Vắc-xin bại liệt đã thay đổi thế giới như thế nào?
Những năm 1950, một thập kỉ khi mà bại liệt trở thành nỗi ám ảnh của hàng ngàn đứa trẻ thì vắc-xin bại liệt ra đời, viết tiếp một chương mới trong cuộc sống loài người. Ở thời điểm kinh khủng nhất, vào năm 1952, 60.000 trẻ em ở Mỹ bị nhiễm virus bại liệt. Hàng ngàn trong số đó bị liệt và đã có hơn 3000 trẻ tử vong. Mùa hè năm đó cũng chính là thời điểm dịch bệnh này bùng phát mạnh mẽ nhất. Căn bệnh truyền nhiễm rộng rãi phần lớn vì người bệnh tiếp xúc với phân người. Rất nhiều thị trấn vào lúc đó đã đóng cửa các hồ bơi, người xem phim được khuyên là không nên ngồi cạnh nhau để ngăn chặn bất kì loại vi trùng nào có thể lây lan. Có những người mắc bệnh không bao giờ biểu hiện triệu chứng bại liệt, nhưng cũng có rất nhiều người khi đã bị liệt chỉ còn duy nhất một lựa chọn là sống ở bệnh viện để nhận được sự trợ giúp đến hết đời.
Năm 1952, nhà virus học Jonas Salk đã cũng các đồng nghiệp của mình tại Đại học Pittsburgh đã phát minh ra vắc-xin bại liệt. Năm 1954, họ thử nghiệm nghiên cứu của mình lên một nhóm những đứa bé tại Pittsburgh, Pennsylvania. Sau đó vào năm 1955, vắc-xin này đã được đưa vào sử dụng hàng loạt. Bại liệt là một căn bệnh hiểm ác mà cả trẻ em và người lớn đều có thể mắc phải. May mắn thay, vắc-xin bại liệt cuối cùng đã loại bỏ được căn bệnh tại Mỹ, cũng chính là minh chứng cho lợi ích mà tiến bộ khoa học mang lại.
Thập niên 50, giai đoạn dịch bệnh bại liệt bùng nổ
Ở thế kỉ 20, bại liệt là một dịch bệnh khiến tất cả các bậc cha mẹ phải khiếp sợ. Đợt bùng phát đầu tiên là vào năm 1894 ở Vermont khi có 132 người nhiễm bệnh. Bại liệt sẽ tái phát theo chu kỳ và trong hàng thập kỉ sau đó, không một ai có thể tìm ra giải pháp cho căn bệnh này.
Trẻ em thường có nguy cơ nhiễm bệnh vào mùa hè và cứ vài năm sẽ có một trận dịch bùng phát khắp thị trấn. Phần lớn trong số đó sẽ khỏi bệnh nhưng những người còn, nếu không bị tê liệt tạm thời hay tàn tật vĩnh viễn thì họ sẽ chết vì căn bệnh này.
Các duy nhất để phòng ngừa chính là vắc-xin
Vì chưa có ai tìm ra cách để điều trị căn bệnh quái ác này, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là phòng tránh bệnh bằng vắc-xin.
Những người bị suy cơ có thể dùng thuốc hoặc các biện pháp trị liệu khác. Những người bị liệt có thể cần đến một chiếc máy để giúp họ thở nếu căn bệnh lan đến cổ họng và cơ ngực của người bệnh. Nếu họ không sử dụng những thiết bị hỗ trợ cho việc hô hấp, hay còn được gọi là những lá phổi sắt này, họ sẽ tử vong.
Bại liệt có thể dễ dàng lây truyền qua ho, hắt hơi và phân người
Virus bại liệt rất dễ lây lan và cư trú ở cổ họng và ruột của người bệnh. Một người khi đã nhiễm bệnh thông qua đường miệng sẽ lây cho những người khác qua phân, hắt hơi và ho. Ví dụ, nếu một người từng tiếp xúc với phân của người bệnh, sau đó chạm vào miệng của mình, thì nguy cơ mà người này nhiễm bệnh là rất cao.
