Nhân Valentine, khám phá chuyện tình thú vị của 10 cặp đôi quyền lực nhất trong lịch sử loài người
Alexander Đại đế và Hephaestion
Không chỉ là những người bạn thân thiết từ thưở ấu thơ, Alexander Đại đế và Hephaestion còn là bằng hữu ăn ý trong suốt cả đời mình . Nhiều nhà sử học tin rằng giữa hai người này còn từng tồn tại một mối quan hệ cao hơn mức tình bạn, nhưng cuộc phiêu lưu tình ái của đôi bên phải chấm dứt khi mỗi người phải tự lập gia đình riêng.
Kể cả vậy, Hephaestion vẫn luôn được Alexander coi là người tư vấn đáng tin cậy trong suốt sự nghiệp của mình. Cái chết bất ngờ của ông vào năm 324 TCN khiến Alexander không khỏi đau buồn và công khai bộc lộ sự thương tiếc dành cho bạn mình. Nhiều người nói, về vẻ ngoài trông họ rất giống nhau, đến mức khó mà phân biệt được.
Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra và nhà độc tài La Mã Julius Caesar
Vào năm 48 B.C., khi Cleopatra vẫn còn là một cô gái 21 tuổi và vướng vào cuộc chiến tranh giành ngai vàng Ai Cập với em trai mình thì Julius Caesar, người hơn bà đến 31 tuổi đang nổi tiếng khắp La Mã trong vai trò một chính trị gia có tài. Vị nữ hoàng thông minh này đã tìm cách gặp ông khi tự cuộn mình trong tấm thảm và cho người vận chuyển nó đến La Mã.
Khi đến nơi, bà mới tiết lộ thân phận thật của mình và yêu cầu thành lập liên minh giữa hai bên: quân đội mà Caesar đang nắm trong tay sẽ giúp Cleopatra giành lấy ngai vàng, còn bà sẽ hỗ trợ tài chính để giúp Caesar trở lại vũ đài chính trị ở Rome.
Bị say mê và bị thuyết phục trước người con gái này, Caesar chấp nhận yêu cầu của cô và đồng thời trở thành tình nhân của vị nữ hoàng tương lai.
Chuyện tình của hai người cang thêm thăng hoa khi bà sinh cho ông một đứa con trai, nhưng vụ ám sát Caesar năm 44 TCN lại đặt dấu chấm hết cho tất cả.
Hoàng hậu Theodora và Hoàng đế Đông La Mã Justianian I
Bà là một diễn viên kịch giải nghệ, ông là thường dân nhưng chắc ít ai ngờ, hai người này sau đó đã trở thành Theodora và Justinian I, những người đã cai trị Đế chế Đông La Mã vào thế kỷ thứ 6.
Cùng nhau, họ đã dập tắt các cuộc bạo loạn Nika, tiên phong trong việc bổ sung quyền cho phụ nữ và cho xây dựng nhiều địa danh mang tính biểu tượng của Constantinople, chẳng hạn như Thánh đường Hagia Sophia.
Nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella và Hoàng đế Ferdinand
Cuộc hôn nhân kéo dài 35 năm của Isabella xứ Castille và Ferdinand II xứ Aragon mà đi cùng với đó việc hợp nhất quân đội của hai người này là tác nhân quan trọng, biến Tây Ban Nha thành một cường quốc trong thế kỷ 15.
Họ thống nhất cả về chính trị và tôn giáo trên khắp đất nước Tây Ban Nha, hạ gục thành trì Hồi giáo cuối cùng ở Tây Âu và mở ra thời đại của các cuộc viễn chinh khi ủng hộ chuyến thám hiểm của Christopher Columbus, đặt nền móng cho Đế quốc Tây Ban Nha.
Hoàng đế Ấn Độ Shah Jahan và Hoàng hậu Mumtaz Mahal
Vị hoàng đế của vương triều Mughal Shah Jahan được biết đến với những công trình kiến trúc đầy tính biểu tượng được xây dựng theo yêu cầu của ông.
Nổi tiếng nhất trong đó phải kể đến Taj Mahal, biểu tượng tình yêu vĩnh cửu của Ấn Độ. Lâu đài này được xây dựng để tôn vinh Hoàng hậu Mumtaz Mahal, người vợ thứ ba của Shah Jahan.
Năm 1612, Shah Jahan kết hôn với Mumtaz Mahal và từ đó, hai người ở bên nhau không rời. Năm 1631, bà bất ngờ qua đời khi sinh con khiến vị hoàng đế si tình yêu cầu xây dựng Taj Mahal như một lăng tẩm hoành tráng để tưởng nhớ người vợ thương yêu của mình.
