo sang Kitô giáo bị hạn chế, họ đã thay đổi cảnh quan tôn giáo theo một cách đáng kể.
Với sự xuất hiện của những người ngoài nước Nhật và từ những vùng đất xa xôi, ý nghĩ Nhật Bản là rìa tuyệt đối của thế giới với một hòn đảo bí ẩn, thuộc thế giới khác ẩn nấp ở đâu đó ở phía nam ngày càng khó chấp nhận. Vào cuối thế kỷ 17, truyền thống Bồ Đà Lạt Độ Hải cũng biến mất.
- 0
- 0Bình luận