Do việc lây nhiễm là vô cùng dễ dàng, căn bệnh này đặc biệt phổ biến ở trẻ em. Bại liệt có thể lây truyền qua các đồ vật, như đồ chơi. Nếu những đứa trẻ chơi với những món đồ không sạch sẽ, chúng có thể bị nhiễm virus này.
Đáng chú ý, những người một khi đã nhiễm bệnh có thể truyền bệnh ngay lập tức, ngay cả khi họ không có triệu chứng nhiễm bệnh.
Vắc-xin là biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Học sinh tại trường Tiểu học Arsenal, Pittsburgh chính là những người đầu tiên được sử dụng vắc-xin bại liệt vào ngày 23/2/1954.
Khi vắc-xin được phân phối đến Mỹ, số người bị nhiễm virus bại liệt giảm đáng kể. Vào đầu những năm 1950, có khoảng 20000 trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận mỗi năm. Nhưng đến năm 1960, con số đó đã giảm xuống chỉ còn 2525. Đến năm 1965, chỉ còn 61 trường hợp mắc bệnh này. Năm 1979, một nhóm người Amish ở Trung Tây bị nhiễm bệnh, đây cũng chính là những ca mắc bại liệt cuối cũng ở nước Mỹ.
99% trẻ được sử dụng vắc-xin được bảo vệ khỏi căn bệnh này
Nhờ có tiêm chủng, phía Tây bán cầu đã loại bỏ bệnh bại liệt vào năm 1994. Chỉ còn một số quốc gia ngày nay vẫn đang đối mặt với dịch bệnh này như Afghanistan và Pakistan.
Tại Mỹ, trẻ em thường được tiêm vắc-xin bại liệt khi chúng được hai và bốn tháng tuổi. Sau đó, trước khi vào tiểu học, chúng sẽ được tiêm thêm hai mũi bổ sung. Nhờ việc này, 99 trên 100 đứa trẻ được tiêm vắc-xin có thể phòng ngừa căn bệnh này.
95% người nhiễm bệnh không có bất kì triệu chứng gì
Hầu hết những người mắc bại liệt không có dấu hiệu của bệnh. 95% người bệnh được xem là không có triệu chứng. 5% còn lại được chia thành ba loại: bệnh nhẹ không liên quan đến hệ thần kinh trung ương, bệnh nặng liên quan đến hệ thần kinh trung ương gây liệt và không gây liệt.
Loại thứ nhất có thể được nhận biết bởi các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau họng, buồn nôn và tiêu chảy. Những người bệnh nặng liên quan đến hệ thần kinh trung ương nhưng không gây liệt cũng có những triệu chứng như trên, nhưng thêm vào đó là các biểu hiện liên quan đến hệ thần kinh như nhảy cảm với ánh sáng và cứng cổ.
Và loại quái ác nhất chính là bệnh nặng liên quan đến hệ thần kinh trung ương gây liệt, cho dù những trường hợp này là khá hiếm. Sau khi bị nhiễm virus, người bệnh sẽ cảm thấy đau cơ cùng những cơn co thắt. Hầu hết trong số họ có thể hồi phục hoàn toàn, gần 2% còn lại sẽ bị yếu cơ hoặc tệ hơn là bại liệt. Theo CDC, cứ 200 người mắc bệnh thì sẽ có 1 người bị liệt.
Tổng thống Franklin D. Roosevelt mắc bệnh bại liệt
Tổng thống Franklin D. Roosevelt cũng là một nạn nhân của dịch bệnh này vào năm ông 39 tuổi. Dù ông đã cố gắng che giấu việc mình bị liệt trước công chúng, ông vẫn phải sử dụng xe lăn.
Đầu những năm 1950, nữ diễn viên Mia Farrow đã phải nằm viện trong 8 tháng vì nhiễm phải virus bại liệt và bà chỉ có thể thở được nhờ sự trợ giúp của “lá phổi sắt”. Các diễn viên Alan Alda và Donald Sutherland, nhạc sĩ Itzhak Perlman, Neil Young, và Joni Mitchell cũng là nạn nhân của căn bệnh này.
- 0
- 0Bình luận