Hoàng đế Pháp Napoleon và Hoàng hậu Josephine
Trước khi đến với Napoleon, Madame de Beauharnais mới trải qua cuộc hôn nhân không hạnh phúc và lỡ hẹn với chiếc máy chém vào năm 1794.
Một thập kỷ sau, bà được đưa vào sử sách với cái tên Josephine, hoàng hậu nước Pháp và là vợ Napoleon Bonaparte. Hai người cùng nhau cai trị đế chế Pháp rộng lớn dù cả hai mới chỉ quen nhau.
Napoleon sau đó đã ly dị với bà vào năm 1810 vì Josephine không thể có con, nhưng giữa họ vẫn duy trì quan hệ tốt đẹp. Người ta kể lại rằng khi ông qua đời vào năm 1821, những lời cuối cùng của Napoleon là “Pháp, quân đội, thống chế quân đội, Josephine”.
Nhà hoạt động chính trị Frederick Douglass và Anna Murray
Nhà hoạt động hàng đầu của phong trào bãi nô, Frederick Doulass chỉ tìm thấy sự bình yên trong vòng tay của vợ mình, Anna Murray giữa muôn vàn biến động của thời cuộc.
Sinh ra ở Maryland, Anna và 12 anh chị em của bà đều được sinh ra là một người tự do khi cha mẹ được giải phóng khỏi ách nô lệ. Năm 17 tuổi, bà chuyển đến Baltimore tuổi để kiếm tiền. Năm 1838, Anna gặp Frederick, một thanh niên bị bắt làm nô lệ.
Hai người nhanh chóng phải lòng nhau và bà giúp ông trốn thoát để tìm đến tự do ở New York. Họ gom toàn bộ tiền và của cải có được rồi cùng đi đến khu vực phía Bắc, nơi không còn chế độ nô lệ và kết hôn với nhau tại đó.
Hai người sau đó cùng viết sách, vận động tuyên truyền và còn mở một trạm dừng chân trên tuyến hỏa xa ngầm, một mạng lưới bao gồm đường chạy trốn và nơi trú ẩn bí mật cho các nô lệ khắp nước Mỹ.
Nhà khoa học Pháp Pierre Curie và Marie Curie
Hơn cả một cặp đôi hạnh phúc trong hôn nhân, Marie và Pierre Curie còn là bộ đôi nhà khoa học nổi tiếng nhất lịch sử. Hai người gặp nhau vào năm 1891 khi cùng đi học ở Đại học Sorbonne ở Paris, Pháp.
Bị ấn tượng bởi cả chuyên môn và tính cách của nhau, hai bên kết hôn vào năm 1895. Sau tuần trăng mật quanh vùng nông thôn Pháp, hai người cùng quay trở lại phòng thí nghiệm và tiến hành công việc nghiên cứu khoa học. Nỗ lực của Marie và Pierre đã được đền đáp với giải thưởng Nobel năm 1903 nhờ tìm ra chất phóng xạ radium.
Nhà văn Mỹ Gertrude Stein và bạn đời Alice B.Toklas
Cặp đôi đã có tình cảm với nhau khi Alice Toklas chuyển đến Pháp vào năm 1907 và gặp gỡ Stein, một nhà viết kịch, nhà thơ, và tiểu thuyết gia nổi tiếng, đã sống ở Paris từ năm 1903.
Hai người phụ nữ chuyển đến sống cùng nhau và dành cả cuộc đời mình tại 27 rue de Fleurus. Phòng khách của cặp đôi này đã từng tiếp đón nhiều nhân vật có ảnh hưởng của hội họa và văn học đương đại như Picasso, Hemingway, Matisse và cả Fitzgerald.
Họa sĩ Mexico Frida Kahlo và Diego Rivera
Hai trong số những nghệ sĩ thị giác quan trọng nhất của thế kỷ 20, Frida Kahlo và Diego Rivera lại bị hấp dẫn bởi những điểm trái ngược của nhau. Họ kết hôn với nhau vào năm 1929 khi Frida mới chỉ 22 tuổi và còn Diego bước sang tuổi 42. Cuộc hôn nhân này bị gia đình Frida phản đối kịch liệt vì chồng bà quá nhiều tuổi còn bà quá "thấp bé nhẹ cân" so với chồng.
Biệt danh của họ là "Voi và bồ câu“. Đúng như với tên gọi của mọi người, tác phẩm của Rivera đều to như voi với các tấm tranh tường và bích họa lớn, còn Kahlo lại là bậc thầy trong các bức chân dung khổ nhỏ, đặc biệt chú trọng đến chi tiết.
Dù quan hệ của hai người cũng trải qua nhiều sóng gió nhưng họ vẫn luôn là tình yêu vĩnh cửu trong lòng nhau.
- 0
- 0Bình luận